Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử 6 - Trường THCS Đại Phúc (Có đáp án)

doc 7 trang Minh Tâm 31/12/2024 140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử 6 - Trường THCS Đại Phúc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_lich_su_6_truong_thcs_dai_phuc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử 6 - Trường THCS Đại Phúc (Có đáp án)

  1. NHÓM 2: ĐẠI PHÚC, VŨ NINH, HẠP LĨNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK II, LỚP 6 - PHÂN MÔN LỊCH SỬ 1. MỤC ĐÍCH 1.1. Kiến thức - Kiểm tra nhận thức của học sinh ở nửa đầu học kỳ II, trọng tâm về: + Các quốc gia Hy Lạp và La Mã cổ đại + Các quốc gia Đông Nam Á thời sơ kỳ và phong kiến + Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc 1.2. Năng lực - Phát triển năng lực tự chủ, tự học; năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo. - Phát triển năng lực lịch sử: năng lực tái hiện lịch sử, nhận xét sự kiện lịch sử, vận dụng làm các dạng bài tập lịch sử. 1.3. Phẩm chất - Chăm chỉ trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập. - Nghiêm túc, tự giác trong học tập và thi cử. 2. HÌNH THỨC: Trắc nghiệm (20%), tự luận (30 %) 3. KHUNG MA TRẬN Tổng Mức độ nhận thức % điểm Chương/ Nội dung/đơn vị kiến TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao chủ đề thức (TNKQ) (TL) (TL) (TL) TN TN TN TN TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ Phân môn Địa lí Phân môn Lịch sử
  2. Xã hội cổ Hy Lạp và La Mã cổ 1 1 TN 2,5% đại đại 1. Các quốc gia sơ kỳ 2 TN Đông Nam ở Đông Nam Á Á từ những 2. Sự hình thành và 1 TN TK tiếp bước đầu phát triển 2 giáp đầu 7,5% của các vương quốc công phong kiến ở Đông nguyên đến Nam Á (Từ TK VII TK X đến TK X) 3. Nhà nước Văn Lang - 4 TN ½ TL 1 TL Việt Nam Âu Lạc ½ TL từ khoảng TK VII 3 40% trước công nguyên đến đầu TK X Số câu 8 TN 1 TL 1 TL 10 câu Tỉ lệ 20% 20% 10% 50% Tổng hợp chung 20% 20% 10% 50% 4. BẢN ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội dung/Đơn vị kiến TT Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề thức Nhận Vận hiểu dụng biết dụng cao Phân môn Địa lí Phân môn Lịch sử 1 TN Xã hội cổ Hy Lạp và La Mã cổ Nhận biết: 1 đại đại - HS biết được hoạt động kinh
  3. tế chính của Hy Lạp và La Mã cổ đại 1. Các quốc gia sơ Nhận biết: 2 TN kỳ ở Đông Nam Á - HS biết được khoảng thời Đông Nam gian ra đời các quốc gia sơ kỳ Á từ những Đông Nam Á và loại cây trồng TK tiếp phổ biến ở đây 2 giáp đầu 2. Sự hình thành và Nhận biết: công bước đầu phát triển 1 TN - HS biết được khoảng thời nguyên đến của các vương quốc gian hình thành và phát triển TK X phong kiến ở Đông của các vương quốc phong Nam Á (Từ TK VII kiến ở Đông Nam Á đến TK X) 3. Nhà nước Văn Nhận biết: 4 TN Lang - Âu Lạc - HS vẽ được sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang - HS nhớ chính xác người lập Việt Nam nên nước Âu Lạc từ khoảng Thông hiểu: ½ TL TK VII - HS hiểu ý nghĩa sự ra đời 3 trước công nhà nước Văn Lang ½ TL nguyên đến Vận dụng: 1 TL đầu TK X - HS tự so sánh hai nhà nước Văn Lang – Âu Lạc và phát hiện ra điểm hạn chế giống nhau của hai nhà nước. 8 câu 1 câu 1 câu Số câu/ loại câu TN TL TL Tỉ lệ % 20% 20% 10% Tổng hợp chung 20% 20% 10%
  4. 5. ĐỀ KIỂM TRA I. Trắc nghiệm ( 2,0 điểm. Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau: 1. Ngành kinh tế chính của các quốc gia cổ đại Hi Lạp, La Mã là A. nông nghiệp B. thủ công nghiệp C. thủ công nghiệp và thương nghiệp D. chăn nuôi gia súc. 2. Đông Nam Á là quê hương của loại cây trồng nào? A. Cây lúa nước B. Cây lúa mì C. Cây ô - liu D. Cây chà là. 3. Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào? A. Thiên niên kỉ II TCN B. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII C. Thế kỉ VII TCN D. Thế kỉ X. 4. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á diễn ra trong khoảng thời gian A. từ thế kỉ VII đến thế kỉ X B. từ thế kỉ VII đến thế kỉ XI C. từ thế kỉ VII đến thế kỉ XII D. từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIII. 5. Khi mới xuất hiện, địa bàn chủ yếu của nước Văn Lang là ở A. lưu vực các dòng sông lớn thuộc Bắc Bộ ngày nay B. lưu vực các dòng sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay C. đồng bằng ven biển miền Trung ngày nay D. đồng bằng sông Cửu Long ngày nay.
  5. 6. Nước Văn Lang được chia làm bao nhiêu bộ? A. 14 bộ B. 15 bộ C. 16 bộ D. 17 bộ. 7. Năm 208 TCN, Thục Phán lên làm vua, lập ra nước A. Văn Lang B. Âu Lạc C. Chăm - pa D. Phù Nam. 8. Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật tinh xảo trong lĩnh vực thủ công của người Việt cổ là A. đồ gốm B. vải lụa C. lưới đánh cá D. trống đồng và thạp đồng. II. Tự luận:( 3,0 điểm) Câu 1 ( 2,0 điểm): a) Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang. b) Nhà nước Văn Lang ra đời có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong lịch sử dân tộc? Câu 2 ( 1,0 điểm): Ai là người lập ra nước Âu Lạc? Nhà nước Văn Lang và Âu Lạc có hạn chế cơ bản gì giống nhau?
  6. 6. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm). Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A B A B B B D B. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 a) Tổ chức nhà nước Văn Lang: (2,0 Trung ương 0,25đ/1 điểm) (Hùng vương ô nội Lạc hầu) dung Bộ Bộ (Lạc tướng) (Lạc tướng) Chiềng, chạ Chiềng, chạ Chiềng, chạ (Bồ chính) (Bồ chính) (Bồ chính) b) Nhà nước Văn Lang ra đời có ý nghĩa: - Là nhà nước đầu tiên của người Việt cổ 0,25đ - Kết thúc thời kì nguyên thủy, mở ra thời kì dựng nước của lịch 0,25đ sử dân tộc Việt Nam. Câu 2 - Khoảng năm 208 TCN, Thục Phán lên làm vua (xưng là An 0,5đ (1,0 Dương Vương), lập ra nước Âu Lạc. điểm) - Điểm hạn chế cơ bản của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là đều 0,5đ chưa có luật pháp và chữ viết.