Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn GDCD 6 - Trường THCS Hoàng Hoa Thám 2022-2023 (Có đáp án)

doc 2 trang Minh Tâm 31/12/2024 140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn GDCD 6 - Trường THCS Hoàng Hoa Thám 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_gdcd_6_truong_thcs_hoang_hoa_t.doc
  • docxMa trận+Bảng đặc tả+Đáp án đề KTĐG giữa HKII môn GDCD 6 (TH&THCS Hoàng Hoa Thám).docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn GDCD 6 - Trường THCS Hoàng Hoa Thám 2022-2023 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TP BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TH&THCS HOÀNG HOA THÁM NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 12 hỏi trắc nghiệm khách quan và 3 câu tự luận) (Đề thi gồm 02 trang) - Họ và tên: Lớp: Phòng thi: SBD: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm). - Học sinh khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. Câu 1. Tình huống nào dưới đây gây nguy hiểm đến con người? A. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to. B. Bạn A thường xuyên tắt điện khi ra khỏi phòng. C. Bạn B ở trong nhà khi trời mưa giông, lốc, sét. D. Bạn C thường xuyên xem dự báo thời tiết. Câu 2. Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho con người và xã hội là tình huống nguy hiểm từ A. tự nhiên. B. vũ trụ. C. con người. D. xã hội. Câu 3. Khi gặp tình huống nguy hiểm, chúng ta cần phải thể hiện tinh thần A. bình tĩnh. B. hoang mang. C. lo lắng. D. hốt hoảng. Câu 4. Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người? A. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm. B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn. C. Bạn A được bố dạy bơi ở bể bơi của nhà văn hóa huyện D. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to. Câu 5. Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mưa dông, lốc, sét chúng ta cần tránh A. trú dưới gốc cây, cột điện. B. tắt thiết bị điện trong nhà. C. tìm nơi trú ẩn an toàn. D. ở nguyên trong nhà. Câu 6. Tiết kiệm là sử dụng một cách A. xa hoa, lãng phí. B. hoang phí, thoải mái. C. chi li, bủn xỉn. D. hợp lý, đúng mức. Câu 7. Tiết kiệm sẽ giúp cuộc sống của chúng ta A. nghèo khó và bạn bè xa lánh. B. ổn định, ấm no, hạnh phúc. C. tiêu xài tiền bạc thoải mái. D. bạn bè trách móc cười chê. Câu 8. Câu thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn nào dưới đây nói về ý nghĩa tiết kiệm? 1
  2. A. Tích tiểu thành đại. B. Học, học nữa, học mãi. C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Câu 9. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về tiết kiệm? A. Tiết kiệm sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế. B. Thể hiện sự quý trọng công sức bản thân và người khác. C. Người tiết kiệm là ngừơi biết chia sẻ, vì lợi ích chung. D. Tiết kiệm làm cho cuộc sống không được thoải mái. Câu 10. Công dân là người dân của A. nhiều nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định. B. một nước, được hưởng tất cả các quyền theo pháp luật qui định. C. một nước, phải làm tất cả các nghĩa vụ được pháp luật qui định. D. một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định. Câu 11. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch A. nhiều nước. B. nước ngoài. C. quốc tế. D. Việt Nam. Câu 12. Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Trẻ em có cha mẹ là công dân Việt Nam. B. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam. C. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. D. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai. II. PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 1 (2,25 điểm): Em hãy nêu những biểu hiện của tiết kiệm? Để tiết kiệm tiền em đã làm gì? Câu 2 (1,75 điểm): Bố mẹ M là người Anh qua Việt Nam làm ăn và sinh sống, M sinh ra ở Việt Nam. Theo em, M có phải là công dân Việt Nam hay không? Vì sao? Câu 3(3,0 điểm):Nghỉ học, N được bố mẹ cho đi du lịch biển cùng cơ quan của bố. Khi đang bơi cùng mọi người, N bất ngờ bị dòng xoáy cuốn ra xa bờ. Quá bất ngờ và sợ hãi nên N cố gắng thoát khỏi dòng nước bằng cách bơi ngược dòng. Thật may bác A đang bơi gần đó, thấy N gặp nguy hiểm nên gọi cứu hộ trên biển và N được lực lượng cứu hộ đưa lên thuyền. a) Em có nhận xét gì về cách ứng phó của bạn N và việc làm của bác A? b) Nếu là N trong tình huống trên, em sẽ làm như thế nào? HẾT - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. - Học sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài. 2