Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học một số truyện ngắn trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học một số truyện ngắn trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_mot_so_truyen_ngan_trong_sach.docx
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học một số truyện ngắn trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BẮC NINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NINH XÁ BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN: NGỮ VĂN TÊN BIỆN PHÁP: “DẠY HỌC MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH”. Họ và tên: Đinh Thị Thanh Thủy Môn giảng dạy: Ngữ văn Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Ninh Xá Tp. Bắc Ninh, tháng 10 năm 2022
- 1 MỤC LỤC Nội dung Trang Mục lục Danh mục các chữ viết tắt 2 Phần I. Đặt vấn đề 3 Phần II. Giải quyết vấn đề 4 1. Thực trạng công tác dạy và học truyện ngắn lớp 6 4 2. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học một số truyện ngắn 7 trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh 2.1. Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động tiếp cận, tìm hiểu truyện ngắn 8 trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 trước giờ học 2.2. Biện pháp 2: Tổ chức linh hoạt một số phương pháp và hình 8 thức dạy học tích cực trong giờ học truyện ngắn ở sách giáo khoa Ngữ văn 6 2.3. Biện pháp 3: Tổ chức linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá 9 truyện ngắn trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 sau bài học 2.4. Biện pháp 4: Tổ chức hình thức sân khấu hóa truyện ngắn trong 9 sách giáo khoa Ngữ văn 6 sau bài hoc 3. Thực nghiệm sư phạm 10 3.1. Mô tả cách thực hiện 10 3.2. Kết quả đạt được 28 3.3. Điều chỉnh, bổ sung sau khi thực nghiệm 29 4. Kết luận 30 5. Kiến nghị, đề xuất 31 5.1. Với tổ/nhóm chuyên môn 31 5.2. Với lãnh đạo nhà trường 32 5.3. Với Phòng giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo 32 Phần III. Tài liệu tham khảo 33 Phần IV. Minh chứng về hiệu quả của biên pháp 34 Phần V. Cam kết 40
- 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung GV Giáo viên GDĐT Giáo dục và Đào tạo HS Học sinh PPDH Phương pháp dạy học THCS Trung học cơ sở
- 3 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên con đường hội nhập với thế giới, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, trong đó yêu cầu phải đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy là vấn đề then chốt trong chiến lược như một lẽ tồn tại: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” (Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định). Vì vậy, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Đặc biệt, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã hướng tới mục tiêu cần hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Ngoài mục tiêu phát triển năng lực trên cho học sinh, đặc thù môn Ngữ văn còn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống. Để phát triển được những năng lực trên cho HS, giáo viên cần khơi gợi, định hướng để phát triển tối đa năng lực của HS trong mỗi giờ học Ngữ văn. Vì vây, việc đổi mới và sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy hoc (PPDH), các hình thức dạy học phù hợp với đặc thù môn học cũng như thể loại, kiểu bài là vô cùng cần thiết. Trong chương trình Ngữ văn hiện hành, truyện ngắn là một mảng văn bản văn học đóng vai trò quan, là một nguồn ngữ liệu quan trọng phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực HS theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt
- 4 của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, xét về cả hai phương diện lí luận và thực tiễn quá trình chuyển việc dạy học truyện ngắn từ cách tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận năng lực đang đặt ra rất nhiều vấn đề mới. Trong giai đoạn hiện nay, để chuẩn bị cách tiếp cận tốt nhất thì nghiên cứu, đổi mới PPDH truyện ngắn trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực người học được xem là việc làm cần thiết, mang tính thời sự và có giá trị khoa học - sư phạm cao. Để hướng đến mục tiêu phát triển được năng lực HS; tức là ưu tiên cho việc giải mã, tạo nghĩa văn bản, gắn các nội dung học tập với trải nghiệm của HS; đặt người học vào các tình huống của thực tiễn đời sống để yêu cầu phát biểu suy nghĩ và đề xuất các giải pháp hành động, quá trình tổ chức dạy học tác phẩm văn học, trong đó có truyện ngắn, sẽ triển khai vận dụng nhiều PPDH, kể cả phương pháp và hình thức dạy học tích cực chung và đặc thù môn học. Thực tế cho thấy, việc dạy học truyện ngắn trong SGK Ngữ văn 6 theo định hướng phát triển năng lực đã cho thấy hiệu quả nhất định: tâm lí ngại học Ngữ văn ở học sinh bước đầu đã được khắc phục; đồng thời đem đến cách khám phá mới, cũng như khơi gợi ở các em hứng thú đối với môn học này. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn giải pháp “Dạy học một số truyện ngắn trong SGK Ngữ văn lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh” để nghiên cứu và áp dụng trong dạy học một số truyện ngắn trong SGK Ngữ văn 6 tại trường THCS Ninh Xá trong năm học 2021 - 2022. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác dạy và học truyện ngắn trong SGK Ngữ văn 6 ở trường THCS Ninh Xá hiện nay 1.1. Thuận lợi Trường THCS Ninh Xá luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của Sở GDĐT Bắc Ninh, Phòng GDDT Thành phố Bắc Ninh. Nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, lớp học có đầy đủ thiết bị dạy học thông minh để phục vụ cho quá trình dạy học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Đặc biệt, hệ thống thư viện của nhà trường đã có kho sách tham khảo về truyện ngắn tương
- 5 đối đầy đủ về cả về số lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu đọc tham khảo của HS. Trường THCS Ninh Xá là ngôi trường có bề dày truyền thống với 68 năm trưởng thành và phát triển, 51 năm liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh. Trường được đón nhận Huân huy chương Lao động Hạng ba, Hạng nhì, Hạng nhất và nhiều Bằng khen, Giấy khen trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tới mọi hoạt động dạy và học của nhà trường, luôn có kế hoạch chỉ đạo kịp thời về đổi mới PPDH để thực hiện tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của HS. Bên cạnh đó, đội ngũ GV giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường giàu kinh nghiệm, tâm huyết trong công tác giảng dạy và luôn có ý thức áp dụng đổi mới PPDH phù hợp với chương trình SGK mới. Đa số HS ngoan, có ý thức tự học, có thói quen đọc sách, thích đọc sách, văn hóa đọc bước đầu đã được hình thành. Một bộ phận HS có năng khiếu, đam mê và yêu thích môn Ngữ văn. 1.2. Khó khăn và nguyên nhân *Khó khăn Một bộ phận HS mang tâm lí môn Ngữ văn là môn “học thuộc”, trừu tượng, viển vông nên ngại học, thờ ơ với môn học. Vì vậy, bản thân HS chưa thật sự yêu thích môn học, các giờ học môn Ngữ văn cũng như tiết học về truyện ngắn không chỉ khó gợi hứng thú mà còn đem đến những “áp lực” cho HS. HS lớp 6 còn nhỏ, vốn sống và trải nghiệm chưa nhiều nên khi tìm hiểu văn bản truyện ngắn còn chưa biết cách tiếp cận, cách nhìn và đánh giá còn đơn giản, phiến diện. Trong các giờ học truyện ngắn, cách thức GV tổ chức các hoạt động học tập, thiết kế các chủ đề, văn cảnh thảo luận cho HS trong giờ dạy học truyện ngắn theo định hướng phát triển năng lực chưa thể hiện rõ; GV đã quan tâm sử dụng các PPDH và hình thức dạy học phù hợp với đặc trưng thể loại truyện ngắn
- 6 song còn chung chung chưa phát huy vai trò chủ thể của HS. Việc phát triển các năng lực chung như năng lực tự học và tự chủ; năng lực giao lưu và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề của HS còn hạn chế. Còn các năng lực đặc thù của môn Ngữ văn như : “năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic” đã được sử dụng song nhiều khi còn mang tính hình thức. GV còn nặng đánh giá HS có nắm được kiến thức của tác phẩm hay không nên hiệu quả của giờ dạy học truyện ngắn theo định hướng phát triển năng lực, việc tiếp nhận tác phẩm, sự đồng sáng tạo của HS chưa có cơ hội thể hiện. * Nguyên nhân Thực trạng trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả từ phía người học và người dạy: Về phía HS, các em lớp 6 mới bắt đầu bước vào bậc THCS, còn mang tâm lí e ngại, nhút nhát, không dám thể hiện bản thân. Một số HS còn chưa chuyên cần, chưa tích cực chủ động trong học tập. Năng lực giao lưu và hợp tác nhóm còn hạn chế, khi làm việc nhóm còn lúng túng, chỉ vài thành viên tích cực chủ động, còn lại học sinh thụ động không tham gia làm việc nhóm. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo chưa được phát huy như: chưa nhận ra được các vấn đề để giải quyết vấn đề xảy ra trong quá trình học tập; hoặc có nhận ra và giải quyết nhưng chưa triệt để. Đồng thời, việc hình thành các năng lực đặc thù của môn Ngữ văn người học chưa có ý thức rèn luyện. Về phía GV, năm học đầu tiên thực hiện chương trình SGK mới PPDH khi dạy SGK mới, các văn bản truyện ngắn trong SGK Ngữ văn 6 có sự thay đổi nên nguồn tài liệu tham khảo chưa nhiều; Việc áp dụng các PPDH và hình thức dạy học vào nghiên cứu văn bản mới vẫn còn nhiều bỡ ngỡ. ; việc hình thành năng lực đặc thù của môn Ngữ văn cho HS sau mỗi bài học về truyện ngắn chưa được GV thực sự quan tâm hoặc chỉ mang tính hình thức. Vì vậy, tôi suy nghĩ, trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn và đã đưa ra biện pháp “Dạy học một số truyện ngắn trong SGK Ngữ văn 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh” nhằm nâng cao chất lượng môn học.
- 7 1.3. Tính cấp thiết của đề tài Để thiết tạo chuyển biến hướng tới hình thành năng lực cho HS trong mỗi tiết Ngữ văn và giờ học truyện ngắn trong SGK Ngữ văn 6, tôi thiết nghĩ cần một giải pháp toàn diện, có hiệu quả trong việc trong dạy và học. Trong đó, việc đổi mới PPDH cùng các hình thức dạy học tích cực là hết sức cần thiết nhằm tạo ra hứng thú, khơi gợi ở các em niềm yêu thích với môn Ngữ văn. Bản thân tôi luôn xác định phải không ngừng học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp, đổi mới PPDH và hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng của HS và phù hợp với tình hình thực tế. Thông qua kế hoạch và chỉ đạo của Ban giám hiệu trong việc giảng dạy theo mô hình phát huy tính tích cực chủ động của HS hiện nay, tôi nghiên cứu và áp dụng cụ thể gắn với tình hình thực tế của khối lớp 6 ở trường THCS Ninh Xá trong việc lựa chọn giải pháp “Dạy học một số truyện ngắn trong SGK Ngữ văn 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh” để nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn và giúp HS có hứng thú học tập môn học hơn. 2. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học một số truyện ngắn trong SGK Ngữ văn 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Theo định hướng chung của đổi mới PPDH nhằm phát triển năng lực HS, GV phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo; rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho HS. Do vậy, nguyên tắc chung của việc xác định, vận dụng các PPDH là phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS thông qua hàng loạt tác động của GV; GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo tinh thần chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và
- 8 những ứng dụng của công nghệ thông tin; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS Như vậy, quá trình tổ chức dạy học tác phẩm văn học, trong đó có truyện ngắn, sẽ triển khai vận dụng nhiều PPDH (kể cả phương pháp chung và phương pháp đặc thù) nhưng tất cả đều phải hướng đến mục tiêu phát triển được năng lực HS; tức là ưu tiên cho việc giải mã, tạo nghĩa văn bản, gắn các nội dung học tập với trải nghiệm của HS; đặt người học vào các tình huống của thực tiễn đời sống để yêu cầu phát biểu suy nghĩ và đề xuất các giải pháp hành động. Xuất phát từ cơ sở lý luận, từ thực trạng dạy học ở nhà trường tôi sử dụng các biện pháp sau để nâng cao chất lượng “dạy học một số truyện ngắn trong SGK Ngữ văn lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. 2.1. Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động tiếp cận, tìm hiểu truyện ngắn trong SGK Ngữ văn 6 trước giờ học. Để có một giờ học truyện ngắn phát huy năng lực của HS, GV cần chú ý khâu hướng dẫn HS chuẩn bị bài cho giờ học sau thật kĩ lưỡng. Với biện pháp này, GV yêu cầu HS duy trì hoạt động tiếp cận, tìm hiểu văn bản truyện ngắn trong SGK Ngữ văn lớp 6 trước giờ học bằng hình thức viết nhật kí đọc sách. Đồng thời, HS phải chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, GV còn có thể bổ sung hoặc cụ thể hóa câu hỏi SGK qua hình thức phiếu học tập. Bên cạnh đó, việc HS tìm hiểu các tài liệu tham khảo liên quan đến văn bản truyện ngắn trong bài học cũng vô cùng cần thiết. Từ đó sẽ tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng trong giờ học truyện ngắn. 2.2. Biện pháp 2: Tổ chức linh hoạt một số phương pháp và hình thức dạy học tích cực trong giờ học truyện ngắn ở SGK Ngữ văn 6. Một giờ dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện ở cách thức GV tổ chức các hoạt động học tập, thiết kế các chủ đề, văn cảnh thảo luận cho HS; ở việc GV sử dụng các PPDH và hình thức dạy linh hoạt, phù hợp để phát huy vai trò chủ thể của HS. Hiệu quả của giờ dạy học truyện ngắn theo định hướng phát triển năng lực thể hiện ở việc HS có được nói lên những cảm nhận cá nhân của mình về tác phẩm, được chia sẻ với những người đọc khác trong lớp
- 9 về tác phẩm và việc tiếp nhận tác phẩm đó kết thúc khi giờ học kết thúc hay vẫn tiếp tục là một “kết cấu vẫy gọi”, vẫn là một chân trời nghệ thuật chờ đón sự đồng sáng tạo của HS ở tầm đón nhận cao hơn Với cách tiếp cận đó, GV thực hiện giờ dạy học truyện ngắn qua việc tổ chức các hoạt động: khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập và vận dụng, củng cố, giao nhiệm vụ về nhà theo định hướng phát triển năng lực. Các hoạt động này sẽ vận dụng linh hoạt một số PPDH tích cực như: thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, nghiên cứu tình huống. Ngoài ra, GV còn kết hợp sử dụng các hình thức dạy học sau: nhập vai tác giả, nhập vai nhân vật, tổ chức các cuộc giao tiếp văn học. 2.3. Biện pháp 3: Tổ chức linh hoạt các hình thức kiểm tra đánh giá truyện ngắn trong SGK Ngữ văn 6 sau bài học. Theo nguyên tắc sư phạm, dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học là hai phương diện có liên quan mật thiết với nhau: tiếp cận dạy học theo định hướng nào thì tiếp cận kiểm tra đánh giá theo định hướng đó. Trong biện pháp này GV ra đề kiểm tra đánh giá hiệu quả dạy học truyện ngắn theo định hướng phát triển năng lực, các câu hỏi, hình thức kiểm tra đánh giá phải tạo điều kiện để HS được nói lên quan điểm, cách nhìn nhận của cá nhân mình đối với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm; phát triển tư duy phản biện, biết tổng hợp, khái quát, thu nhận những ý tưởng khác, làm phong phú thêm cách giải mã, tạo nghĩa cho tác phẩm 2.4. Biện pháp 4: Tổ chức hình thức sân khấu hóa truyện ngắn trong SGK Ngữ văn 6 sau bài học Hình thức sân khấu hóa là cầu nối để truyện ngắn đi sâu vào đời sống hiện thực. Nhờ đó, các tiết học truyện ngắn sẽ trở nên sinh động, HS hứng thú học tập. Để thực hiện được hình thức sân khấu hóa truyện ngắn ngoài việc đọc tác phẩm, HS cần nghiên cứu tính cách nhân vật để “nhập vai”, “hóa thân” vào nhân vật diễn tả sâu tính cách, diễn biến nội tâm nhân vật, trở thành người đồng sáng tạo với nhà văn. Đồng thời, hình thức sân khấu hóa còn giúp HS hiểu thông điệp tác giả muốn truyền tải.
- 10 3. Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mô tả cách thức thực hiện: 3.1.1. Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động tiếp cận, tìm hiểu truyện ngắn trong SGK Ngữ văn 6 trước giờ học. Thể loại truyện ngắn trong SGK Ngữ văn lớp 6 có hai tác phẩm: “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) và “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam). Trước khi tổ chức dạy học trên lớp, GV cần giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà theo các hình thức sau: Tiếp cận, tìm hiểu văn bản truyện ngắn qua hình thức nhật kí đọc sách. GV hướng dẫn HS chuẩn bị sổ tay, vở ghi hoặc một tập giấy A4 được gim Hoàn thiện trang bìa bằng cách giới thiệu những thông tin cơ bản về cá nhân (họ tên, lớp, sở thích ), khuyến khích HS trang trí, sưu tầm câu nói hay về sách ở trang đầu. Cách ghi nhật kí đọc sách như sau: Sau khi đọc một truyện ngắn HS ghi lại thời gian đọc sách, tên tác phẩm, tên tác giả, tóm tắt nội dung truyện theo cách hiểu của cá nhân, ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá ban đầu của mình về một hiện tượng, sự kiện, một nhân vật điển hình hay một chi tiết, thủ pháp nghệ thuật, của truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) và “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam) hoặc những điều chưa hiểu còn thắc mắc trong quá trình tiếp cận hai truyện ngắn này. Hình 1. Hình ảnh nhật kí đọc sách của học sinh lớp 6A4 năm học (2021-2022)
- 11 Hình 2. Hình ảnh nhật kí đọc sách của học sinh lớp 6A4 năm học (2021-2022) Ngoài ra, HS cần phải chuẩn bị bài học qua hình thức phiếu học tập. Trong SGK Ngữ văn 6 hiện hành, hệ thống câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu văn bản truyện ngắn nhìn chung khoa học, hệ thống mang tính định hướng để phát huy năng lực cho người học. Trên cơ sở đó, GV có thể cụ thể hóa câu hỏi bằng hình thức phiếu học tập giúp HS tự mình tìm hiểu tác phẩm, tự học, tự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo; hình thành, rèn luyện và phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn học cho HS. Với bài học “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) ngoài hệ thống câu hỏi SGK, GV có thể bổ sung một số câu hỏi dưới hình thức phiếu học tập như sau: Câu 1. Tìm hiểu xuất xứ, thể loại, nhân vật chính, bố cục của tác phẩm. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (cá nhân) Xuất xứ Thể loại Nhân vật chính Bố cục Câu 2. Tìm chi tiết tiêu biểu về ngoại hình,lời nói, hành động, thái độ của nhân vật Mèo - Kiều Phương (người em)?
- 12 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (cá nhân) Còn đối với bài học “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam) GV phát triển câu hỏi trong SGK thành phiếu học tập. Chẳng hạn, câu hỏi số 8 (SGK Ngữ văn 6, tập 1 - trang 74): Hãy chỉ ra một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật cô bé bán diêm (Cô bé bán diêm) và Hiên (Gió lạnh đầu mùa), GV phát triển thành hình thức phiếu học tập cá nhân như sau: Cô bé bán diêm Điểm chung Hiên Để khám phá được văn bản truyện ngắn, HS cần tìm hiểu tài liệu tham khảo liên quan đến văn bản truyện ngắn của bài học. Trên cơ sở tích hợp được kiến thức thuộc nhiều nguồn khác nhau thì năng lực mới được hình thành và
- 13 phát triển. Vì vậy, khi học bài học truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) và “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam), HS cũng cần tham khảo thêm các nguồn tài liệu liên quan đến hai văn bản truyện ngắn này. Với bài học truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh), HS cần tìm đọc trước các văn bản viết về đề tài gia đình như: Truyện cổ tích “Cây khế”, truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài)”, bài thơ “Làm anh” (Phan Thị Thanh Nhàn, ) Còn khi học bài “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam), GV định hướng cho HS tìm đọc trước các văn bản viết về tình yêu thương và chia sẻ như: Truyện ngắn “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” (Nguyễn Ngọc Thuần), “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam), Chiếc lá cuối cùng (O.Henry) Qua đó, HS có cái nhìn đa diện, đa chiều hơn về văn bản truyện ngắn, gợi ý, giải đáp phần nào những băn khoăn, thắc mắc của HS khi mới tiếp cận văn bản truyện ngắn, giúp các em có thêm những phương án so sánh, lựa chọn để cảm nhận sâu sắc hơn, thấu đáo hơn về văn bản truyện ngắn trong bài học. Có thể nói, chuẩn bị trước giờ học là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết có tác động lớn đến thái độ học tập tích cực của HS trong giờ học, với tư cách là một người đọc tích cực, một người đọc có khát vọng giao tiếp, trao đổi với những người đọc khác HS sẽ có mong muốn trình bày ý kiến, phát biểu cảm nhận chủ quan của bản thân. 3.1.2. Biện pháp 2: Tổ chức linh hoạt một số phương pháp và hình thức dạy học tích cực trong giờ học truyện ngắn ở SGK Ngữ văn 6 * Tổ chức hình thức dạy học tích cực trong hoạt động khởi động. Hình thức khởi động bài học nếu được sử dụng phù hợp, hấp dẫn sẽ kích thích hứng thú, mong muốn được khám phá những hoạt động tiếp theo trong giờ học; kích hoạt tính tích cực của HS, phát triển năng lực tư duy nêu vấn đề. Vì vậy, GV cần đa dạng hóa các hình thức khởi động như: hình thức trò chơi; tạo tình huống trong cuộc sống; tranh ảnh và video, bài hát liên qua đến bài học Khi dạy tiết 26: “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh), GV xác định yêu cầu của hoạt động khởi động vào bài mới như sau: - Mục tiêu: Giới thiệu vai trò tình cảm anh chị em trong gia đình.
- 14 - Sản phẩm: HS chia sẻ được cảm xúc cá nhân hoặc bày tỏ quan điểm, cách đánh giá về tình cảm anh chị em trong gia đình. - Hình thành năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học: HS tự chủ về kiến thức, có kĩ năng nghe, nói và nhận xét. + Năng lực giao lưu: Biết trình bày theo thông tin tiếp nhận, chia sẻ về tình cảm anh em trong gia đình, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình trao đổi. + Năng lực ngôn ngữ, tự tin, diễn xuất khi chia sẻ về tình cảm anh chị em trong gia đình. GV thiết kế hoạt động khởi động vào bài học “Bức tranh của em gái tôi” với các cách như sau: Cách 1. GV tổ chức hình thức khởi động nêu vấn đề: HS nghe và xem video bài hát Anh chị em của nhạc sĩ Ngô Quốc Dương và chia sẻ được cảm xúc cá nhân về tình cảm anh em trong gia đình sau khi nghe bài hát; Từ việc cá nhân HS chia sẻ cảm xúc và trao đổi về tình cảm anh em trong gia đình mình sau khi nghe bài hát; GV định hướng thái độ, tình cảm của HS và dẫn dắt vào bài mới. Cách 2. GV tổ chức hình thức khởi động từ tình huống thực tế trong gia đình: HS xem một đoạn video ngắn tình huống mâu thuẫn giữa hai anh em trong gia đình; Từ việc theo dõi HS nhận xét cách cư xử của của các nhân vật; Cá nhân HS trao đổi về cách cư xử của nhân vật người anh và người em trong tình huống sau khi xem xong; GV định hướng thái độ, tình cảm của HS và dẫn dắt vào bài mới. Cách 3. GV tổ chức trò chơi đuổi hình bắt chữ với chủ điểm tình cảm anh chị em trong gia đình: HS dẫn dắt và tổ chức trò chơi đuổi hình bắt chữ theo chủ điểm tình cảm anh chị em trong gia đình; HS theo dõi, và tham gia trò chơi; GV tổng kết trò chơi và dẫn dắt vào bài mới. Thông qua việc thực hiện hoạt động khởi động, HS đã định hình nhiệm vụ học tập của bài học là đề tài tình cảm anh chị em trong gia đình. Qua hoạt động khởi động đã phát triển năng lực giao lưu, năng lực tự học và tự chủ trong việc trình bày, lắng nghe; năng lực ngôn ngữ, tự tin, diễn xuất.
- 15 * Tổ chức hình thức dạy học nhập vai khi đọc văn bản Để giúp HS gần hơn, hiểu hơn về tác giả, vừa cảm nhận giọng điệu riêng của tác giả qua tác phẩm, vừa tạo được hiệu quả giao cảm với tác giả, GV sử dụng hình thức nhập vai tác giả là một trong những điều kiện để giúp HS gần hơn, hiểu hơn về tác giả. Ngoài ra, việc GV sử dụng hình thức dạy học nhập vai nhân vật còn góp phần giúp HS thấu hiểu, thông cảm với cảnh ngộ, tâm trạng, thái độ nhân vật Khi dạy Phần I. Đọc văn bản - tiết 38: “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam), với mục 1. Đọc, GV xác định yêu cầu như sau: + Mục tiêu: Rèn kĩ năng nghe và đọc truyện ngắn cho HS. + Sản phẩm: HS đọc diễn cảm, đọc sáng tạo có phân vai một số đoạn trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam). + Hình thành năng lực: Qua kĩ năng nghe và đọc để hình thành năng lực ngôn ngữ, diễn xuất, tóm tắt văn bản GV tiến hành tổ chức hoạt động như sau: hướng dẫn HS cách đọc truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam): cách đọc truyện ngắn phù hợp với ngôi kể thứ ba, giọng đọc trầm ấm, giàu cảm xúc. Chú ý giọng đọc khi đọc phân vai nhân vật. Hoặc GV cũng có thể linh hoạt khi tổ chức hoạt động đọc bằng cách cho HS đọc trước để tự khám phá văn bản, sau đó tự rút ra cách đọc văn bản, sau đó GV sẽ định hướng và nhận xét. HS đọc phân vai: Người dẫn chuyện nhập vai tác giả, khi đọc lời thoại các nhân vật mẹ Sơn, Lan, Sơn, Hiên chú ý nhập vai nhân vật đặt mình trong hoàn cảnh của nhân vật. Ngoài đọc diễn cảm, HS có thể đọc sáng tạo. Qua phần đọc và nghe, HS hình thành năng lực ngôn ngữ, diễn xuất, tóm tắt văn bản Trên cơ sở đó, HS bước đầu hình thành năng lực năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Gió lạnh đầu mùa. * Tổ chức linh hoạt PPDH nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm thông qua hình thức tổ chức các cuộc giao tiếp văn học. Khi dạy Phần II. Khám phá văn bản - tiết 26: “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh), GV xác định yêu cầu như sau:
- 16 + Mục tiêu: Nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói của người anh và em Mèo - Kiều Phương. Từ đó hình dung ra đặc điểm của từng nhân vật. + Sản phẩm: HS báo cáo sản phẩm cá nhân, nhóm về nhân vật Mèo - Kiều Phương và người anh. + Hình thành năng lực: Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bức tranh của em gái tôi; Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bức tranh của em gái tôi. GV sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề nhằm huy động tư duy lí giải của HS bằng câu hỏi: “Thái độ và cách cư xử của mọi người và của em khi tài năng của nhân vật Mèo được phát hiện?”. Tiếp đến, GV kết hợp sử dụng thêm hình thức dạy học tổ chức các cuộc giao tiếp văn học theo hình thức cá nhân, GV hướng dẫn học sinh hoàn thành phiếu học tập theo mẫu “sơ đồ nhiều điểm nhìn”. Đó là giao tiếp giữa bạn đọc học sinh và tiếng nói nhà văn thông qua văn bản mở ra những cuộc giao tiếp “ngầm” để HS được đặt mình vào tình huống để trải nghiệm như phiếu học tập sau: Họa sĩ Tiến Lê Bố Thái độ khi tài năng của nhân vật Mèo được phát hiện Mẹ Người anh Ý kiến của em:
- 17 Hình 3. Hình ảnh phiếu học tập theo mẫu “sơ đồ nhiều điểm nhìn” trong giờ học truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)năm học (2021-2022) Ngoài ra, GV có thể sử dụng PPDH thảo luận nhóm thông qua hình thức tổ chức các cuộc giao tiếp văn học sơ đồ ven 3 đường để thiết lập cuộc đối thoại giữa ba văn bản: “Chuyện cổ tích về loài người”, “Mây và sóng”, “Bức tranh của em gái tôi” như phiếu học tập dưới đây: Điều quan trọng nhất gắn kết các thành viên trong gia đình
- 18 Hình 4. Hình ảnh kết quả thảo luận nhóm thông qua hình thức tổ chức các cuộc giao tiếp văn học sơ đồ ven 3 đường để thiết lập cuộc đối thoại giữa ba văn bản: “Chuyện cổ tích về loài người”, “Mây và sóng”, “Bức tranh của em gái tôi” lớp 6A4 năm học (2021-2022) *Tổ chức hình thức trò chơi để tổng kết văn bản, củng cố bài học Khi dạy Phần II. Khám phá văn bản, mục tổng kết - tiết 39: “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam), GV xác định yêu cầu như sau: + Mục tiêu: khái quát thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam). + Sản phẩm: sơ đồ hoàn chỉnh đã dán thẻ tri thức. + Hình thành năng lực: năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị nổi bật của nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản; phát huy năng lực ngôn ngữ; năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề. GV tiến hành tổ chức hoạt động như sau: GV thiết kế nhiệm vụ học tập bằng sơ đồ và hệ thống thẻ kiến thức, 2 HS lên bảng tham gia trò chơi Ai thông thái; Luật chơi HS sẽ để lựa chọn thẻ phù hợp dán và hoàn thành sơ đồ hoàn chỉnh trong thời gian (2 phút), chú ý thẻ kiến thức sẽ gồm cả những kiến
- 19 thức đúng và không đúng với nội dung và nghệ thuật truyện ngắn; HS tham gia trò chơi và cùng trao đổi chọn thẻ kiến thức, dán và hoàn thành sơ đồ hoàn chỉnh; Sau khi hoàn thành sơ đồ. HS nhận xét kết quả trò chơi Ai nhanh hơn. GV đánh giá và tổng kết trò chơi. Hình 5. Hình ảnh phiếu học tập theo sơ đồ trong bài “Gió lạnh đầu mùa” Hình 6. Hình ảnh HS tham gia trò chơi Ai thông thái trong bài “Gió lạnh đầu mùa”(Thạch Lam), lớp 6A4 năm học (2021-2022)
- 20 Khi dạy tiết 39 “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam), GV xác định yêu cầu của hoạt động củng cố như sau: + Mục tiêu: HS cảm nhận tổng quát về truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam) + Sản phẩm: báo cáo cá nhân của học sinh + Hình thành năng lực: Năng lực đánh giá khái quát truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”; năng lực giải quyết vấn đề và năng lực ngôn ngữ. GV tiến hành tổ chức tổ chức nhiệm vụ học tập bằng hình thức trò chơi Đi tìm kho báu. Luật chơi: cá nhân HS tham gia trò chơi để củng cố kiến thức đã học (4 HS sẽ tham gia trả lời một câu hỏi trắc nghiệm trong trò chơi Đi tìm kho báu); Với mỗi câu trả lời đúng giúp chú khỉ nhảy một bước để qua sông vượt thác tìm ra kho báu. Câu hỏi như sau: Câu 1: Khi Sơn đứng đợi chị Lan về nhà lấy áo cho Hiên trong lòng tự nhiên cảm thấy ra sao? A. Lo lo. B. Vui vui. C. Ấm áp. D. Ấm áp, vui vui. Câu 2: Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” ( Thạch Lam) có cách kết thúc truyện ra sao ? A. Một kết thúc bất ngờ mà trọn vẹn. B. Một kết thúc mở, khiến người đọc phải suy đoán nhiều. C. Một kết thúc trọn vẹn, hoàn hảo. D. Một kết thúc đột ngột khi sự việc chưa được giải quyết. Câu 3: Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” là gì? A. Sự lạnh giá của cơn gió đầu mùa khi mùa đông đến. B. Thời tiết mùa đông ngày càng khắc nghiệt. C. Dù cơn gió đầu mùa đông lạnh giá nhưng tình người thật ấm áp. D. Tình người thật ấm áp.
- 21 Câu 4: Mỗi truyện ngắn thường đặt người đọc trước những băn khoăn, những chờ đợi để không muốn ngừng việc đọc. Từ vị trí người đọc, qua theo dõi sự việc vội vã đi tìm Hiên để đòi lại áo của chị em Sơn trong truyện “Gió lạnh đầu mùa” em đã lần lượt đặt mình trước những chờ đợi nào? (1) Không đòi được áo, chị em Sơn sẽ thế nào? Có bị mẹ mắng không? (2) Sau khi mẹ Hiên trả áo và về, mẹ sẽ làm gì với hai chị em Sơn? (3) Khi biết Sinh sẽ mách mẹ, hai chị em đi tìm Hiên vội đi đòi áo liệu có đòi được không? (4) Khi chị em Sơn dắt nhau lẻn về nhà, mẹ Hiên đang trả lại, liệu hai chị em Sơn có bị mẹ có đánh mắng không? A. (1) - (3) - (4) - (2) B. (3) - (1) - (4) - (2) C. (2) - (3) - (4) - (1) D. (4) - (1) - (2) - (3) 3.1.3. Biện pháp 3: Tổ chức linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá truyện ngắn trong SGK Ngữ văn 6 sau bài học. Đề kiểm tra đánh giá hiệu quả dạy học truyện ngắn theo định hướng phát triển năng lực, các câu hỏi, hình thức kiểm tra đánh giá phải tạo điều kiện để HS được nói lên quan điểm, cách nhìn nhận của cá nhân mình đối với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm; phát triển tư duy phản biện, biết tổng hợp, khái quát, thu nhận những ý tưởng khác, làm phong phú thêm cách giải mã, tạo nghĩa cho tác phẩm, Ngoài ra, việc lấy nguồn ngữ liệu truyện ngắn ngoài SGK để ra đề kiểm tra đánh giá cũng vô cùng cần thiết, giúp HS tiếp cận văn bản để hình thành năng lực văn học. Song song đó, đáp án của GV cũng sẽ không áp đặt nội dung trả lời mà sẽ để mở, cho phép chấp nhận nhiều cách hiểu và cách giải quyết khác nhau, miễn là tư tưởng của người viết không đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức và pháp luật mà xã hội đã quy định, khuyến khích HS vận dụng được những điều đã học vào giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra một cách thuyết phục, hợp lí, tự nhiên. GV có thể linh hoạt tổ chức cho HS làm bài kiểm tra ở nhà hoặc kiểm tra trên lớp dưới hình thức tự luận, trắc nghiệm với