Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 6 - Năm học 2023-2024
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 6 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_thi_giua_hoc_ki_1_mon_lich_su_6_nam_hoc_2023_202.docx
Nội dung text: Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 6 - Năm học 2023-2024
- 1. Lịch sử là gì? - Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ. - Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện trên trái đất cho đến ngày nay. 2. Vì sao phải học lịch sử - Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ, tìm hiểu về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ và mở rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại. - Học lịch sử để đúc kết những bài học kinh nghiêm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống trong tương lai. 3.Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử a. Tư liệu hiện vật - Là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ lại. VD: Ngói úp ở Hoàng Thành 1
- Trống đồng b. Tư liệu chữ viết - Là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, chữ được khắc trên bia đá VD: - Các cuốn sách viết về lịch sử. - Bia khắc chữ: 2
- c. Tư liệu truyền miệng - Là những câu chuyện dân gian: truyền thuyết, thần thoại, cổ tích được kể từ đời này sang đời khác. VD: Truyền thuyết Hồ gươm - Truyền thuyết Thánh Gióng d. Tư liệu gốc - Là những tư liệu cung cấp thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất 4. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử? - Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó. - Người xưa đã tạo ra nhiều cách đo thời gian khác nhau. 5. Các cách tính thời gian trong lịch sử - Người xưa đã nghĩ ra cách làm lịch: + Âm lịch: được tính theo chu kì chuyển động của mặt trăng quay quanh trái đất. 3
- + Dương lịch: được tính theo chu kì chuyển động của trái đất quay quanh mặt trời (còn gọi là công lịch). Chúa Giê Su ra đời TCN 1 SCN (+) CN ( - ) {thập kỉ: 10 năm; thế kỉ (100 năm), thiên niên kỉ (1000 năm)}. - Ở Việt Nam, Công lịch được dùng trong các cơ quan nhà nước, tuy nhiên âm lịch vẫn được dùng cho văn hoá và tâm linh, bởi vậy trên tờ lịch đều ghi rõ 2 ÂL và DL. 6. QUÁ TRÌNH TIẾN HOÁ TỪ VƯỢN NGƯỜI THÀNH NGƯỜI - Quá trình chuyển biến từ vượn thành người trải qua 3 giai đoạn chính: vượn cổ=> người tối cổ=> người tinh khôn - Người tối cổ ở nhiều nơi trên thế giới và thời gian tồn tại khác nhau. - Người tinh khôn xuất hiện và tồn tại cùng với nhiều “anh em” của họ và trong quá trình tiến hoá, Người tinh khôn là loài duy nhất tồn tại và phát triển. - Các nhà khoa học tìm thấy các bộ xương người hóa thạch và xác định được niên đại chứng tỏ con người đã xuất hiện trên trái đất cách đây hàng triệu năm, đập tan những quan điểm duy tâm về nguồn gốc loài người (do một đấng thần linh nào đó sáng tạo ra) 7.Các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thuỷ - Xã hội nguyên thuỷ kéo dài hàng triệu năm - Người nguyên thuỷ đã tổ chức xã hội của mình từ bầy người nguyên thuỷ chuyển sang công xã thị tộc. - Bầy người nguyên thuỷ: + Là tổ chức xã hội sơ khai đầu tiên của loài người, có người đứng đầu, có sự phân 4
- công lao động giữa nam và nữ, + Biết chế tạo công cụ lao động bằng đá, được ghè đẽo thô sơ. + Đời sống dựa vào săn bắt, hái lượm, biết tạo ra lửa. Sống trong hang động. - Công xã thị tộc: + Gắn liền với sự xuất hiện của Người tinh khôn (khoảng 15 vạn năm trước). + Công cụ lao động đã được mài cho sắc bén và đẹp hơn; chế tạo cung tên, làm đố gốm, dệt vải, đặc biệt đã biết đến trồng trọt và chăn nuôi. + Biết chế tạo, sử dụng đổ trang sức, sáng tạo nghệ thuật (vẽ tranh trên vách hang đá, ). Đã có tục chôn người chết và đời sống tâm linh. + Tổ chức xã hội: Công xã thị tộc gồm 2, 3 thế hệ, có cùng dòng máu, làm chung và hưởng chung. Nhiều thị tộc họ hàng, sống cạnh nhau tạo thành bộ lạc. => Lao động giúp con người phát triển trí thông minh, đôi bàn tay con người cũng dần trở nên khéo léo, cơ thể cũng dần biến đổi để thích ứng với các tư thế lao động giúp con người người từng bước tự cải biển mình và làm cho cuộc sống phong phú hơn 8.Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam. - Về đời sống vật chất: + Sống chủ yếu trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều lợp bằng cỏ khô hay lá cây. + Nguồn thức ăn bao gồm cả những sản phẩm săn bắn, hái lượm và tự trồng trọt, chăn nuôi. - Về đời sống tinh thần: + Trong các di chỉ, người ta đã tìm thấy nhiều viên đất nung có dùi lỗ và xâu thành chuỗi, nhiều vỏ ốc biển được mài thủng, có thể xâu dây làm đồ trang sức, những bộ đàn đá, vòng tay, Hoa văn trên đồ gốm cũng dần mang tính chất nghệ thuật, trang trí. + Trong nhiều hang động, người ta đã phát hiện các mộ táng, có chôn theo công cụ và đồ trang sức. 5
- 9.Sự tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam a. Sự xuất hiện kim loại -Thời gian xuất hiện: khoảng 4000 năm trước. - Địa điểm: Địa bàn trên khắp cả nước. b.Sự phân hóa và tan rã của xã hội nguyên thủy -Địa bàn cư trú mở rộng -Nghề nông phát triển. -Tập trung dân cư ở ven các con sông lớn. -Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Là cơ sở cho sự xuất hiện các quốc gia sơ kì đầu tiên ở Việt Nam. 10.NHỮNG DẤU TÍCH CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TỪ VƯỢN THÀNH NGƯỜI Ở ĐÔNG NAM Á VÀ VIỆT NAM -Ở Đông Nam Á: Mian ma; Thái Lan, Việt Nam. Inđonexia - Philippin, Malayxia ⇨ Đông Nam Á là một trong những chiếc nôi của loài người -Ở Việt Nam: Núi Đọ, An Khê, Xuân Lộc, Thẩm Khuyên, Thẩm Ha -> Là một trong những chiêc nôi của loài người ⇨ quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam diễn ra liên tục. 11.SỰ PHÁT HIỆN RA KIM LOẠI VÀ BƯỚC TIẾN CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ * Sự phát triển kim loại: - Khoảng 3.500 năm trước Công Nguyên người Lưỡng Hà và Ai Cập đã biết dùng đồng đỏ. Khoảng 2.000 năm trước Công Nguyên đồng thau đã phổ biến ở nhiều nơi. Khoảng 1.500 trước Công Nguyên, kỹ nghệ đúc đồng đã phát triển mạnh. Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, đồ sắt ra đời 6
- *Sự thay đổi trong đời sống vật chất( Vai trò của kim loại) - Với kim loại con người chế tạo được nhiều loại công cụ sắc bén (cày cuốc giao găm, mũi tên ), nhiều loại đồ đựng (bình vò) và cả đồ trang sức - Đẩy mạnh sản xuất, nhiều ngành sản xuất mới ra đời: nông nghiệp dùng cày, chăn nuôi, nghề luyện kim, trao đổi . - Sản xuất phát triển, tạo ra của cải ngày càng nhiều, người ta làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa Sự thay đổi trong đời sống xã hội Kim loại xuất hiện- sản xuất phát triển: + Chế độ phụ hệ thay cho mẫu hệ + Xã hội xuất hiện người giàu- người nghèo + Mối quan hệ giữa người với người thay đổi, quan hệ bất bình đẳng thay cho quan hệ bình đẳng. + Quá trình này diễn ra không đồng đều trên thế giới, sự phân hoá xã hội có nơi diễn ra triệt để, có nơi không triệt đề (tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể). 7