Bài giảng Toán học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 29, Bài 13: Tập hợp các số nguyên (Tiết 1)

pptx 33 trang thanhhuong 11/10/2022 8900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Toán học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 29, Bài 13: Tập hợp các số nguyên (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_toan_hoc_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tiet_29.pptx

Nội dung text: Bài giảng Toán học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 29, Bài 13: Tập hợp các số nguyên (Tiết 1)

  1. CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY
  2. Số âm được cho là lần đầu xuất hiện trong khoảng từ năm 202 trước công nguyên đến năm 220. Số dương và số âm dùng để biểu thị các đại lượng đối lập nhau. Người ta cũng coi số âm là kết quả của việc lấy số nhỏ trừ đi số lớn. Chương này sẽ giúp các em tìm hiểu về số nguyên âm, số nguyên dương và các quy tắc tính toán liên quan đến số nguyên dương nói chung. Nếu hiểu rõ về số âm, các em sẽ thấy số âm không có bí ẩn. Trái lại số âm còn làm cho thế giới các con số thêm thú vị và hữu ích.
  3. Số nguyên Gồm 5 bài học và các tiết luyện tập, ôn tập: 1 Bài 13. Tập hợp các số nguyên 2 Bài 14.Phép cộng và phép trừ số nguyên 3 Bài 15.Quy tắc dấu ngoặc 4 Bài 16. Phép nhân số nguyên 5 Bài 16. Phép chí hết. Ước và bội của một số nguyên
  4. Quan sát hình 3.1 và 3.2, các em thấy ngoài các số quen thuộcQuannhưsát hình2 hay3.1 10 và còn3.2có emcác số với dấu “-” đằngthấy nhữngtrước, đóconlà sốcáctrongsố âm2 . Vậy số âm có ý nghĩahìnhgìcótronggì đặcđờibiệtsống? và có quan hệ gì với các số đã học?
  5. Chương III: Số nguyên Bài 13: Tập hợp các số nguyên
  6. 1. Làm quen với số nguyên âm HĐ1 Số -3 đọc là “âm 3”. Tương tự hãy đọc các số âm trên bản đồ thời tiết H 3.1, H3.2? HĐ2 Bằng cách sử dụng dấu “-”, hãy viết các số âm được nói đến trong hình 3.3
  7. 1. Làm quen với số nguyên âm - Các số tự nhiên (khác 0) 1; 2; 3; 4 còn được gọi là các số nguyên dương. - Các số -1; -2; -3; gọi là các số nguyên âm. - Tập hợp số nguyên kí hiệu là Z, gồm các số nguyên âm, số 0, số nguyên dương.
  8. 1. Làm quen với số nguyên âm * Chú ý: - Số 0 không là số nguyên dương cũng không là nguyên âm. - Đôi khi ta còn viết thêm dấu “+” ngay trước một số nguyên dương. Chẳng hạn số 6 còn viết là +6.
  9. Luyện tập 1 a)Viết ba số nguyên dương và ba số nguyên âm; b)Đọc các số mà em đã viết.
  10. Hãy lấy hai ví dụ tương tự? ? Khi được hỏi còn tiền không, Nam hóm hỉnh đáp: “ Mình còn âm mười nghìn đồng”. Em hiểu câu nói đó của nam có nghĩa gì? Nam nói mình còn âm mười nghìn nghĩa là nam nợ mười nghìn.
  11. Bài 3.1. Mỗi nhiệt kế sau chỉ bao nhiêu độ C? Giải -90C; 300C; 00C; -210C
  12. PHIẾU HỌC TẬP 1 Bài 3.2. Hãy sử dụng số nguyên âm dể diễn tả lại ý nghĩa của các câu sau đây a) Độ sâu trung bình của vịnh Thái Lan khoảng 45m và độ sâu lớn nhất là 80m dưới mực nước biển. b) Mùa đông ở Siberia (Nga) dài và khắc nghiệt, với nhiệt độ trung bình tháng 1 là 250C dưới 00C. c) Năm 2012, núi lửa Harve (Bắc New Zealand) phun ra cột tro từ độ sâu 700m dưới mực nước biển.
  13. a) Độ cao trung bình của vịnh Thái Lan là - 45m và độ cao thấp nhất là -80m. b) Mùa đông ở Siberia (Nga) dài và khắc nghiệt, với nhiệt độ trung bình tháng 1 là - 250C. c) Năm 2012, núi lửa Harve (Bắc New Zealand) phun ra cột tro từ độ cao -700m.
  14. PHIẾU HỌC TẬP 2 Ông M nhận được hai tin nhắn từ một ngân hàng với nội dung như sau: “Tài khoản 010. Số tiền giao dịch +160 000 ” “Tài khoản 010. Số tiền giao dịch -4 000 000 ” Em hãy giải thích ý nghĩa của số âm và số dương trong mỗi tin nhắn trên.
  15. Trả lời 1. “Số tiền giao dịch +160 000” nghĩa là số tiền vào là 160 000. 2. “Số tiền giao dịch -4 000 000 ” nghĩa là số tiền ra là 4 000 000.
  16. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập lại kiến thức về số nguyên, cách đọc số nguyên âm, số nguyên dương. - Đọc trước phần 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên. - Làm bài tập 3.1; 3.2/SBT/48.