Bài giảng Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 13: Học hát "Đi cấy" - Nguyễn Thị Thu Thủy

pptx 36 trang minhanh17 10/06/2024 980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 13: Học hát "Đi cấy" - Nguyễn Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_am_nhac_lop_6_tiet_13_hoc_hat_di_cay_nguyen_thi_th.pptx
  • docBẢN THUYẾT TRÌNH TIET 13-LOP 6.doc
  • docGiáo an-Chu de 4-AN 6.doc

Nội dung text: Bài giảng Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 13: Học hát "Đi cấy" - Nguyễn Thị Thu Thủy

  1. Thông tin cuộc thi BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4  Tên đề bài thi TiẾT 13: HỌC HÁT: BÀI “ĐI CẤY” Chủ đề Dân ca và nhạc cụ dân tộc. Môn: Âm nhạc/Lớp 6 Thông tin tác giả Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thủy E-mail nguyenthithuthuy.danang@moet.edu.vn Điện thoại liên lạc Điện thoại di động: 01222513882 Đơn vị công tác Trường THCS Lê Lợi Đường/Phường/ Số 07 Đường Hồ Xuân Hương, Phường Mỹ An Quận/Thành phố: Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Giấy phép bài dự CC-BY thi Tháng/Năm Tháng 09/2016
  2. ÂM NHẠC 6
  3. Mái trường mến yêu Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng Ơi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu. Có loài chim đang hót vang hòa tựa như nói.Vì hạnh phúc tuổi thơ và cho đời thêm sức sống. Thầy dìu dắt chúng em với tấm lòng thiết tha. Khi bình minh hé sáng phố phường còn ngủ yên. Khi giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá.Thầy bước đến trường em mang một tình yêu ước mơ. Cho từng ánh mắt trẻ thơ cho từng khúc nhạc dịu êm. Như thời gian êm đềm theo tháng năm. Như dòng sông gợn đều theo cơn gió. Mang tình yêu của thầy đến với chúng em. Để dựng xây quê hương tương lai sáng ngời.
  4. Quiz Click the Quiz button to edit this quiz
  5. Các em lắng nghe giai điệu và nhận biết tên của một vài bài dân ca đã được học:. Bài hát Gà gáy Bài hát Ngày mùa Bài hát Cò lả
  6. BứcNgười tranh nông miêu dân tả côngđang việccấy lúa gì.?
  7. Âm nhạc 6 Tiết 13 HỌC HÁT: BÀI “ĐI CẤY” Dân ca Thanh Hóa
  8. Mục tiêu của bài học: -Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca bài Đi cấy, một bài dân ca nổi tiếng của nhân dân Thanh Hóa. -Học sinh biết cách hát và thể hiện bài dân ca một cách nhẹ nhàng, duyên dáng, ở mức độ hoàn chỉnh. -Qua bài hát Đi cấy, học sinh hiểu thêm một vài nét về quê hương Thanh Hóa và càng thêm yêu quê hương, đất nước. - Thể hiện tính tương tác tích cực của người học.
  9. Tiết 13: Học hát bài
  10. Thanh Hoá là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 trong nước. Phía Bắc giáp với tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình. Phía Nam(Tây Nam) giáp với Nghệ An. Phía Đông giáp với biển đông. Phía Tây(Tây Bắc) giáp với Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Nhân Lào. Du lịch Sơn La Phong cảnh Mai Châu- trung tâm du lịch Hòa Bình- Thanh Hóa Thưởng ngoạn cảnh đẹp ở Tràng An- Ninh Bình- Thanh Hóa.
  11. Tiết 13: Học hát bài “Đi cấy” Thanh Hoá là quê hương của các anh hùng dân tộc như: Bà Triệu, Lê Lợi,Lê Lai Tam quan Đền Bà Triệu ở Hậu Lộc, Thanh Hóa. Tượng Lê Lợi ở thành phố Thanh Hóa.
  12. Tiết 13: Học hát bài “Đi cấy” Sông Mã chảy qua Thanh Hóa, là nơi sản sinh ra những điệu hò, các làn điệu dân ca được lưu truyền bao đời nay đặc biệt là Tổ khúc múa đèn.
  13. Tiết 13: Học hát bài “Đi cấy” Thanh Hoá có các làn điệu dân ca đặc biệt là tổ khúc múa đèn. Là một hình thức biểu diễn xướng hát và múa. Khi biểu diễn, mỗi diễn viên đội trên đầu một đĩa đèn dầu.
  14. Video Tổ khúc múa đèn Đông Sơn.
  15. Tiết 13: Học hát bài “Đi cấy” Bài Đi cấy trích trong Tổ khúc Múa đèn, bài hát kết hợp với múa thể hiện các công việc lao động của nhân dân như: gieo mạ, đi cấy Bài hát được phổ trên những câu thơ lục bát: Lên chùa bẻ một cành sen Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng Ba cô có bạn cùng chăng Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm Cầu cho trong ấm ngoài êm!
  16. Tiết 13: Học hát bài “Đi cấy” Nội dung: Học hát: Bài “Đi cấy”
  17. Video bài “Đi cấy”
  18. Luyện thanh (Khởi động giọng)
  19. Tiết 13: Học hát bài “Đi cấy” 1. Giới thiệu bài hát: Nội dung: Học hát bài:  Bài hát mô tả người nông dân thức khuya dậy sớm để cây hái cho kịp vụ mùa. Tuy vất vả, nhưng với bản chất lạc quan, yêu đời, yêu ca hát, yêu lao động họ đã sáng tác ra những điệu múa đẹp, những bài hát hay.
  20. Tiết 13: Học hát bài: 1 2 3 4 2. Nhận xét bài hát: a. Chia đoạn, chia câu: *Bài hát được chia thành mấy câu? + Bài hát được chia thành 4 câu: -Câu 1: Lên chùa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen, ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng. -Câu 2: Ba bốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng chăng. -Câu 3: Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm, chơi trăng ngoài thềm, ý rằng cầu cho. -Câu 4: Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm.
  21. Tiết 13: Học hát bài: 2. Nhận xét bài hát: b. Kí hiệu nhạc lí: - Bài hát được viết ở nhịp 2 4 - Ô nhịp đầu tiên không đủ phách gọi là nhịp lấy đà. - Hình nốt: Đơn, đơn chấm dôi, móc kép, nốt đen, đen chấm dôi, dấu lặng đơn. - Luyến 2 âm (chữ bẻ, đi, sáng, bạn, thắp, chơi, ấm êm, lại). - Luyến 3 âm (chữ ta, chữ ngoài). - Dấu hóa bất thường(Fa thăng- hẹn).
  22. Tiết 13: Học hát bài “Đi cấy” 3. Tập từng câu: Nội dung: * Câu 1(Tập khoảng 3-4 lần): Học hát: Bài “Đi cấy” * Câu 2 (Tập khoảng 3-4 lần):
  23. Tiết 13: Học hát bài “Đi cấy” 3. Tập từng câu: Nội dung: * Hát nối tiếp câu 1,2 (Tập khoảng 1-2 lần): Học hát: Bài “Đi cấy” * Tập câu 3 (Tập khoảng 3-4 lần):
  24. Tiết 13: Học hát bài “Đi cấy” Nội dung: 3. Tập từng câu: Học hát: Bài “Đi cấy” * Câu 4 (Tập khoảng 3-4 lần): * Hát nối tiếp câu 3,4 (Tập khoảng 1-2 lần):
  25. Tiết 13: Học hát bài “Đi cấy” *Tập hát cả bài: Nội dung: Học hát: Bài “Đi cấy” Lưu ý: - Bài hát nhịp nhàng, uyển chuyển. - Hát đúng những chỗ luyến hai , luyến ba nốt nhạc.
  26. Tiết 13: Học hát bài “Đi cấy” *Các nhóm trình bày bài hát: Nội dung: Học hát: Bài “Đi cấy” * Thể hiện sác thái và tình cảm của bài hát
  27. Tiết 13: Học hát bài “Đi cấy” * Tập hát đối đáp: - Học sinh nữ: Lên chùa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen, ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng. - Học sinh nam: Ba bốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng chăng. - Học sinh nữ: Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm, chơi trăng ngoài thềm, ý rằng cầu cho. - Học sinh nam: Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm.
  28. Tiết 13: Học hát bài “Đi cấy” * Tập hát nối tiếp: - Nhóm 1: Lên chùa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen, ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng. -Nhóm 2: Ba bốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng chăng. -Nhóm 3: Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm, chơi trăng ngoài thềm, ý rằng cầu cho. -Nhóm 4: Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm. * Tập hát lĩnh xướng: - Lĩnh xướng: Lên chùa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen, ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng. Ba bốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng chăng. - Cả lớp: Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm, chơi trăng ngoài thềm, ý rằng cầu cho.Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm.
  29. Quiz Click the Quiz button to edit this quiz
  30. Củng cố: Tiết học hôm nay các em đã được học nội dung gì? Học bài hát: Đi Cấy Dân ca Thanh Hóa
  31. BẢN ĐỒ TƯ DUY
  32. Bài tập về nhà – Dặn dò * Học thuộc lời và hát đúng giai điệu của bài hát Đi cấy. * Tập đọc nốt nhạc dựa trên câu hát đầu tiên trong bài Đi cấy, từ Lên chùa đến đi cấy sáng trăng. * Chuẩn bị bài mới: Xem trước bài Tập đọc nhạc số 5 “ Vào rừng hoa”.
  33. Tài liệu tham khảo * Bài giảng điện tử đã được xây dựng và đóng gói theo chuẩn E-learning với Ispring Suite 7.0 * Các phần mềm được sử dụng trong bài giảng: - Thiết kế trình bày trong: Microsoft PowerPoint, Ispring Suite 7.0 - Chương trình chép nhạc và ghép lời: Final, Encore. - Chương trình xử lý video: Camtasia studio5. * Các tư liệu trích dẫn tham khảo: - Các đoạn thu âm lời giảng do giáo viên thực hiện. - Tư liệu hình ảnh, video của trường THCS Lê Lợi-TP Đà Nẵng. - Tư liệu video biểu bài Đi cấy, Tổ khúc múa đèn. - Sách giáo khoa Âm nhạc 6- Bộ GD&ĐT. - Sách Thiết kế bài giảng âm nhạc 6- Nhà xuất bản Hà Nội. - Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn âm nhạc THCS. - Sách một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc THCS- Nhà xuất bản giáo dục.