Giáo án Toán Lớp 6 - Chương 8, Bài 3: Hai đường thẳng song song, cắt nhau. Tia
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Chương 8, Bài 3: Hai đường thẳng song song, cắt nhau. Tia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_6_chuong_8_bai_3_hai_duong_thang_song_song.ppt
Nội dung text: Giáo án Toán Lớp 6 - Chương 8, Bài 3: Hai đường thẳng song song, cắt nhau. Tia
- BÀI 3: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG, CẮT NHAU. TIA
- Bài: Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia A B Cho hình chữ nhật ABCD ở Hình 1. Xác định số điểm chung của hai cặp đường thẳng: AB và AD; AB và DC. Trả lời: D C Hai đường thẳng AB và AD có 1 điểm chung Hai đường thẳng AB và DC không có điểm chung nào
- 1. Hai đường thẳng cắt nhau, song song: A B D C - Hai đường thẳng AB và AD chỉ có một điểm chung là A, ta nói hai đường thẳng AB và AD cắt nhau và A được gọi là giao điểm của hai đường thẳng đó. - Hai đường thẳng AB và DC không có điểm chung nào, ta nói hai đường thẳng AB và DC song song với nhau.
- 1. Hai đường thẳng cắt nhau, song song: ? 1. Em hãy điền từ thích hợp vào dấu ở các câu dưới đây để được ý đúng: - Nếu hai đường thẳng ,có 1 điểm chung ta nói rằng hai đường thẳng đó cắt nhau Điểm chung được gọi là giao điểm của hai đường thẳng. - Nếu hai đường thẳng .,không có điểm chung nào ta nói rằng hai đường thẳng đó song song với nhau. c Ví dụ: a A d b a) b) Hình 2 Ở Hình 2a: ta có hai đường thẳng a và b cắt nhau tại giao điểm A. Ở Hình 2b: ta có hai đường thẳng c và d song song với nhau
- ? 2. Cho hình vẽ, em có nhận xét gì về vị trí tương đối của các cặp đường thẳng trong mỗi hình sau đây? x A D O C m n B y’ Hình 2 x’ K Hình 1 AB cắt CD tại O m song song n y Hình 3 c xy cắt x’y’ tại K d Hình 4 c cắt d
- Vận dụng: - Hãy tìm hình ảnh các đường thẳng song song, cắt nhau trong thực tiễn.
- THỰC HÀNH: Cho đường thẳng MN như hình bên. Hãy vẽ hình trong các trường hợp sau: a) Đường thẳng CD cắt đường thẳng MN b) Đường thẳng EF song song với đường thẳng MN. C D
- C D C D
- b) Đường thẳng EF song song với đường thẳng MN. E F Chú ý: Từ nay về sau, khi nói hai đường thẳng mà không nói gì thêm, ta hiểu đó là hai đường thẳng phân biệt.
- ? a) Vẽ đường thẳng xy b) Vẽ điểm O nằm trên đường thẳng xy c) Điểm O chia đường thẳng xy thành mấy phần? Hãy chỉ rõ mỗi phần đó? ? • x O ? y Điểm O chia đường thẳng xy thành hai phần.
- 2. Tia: • x Tia gốc O O Tia gốc O y Mỗi điểm O trên một đường thẳng chia đường thẳng đó thành hai phần, mỗi phần gọi là một tia gốc O.
- Chú ý: - Từ một điểm O kẻ một vạch thẳng về một phía của điểm O để biểu diễn một tia gốc O. - Khi viết (đọc) tia, ta phải viết (đọc) gốc của tia trước. - Nếu A là một điểm tùy ý trên tia Ox, ta có thể gọi tia Ox là tia OA. O A x Tia Ox A B C y Hình 3 Trên Hình 3, ta có tia Ay cũng là tia AB, AC
- Vận dụng: Hãy tìm hình ảnh tia trong thực tiễn.
- Bài 1/78 SGK : Em hãy chọn trong các phương án dưới đây để được một phát biểu đúng. Qua hai điểm A và B phân biệt có: A. Vô số đường thẳng. B. Chỉ có 1 đường thẳng. C. Không có đường thẳng nào.
- Bài 2/78 SGK : Vẽ hình cho các trường hợp sau: a) Hai đường thẳng p và q cắt nhau tại điểm M. b) Đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n theo thứ tự tại X và Y trong hai trường hợp: m và n cắt nhau, hoặc m và n song song với nhau. b) * Trường hợp m và n cắt nhau q a) m n M p a Y X X m * Trường hợp m và n song song Y n a
- Bài 3/78 SGK : Đếm số giao điểm tạo bởi ba đường thẳng trong mỗi hình sau: a) b) 0 giao điểm 2 giao điểm c) d) 1 giao điểm 3 giao điểm
- Bài 4/78 SGK : Kể tên các tia có gốc M trong hình sau: F M H Trả lời: Tia MF , tia MH
- Em có biết? ❖Các thanh thép trong giàn giáo xây dựng ở hình bên cho chúng ta hình ảnh về các đường thẳng song song và cắt nhau.
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Biết hai đường thẳng song song, cắt nhau. - Tìm được các đường thẳng cắt nhau, song song với nhau trong một số hình vẽ. - Học khái niệm về tia và vẽ được tia. - Làm các BT: 3; 4; 9; 10; 11 (trang 91 - SBT). - Xem trước nội dung bài tiếp theo.