Bài giảng Lịch sử 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?

pptx 23 trang thanhhuong 17/10/2022 9400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_2_dua.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?

  1. BÀI 2. DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ? Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Phân biệt được các nguồn tư liệu chính: hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc, - Trình bày được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu đó. 2. Về kĩ năng, năng lực Biết thực hành sưu tầm, phân tích, khai thác một số nguồn tư liệu đơn giản, phát triển kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học. 3. Về phẩm chất Bồi dưỡng các phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ thông qua hoạt động thực hành sưu tầm, phân tích và khai thác một số tư liệu lịch sử.
  2. - Trong hình là mặt trống đồng Ngọc Lũ - một hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Đông Sơn nổi tiếng của Việt Nam. - Hoa văn trên mặt trống mô tả phần nào đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Việt cổ. - Hình ảnh giúp chúng ta có những suy đoán về đời sống vật chất, tinh thần của người xưa. => Đây là những tư liệu quý để nghiên cứu về quá khứ của người Việt cổ cũng như nền văn minh Việt cổ,
  3. 1. Tư liệu hiện vật
  4. Nến móng nhà, các lỗ chân cột gỗ, đường cống tiêu, thoát nước, giếng nước và nhiều di vật như gạch “Giang lây quân,’đầu ngói ống trang trí hình thú, ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung, được khai quật ở di tích Hoàng thành Thăng Long đều là những tư liệu hiện vật quý giá, là minh chứng sinh động cho bề dày lịch sử - văn hoá của Hoàng thành Thăng Long, chứng tỏ nơi đây đã từng là một kinh đô sầm uất của nước ta. Ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung cho thấy một cách trực quan những hoa văn tinh xảo được khắc trên đó, chứng tỏ trình độ kĩ thuật đã phát triển, đời sống tinh thần phong phú của người xưa, nhưng đó chỉ là hiện vật “câm” và thường không còn nguyên vẹn và đầy đủ, ).
  5. Sau khi qua sát các hình trên, em hiểu thế nào là tư liệu hiện vật? Chúng có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta?
  6. Mộ chôn người chết
  7. Đồ gốm
  8. Hãy kể thêm một số tư liệu hiện vật mà em biết? Rìu đá Hoa Lộc (cách đây 4.000 – 3.500 năm)
  9. Vạn lý trường thành (Trung Quốc)
  10. 2. Tư liệu chữ viết
  11. - Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc. - Nguồn tư liệu này cho chúng ta biết tương đối đầy đủ về các mặt đời sống trong quá khứ của con người. Nó đánh dấu loài người đã bước vào thời đại văn minh, tách hẳn loài người khỏi các loài động vật cao cấp khác. Nhờ có chữ viết, mọi sự việc trong đời sống cho đến những suy nghĩ, tư tưởng, của con người có thể đều được ghi chép lại và lưu giữ cho muôn đời sau. Tuy nhiên, tư liệu chữ viết thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.
  12. Hình 4. Những tấm bia ghi tên những người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) được xem là tư liệu chữ viết vì: trên bia có ghi chép (một cách khách quan) tên của những người đỗ Tiến sĩ trong các khoa thi từ thời Lê sơ đến thời Lê trung hưng (1442 - 1779). Qua đó, các nhà sử học biết được những thông tin quan trọng về các vị tiến sĩ của nước nhà cũng như về nền giáo dục nước ta thời kì đó.
  13. Lúc đầu chỉ là những kí hiệu rời rạc, sau đó mới được chắp nối, ghép hoàn chỉnh và tuân theo những quy tắc (ngữ pháp) nhất định. Để hiểu về lịch sử ra đời của chữ viết, HS sẽ được tìm hiểu kĩ hơn trong Chương 3. Xã hội cổ đại.
  14. Chữ tượng hình Ai Cập cổ khắc Bảng chữ cái tượng trên lăng mộ vua Ram-xét VI Hình Ai Cập cổ
  15. Nội dung cần nhớ: - Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc. Nguồn tư liệu này cho chúng ta biết tương đối đầy đủ về các mặt đời sống trong quá khứ của con người.
  16. Giao nhiệm vụ về nhà: - Học thuộc nội dung ghi bài. - Làm bài tập: viết 1 đoạn văn giới thiệu ngắn gọn một hiện vật lịch sử mà em yêu thích. - Xem tiếp Bài 2. “Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?” mục 3, 4: tư liệu truyền miệng và tư liệu gốc. - Tìm hiểu trước các câu hỏi luyện tập và vận dụng.