Bài giảng Mĩ thuật 6 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 4: Nghệ thuật cổ đại thế giới và Việt Nam - Bài 2: Họa tiết trống đồng

pptx 29 trang thanhhuong 13100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Mĩ thuật 6 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 4: Nghệ thuật cổ đại thế giới và Việt Nam - Bài 2: Họa tiết trống đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_mi_thuat_6_chan_troi_sang_tao_chu_de_4_nghe_thuat.pptx
  • mp4XiaoYing_Video_1629621215431.mp4

Nội dung text: Bài giảng Mĩ thuật 6 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 4: Nghệ thuật cổ đại thế giới và Việt Nam - Bài 2: Họa tiết trống đồng

  1. Trường: THCS HỒNG BÀNG CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH KHỐI 6 ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MĨ THUẬT ONLINE NGÀY HÔM NAY GV: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc
  2. Chủ Đề: NGHỆ THUẬT CỔ ĐẠI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM BÀI 2: HỌA TIẾT TRỐNG ĐỒNG (2 TIẾT)
  3. Bài học gồm 5 hoạt động Hoạt động1: Hoạt Hoạt Hoạt Hoạt động KHÁM PHÁ động 2: động 3: động 5: VẬN Khám phá KIẾN TẠO LUYỆN 4:PHÂN DỤNG – hình họa KIẾN TẬP – TÍCH – PHÁT tiết trên THỨC – SÁNG ĐÁNH TRIỂN trống đồng KĨ NĂNG TẠO GIÁ
  4. MỤC TIÊU (HS CẦN ĐẠT) – Chỉ ra được cách tạo hình bằng kĩ thuật in. – Mô phỏng được họa tiết trống đồng bằng kĩ thuật in. – Phân tích được vẻ đẹp của họa tiết trống đồng qua hình in. _ Có ý thức trân trọng, giữ gìn, phát triển di sản nghệ thuật dân tộc.
  5. Chuẩn bị đồ dùng học tập: Giấy A4 (A3),mút xốp, màu nước, giấy mềm,bút chì, kéo, thước kẻ, SGK,
  6. Hoạt động 1:KHÁM PHÁ Khám phá hình họa tiết trên trống đồng Các em quan sát hình mặt trống đồng và suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau: + Mặt trống đồng có những họa tiết gì? + Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào? + Em ấn tượng với hoạ tiết nào? Vì sao?
  7. Hoạt động 1:KHÁM PHÁ Khám phá hình họa tiết trên trống đồng + Mặt trống đồng có họa tiết: Hình ảnh ngôi sao trên mặt trống đồng Đông Sơn là đại diện cho hình ảnh tối cao trong thiên nhiên đó là mặt trời.
  8. Hình ảnh các loài chim thể hiện cho sự sùng bái thiên.
  9. Hình ảnh các nhạc cụ trên trống đồng: được người dân dùng để chơi trong các dịp lễ hội.
  10. Hình ảnh nhà sàn dân tộc: Thể hiện cho việc khắc họa kiến trúc nhà ở thời trước.
  11. Hình ảnh họa tiết thuyền và người chèo thuyền
  12. Hình ảnh họa tiết những chú hươu
  13. Hình ảnh họa tiết người giã gạo. Ngoài ra trên trống đồng còn thể hiện nhiều họa tiết khác.v.v.
  14. + Cách sắp xếp các hoạ tiết trên mặt trống đồng rất tinh xảo, thể hiện sự sắp xếp và vẽ rất thông minh, tài tình của người Việt xưa.
  15. Hoạt động 2: KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG Mời các em xem Video tham khảo về Cách in tranh khắc gỗ
  16. Các em quan sát hình ở SGK trang 55 - Chúng ta có thể mô phỏng hình hoạt tiết trên trống đồng bằng kĩ thuật in. + Có thể tạo khuôn in trên bề mặt của vật liệu nào? Trên bề mặt mặt xốp (hộp xốp đựng thức ăn hoặc thùng xốp, ). + Có thể sử dụng loại màu gì để in? => Ta có thể sử dụng màu nước hoặc màu Acrylic.
  17. + Cách mô phỏng họa tiết bằng kĩ thuật in được thực hiện như thế nào? Bước 1: Các em chọn 1 Bước 3: Các em Lấy 1 hình họa tiết trống đồng tờ giấy, đặt lên khuôn, mà mình thích, vẽ lại sau đó dùng giấy mềm hình đó lên bề mặt hộp hoặc 1 cái khăn nhỏ xoa xốp. Ấn nhẹ đầu bút đều lên mặt giấy để tạo theo nét đã vẽ để nét hình in. lún sâu hơn trên mặt xốp tạo được khuôn in. Bước 4: 1 tay các em Bước 2: Các giữ hộp xốp, 1 tay em lấy màu nhẹ nhàng nhấc tờ nước, bôi màu giấy lên ra khỏi khuôn lên mặt khuôn in. in như hình. Ta sẽ có được hình in mà mình vừa vẽ.
  18. Hoạt động 3: LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO Các em chọn 1 họa tiết trên trống đồng mà mình yêu thích từ đầu tiết học đến giờ (hoạt tiết nào cũng được) Sau đó thực hiện lại kĩ thuật in như cô đã hướng dẫn . Chúc các em thành công GỢI Ý MỘT SỐ HÌNH IN LƯU Ý: Có thể chọn 1 hoặc 1 nhóm họa tiết để tạo khuôn in.
  19. Hoạt động 4:PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ Các em nêu cảm nhận của mình về: + Hình in yêu thích. + Các nét có trong hình in. + Đặc trưng của họa tiết trên trống đồng + Ý nghĩa của các họa tiết trên trống đồng + Cảm xúc khi thực hiện bài tập.
  20. Hoạt động 5: VẬN DỤNG – PHÁT TRIỂN Các em đọc thêm thông tin trong SGK trang 57 để hiểu thêm về vai trò và ý nghĩa của họa tiết trống đồng
  21. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA HỌA TIẾT TRỐNG ĐỒNG VÀO THỰC TẾ Ứng dụng vào thiết kế thời trang
  22. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA HỌA TIẾT TRỐNG ĐỒNG VÀO THỰC TẾ Ứng dụng vào đồ gốm
  23. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA HỌA TIẾT TRỐNG ĐỒNG VÀO THỰC TẾ Ứng dụng vào dụng cụ học tập
  24. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA HỌA TIẾT TRỐNG ĐỒNG VÀO THỰC TẾ Ứng dụng vào đồng hồ treo tường Ứng dụng vào đồng hồ đeo tay
  25. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA HỌA TIẾT TRỐNG ĐỒNG VÀO THỰC TẾ Họa tiết trống đồng trên Họa tiết trống đồng trên hột quẹt zipo Họa tiết trống đồng trên ốp lưng điện thoại giá đỡ laptop
  26. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA HỌA TIẾT TRỐNG ĐỒNG VÀO THỰC TẾ Họa tiết trống đồng trên Họa tiết trống đồng trên đồ chặn giấy túi giấy và hộp đựng quà
  27. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA HỌA TIẾT TRỐNG ĐỒNG VÀO THỰC TẾ Họa tiết trống đồng trên cổng
  28. TÓM TẮT BÀI HỌC Qua bài HỌA TIẾT TRỐNG ĐỒNG các em có thể thấy Trống Đồng là hiện vật tiêu biểu về nghệ thuật tạo hình của người Việt cổ. Hoạt tiết trên trống đồng thường được thể hiện bằng những đường kỉ hà và sắp xếp theo hướng chuyển động ngược chiều kim đồng hồ, chạy quanh biểu tượng mặt trời. Và các em có thể thấy được tính ứng dụng của bài học vào cuộc sống; cũng như hi vọng các em có ý thức trân trọng, giữ gìn, phát huy di sản nghệ thuật dân tộc.
  29. TIẾT HỌC KẾT THÚC CHÚC CÁC EM NGÀY MỚI VUI VẺ HẸN GẶP LẠI TẤT CẢ CÁC EM!