Bài giảng Toán 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 53: Luyện tập chung (Phân môn số học) - Năm học 2023-2024

docx 10 trang Minh Tâm 28/12/2024 1520
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Toán 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 53: Luyện tập chung (Phân môn số học) - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_toan_6_ket_noi_tri_thuc_tiet_53_luyen_tap_chung_ph.docx

Nội dung text: Bài giảng Toán 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 53: Luyện tập chung (Phân môn số học) - Năm học 2023-2024

  1. Ngày soạn: 21/01/2024 Ngày dạy: 23/01/2024 TIẾT 53 LUYỆN TẬP CHUNG Môn học: Toán 6 (phân môn Số học) Thời gian thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Củng cố, rèn luyện kiến thức, kỹ năng về: • Quy tắc bằng nhau của hai phân số tính chất cơ bản của phân số • Quy đồng mẫu nhiều phân số • Rút gọn phân số, • So sánh phân số; • Hỗn số dương: • Vận dụng phân số trong một số bài toán thực tiễn. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá - Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học. - Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán. - Mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học thông qua các bài toán thực tiễn gắn với Phân số, các tính chất của phân số. 1
  2. - Giao tiếp toán học: Trình bày, phát biểu được các khái niệm, các bước thực hiện rút gọn, quy đồng phân số. - Giải quyết vấn đề toán học: Sử dụng các khái niệm, tính chất của phân số, hai phân số bằng nhau để tìm số chưa biết, rút gọn và quy đồng phân số. 3. Phẩm chất - Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng. - Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. - Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn. - Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: sgk, giáo án, máy chiếu, bảng phụ, phấn màu, bút dạ, nam châm. 2. Đối với học sinh: vở ghi, sgk, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (11ph) a) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và trả lời b) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Sơ đồ tư duy của HS: - GV yêu cầu HS trình bày sơ đồ tư duy đã được làm ở nhà. - GV cho HS trả lới câu hỏi trắc nghiệm thông qua trò chơi “Hộp quà bí mật”. 2
  3. 18 Câu 1: Rút gọn phân số về phân số 32 tối giản và có mẫu dương là: ―9 9 A. B. 16 16 9 ―9 C. D. ―16 ―16 20 30 Câu 2: So sánh hai phân số và ta 30 45 Đáp án câu hỏi trắc nghiệm: được: 20 30 20 30 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 A. 30 45 sánh được 1 Câu 3: Đưa hỗn số thành phân số, 413 ta được phân số là: 53 5 A. B. 13 13 1 18 C. D. 3 13 15 Câu 4: Đưa phân số về hỗn số ta 8 được: 1 5 B. A. 1 5 8 8 7 1 C. 1 D. 1 8 4 3
  4. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, nhớ lại kiến thức, giơ tay phát biểu và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Bài học này sẽ giúp các em có thể củng cố và bổ sung các kĩ năng cần thiết để thực hiện xử lý các bài toán nhanh và chính xác hơn”. ⇒ Luyện tập chung. 2. Hoạt động 2: Luyện tập (14ph) a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố các kiến thức về rút gọn, quy đồng, so sánh phân số. b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Dạng 1 : Rút gọn, quy đồng, so sánh * Dạng 1 : Rút gọn, quy đồng, so phân số. sánh phân số. Ví dụ 1 – SGK (T. 13) 1 4 50 - GV yêu cầu HS hoạt động hoàn Cho các phân số : ; và . thành Ví dụ 1 – SGK (T. 13) và bài 5 120 60 4 4:4 1 50 ( 50):10 5 tập 6.14 – SGK (T.14). a) 120 = 120:4 = 30; 60 = 60:10 = 6 4
  5. 1 1 - GV đặt câu hỏi giúp học sinh gợi b) Quy đồng mẫu các phân số: ; và nhớ và củng cố lại kiến thức đã học: 5 30 5 Ví dụ 1 – SGK (T. 13) 6 1 4 50 Cho các phân số : và . 5;120 60 BCNN (5, 30, 6) = 30 nên ta có: a) Rút gọn các phân số trên. 1 1.6 6 5 ( 5).5 25 1 b) Quy đồng các phân số vừa nhận 5 = 5.6 = 30; 6 = 6.5 = 30 ;30 được. 25 1 6 c) Sắp xếp các phân số theo thứ tự c) Vì -25 < 1 < 6 nên . 30 < 30 < 30 từ bé đến lớn. 50 4 1 Do đó: . + Quan sát các phân số trên, có phân 60 < 120 < 5 số nào có mẫu âm không ? Có phân Vậy các phân số được sắp xếp theo thứ số nào tối giản không ? 50 4 1 tự từ bé đến lớn là: ; ; . + Chúng ta phải rút gọn những phân 60 120 5 số nào ? + Nêu cụ thể các phân số vừa nhận được ? + Để quy đồng các phân số cần phải đi tìm cái gì ? + Làm thế nào để tìm được mẫu số chung của các phân số trên ? + Hãy xác định thừa số phụ của từng phân số. + Để sắp xếp được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm thế nào ? + Muốn so sánh các phân số ta phải làm thế nào ? - GV gọi một số HS đứng tại chỗ trả lời. - GV yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện phần rút gọn phân số, 1 HS lên bảng 5
  6. thực hiện phần quy đồng phân số, 1 HS đứng tại chỗ sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. - GV nhận xét và chốt đáp án. - GV hướng dẫn HS làm bài 6.14 – SGK (T.14) về nhà làm : Bài 6.14 – SGK (T.14) Quy đồng mẫu các phân số sau : Bài 6.14 – SGK (T.14) 5 ―3 ―8 BCNN (7, 21, 15) = 105 nên ta có: ; ; 7 21 15 5 5.15 75 ―3 ( ―3).5 ―15 = = ; = = Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS 7 7.15 105 21 21.5 105 quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận ―8 ( ―8).7 ―56 nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu = = 15 15.7 105 cầu. - GV quan sát và hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác. - GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải khi thực hiện giải bài tập. 3. Hoạt động 3: Vận dụng (20ph) a. Mục tiêu: 6
  7. - Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng thực tế để nắm vững kiến thức. - HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống, vận dụng kiến thức vào thực tế, rèn luyện tư duy toán học qua việc giải quyết vấn đề toán học b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: *Dạng 2: Toán thực tế. * Dạng 2: Toán thực tế. Ví dụ 2 – SGK (T.13) - GV yêu cầu HS hoàn thành Ví dụ 2 – SGK (T.13). Bố dẫn Mai đến cửa hàng văn phòng để mua bút. Cửa hàng có hai loại: hộp 12 cái bút cùng loại có giá bán 75 nghìn đồng; hộp 15 cái bút cùng loại có giá bán 88 nghìn đồng. Bố Mai khuyên nên chọn mua hộp 15 cái bút vì rẻ hơn. Em hãy giúp Mai giải thích lời khuyên của bố. - GV đặt câu hỏi giúp học sinh gợi nhớ và củng cố lại kiến thức đã học: + Để chọn được hộp bút rẻ hơn chúng ta phải so sánh yếu tố nào? + Nên so sánh giá của một hộp bút mỗi loại? Hãy so sánh giá của một chiếc bút mỗi loại? + GV yêu cầu HS hoàn thành bảng phụ sau: 7
  8. Cách 2: → HS thực hiện quan sát và thực hiện Ví dụ 2 theo hướng dẫn trong SGK để nắm chắc phương pháp làm bài. - GV lưu ý cho HS khi tính so sánh hai phân số. → GV đưa ra một cách khác để so sánh được giá của một chiếc bút mỗi loại. + Các nhóm thảo thuận, thống nhất đáp 6.15 – SGK (T.14) án và cử đại diện lên bảng trình bày bài giải. + Các nhóm khác lắng nghe, quan sát cho ý kiến nhận xét. + GV chữa bài và chốt đáp án. + GV hướng dẫn bài 6.15 – SGK (T.14) yêu cầu HS về hoàn thành. Tính đến hết ngày 31-12-2019, tổng diện tích đất có rừng trên toàn quốc là * Dạng 3: Tìm số chưa biết. khoảng 14 600 000 hecsta, trong đó diện Ví dụ 3 – SGK (T.14). tích rừng tự nhiên khoảng 10 300 000 11 hecsta, còn lại là diện tích rừng trồng. Vì nên 10 = 5 .5 = 10.( ― 11) Hỏi diện tích rừng trồng chiếm bao 10.( 11) Suy ra: nhiêu phần tổng diện tích đất có rừng = 5 = ―22 trên toàn quốc? Vậy = ―22. * Dạng 3: Tìm số chưa biết. 8
  9. - GV yêu cầu HS hoàn thành Ví dụ 3 – SGK (T.14). 11 Tìm số nguyên , biết: 10 = 5 - GV đặt câu hỏi giúp học sinh gợi nhớ và củng cố lại kiến thức đã học: 11 + Có chúng ta sẽ áp dụng kiến 10 = 5 thức gì để làm bài? + GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời. + GV chia lớp ra 6 nhóm để thực hiện hoạt động nhóm: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở. - HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. 9
  10. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm trong bài Luyện tập chung. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Xem lại các dạng bài tập đã chữa - Hoàn thành các bài tập: 6.16, 6.17, 6.18, 6.20 – SGK (T.14). - Đọc trước bài “ Phép cộng và phép trừ phân số” 10