Bài giảng Mĩ thuật 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Xây dựng ý tưởng trong sáng tác theo chủ đề

ppt 14 trang thanhhuong 11/10/2022 8860
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Mĩ thuật 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Xây dựng ý tưởng trong sáng tác theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mi_thuat_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_2_xa.ppt

Nội dung text: Bài giảng Mĩ thuật 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Xây dựng ý tưởng trong sáng tác theo chủ đề

  1. Bài 2: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC THEO CHỦ ĐỀ ( TIẾT 3-4) Yêu cầu cần đạt - Xác định xây dựng được nội dung của sản phẩm mĩ thuật cần làm thông qua tìm hiểu một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật từ cuộc sống . - Khai thác hình ảnh một số kĩ năng trong lĩnh vực mĩ thuật tạo hình: Vẽ - tạo hình - Xác định nội dung của chủ đề qua tìm hiểu một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật như: Vẽ gì - tạo hình gì - vật liệu gì - dụng cụ gì để tạo ra SPMT . - Biết cách phân tích hình ảnh tiên nhiên, cuộc sống và một sản phẩm mĩ thuật để thể hiện SPMT theo chủ đề.
  2. Xác định vấn đề Quan sát
  3. Theo em, cách xây dựng nào trong ý tưởng sáng tác theo chủ đề phù hợp với mình? • Theo em, cách xây dựng nào trong ý tưởng sáng tác theo chủ đề phù hợp với em là những chủ đề liên quan đến cảnh vật sinh hoạt trong cuộc sống
  4. Hình thành kiến thức Thể hiện
  5. Luyện tập Thảo luận
  6. Trưng bày sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện : - Bạn đã có ý tưởng gi để thể hiện chủ đề? - Bạn đã sử dụng đường nét, màu sắc như thế nào để thẻ hiện ý tưởng? - Bạn đã vẽ những cảnh vật, nhân vật, hoạt động nào để thể hiện ý tưởng của mình? • Học sinh xây dựng ý tưởng sáng tác phù hợp với mình và sử dụng, đường nét, màu săc để thể hiện tác phẩm mĩ thuật của mình. Trưng bày sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện.
  7. Vận dụng
  8. Hãy trình bày vẻ đẹp của hai tác phẩm mĩ thuật sau:
  9. Tác phẩm Bình minh trên nông trang (Nguyễn Đức Nùng): sáng tác năm (1958), sơn mài, tác phẩm hội họa tiêu biểu của nghệ thuật sơn mài Việt Nam thế kỷ XX. Tranh: thể hiện hình ảnh người đàn ông rắn rỏi lực lưỡng đang làm việc vào một buổi sáng bình minh, ánh sáng rực rỡ của một ngày mới như tượng trưng hướng về một tương lai tươi sáng. Tác phẩm như một lời cổ vũ tinh thần Cách mạng, tinh thần hăng say lao động sản xuất của nhân dân. Bằng phương pháp biểu hiện ông mô tả dáng người đàn ông lưng trần, nước da nâu sạm nắng, cơ bắp chắc khỏe, đầu đội khăn, mặt hướng về phía chân trời, chiếc quần nâu bạc màu xăn lên gần đầu gối, đôi chân trần dính những vết bùn non, phía xa chân trời điểm nhấn mạnh thị giác là hai người nông dân đang làm việc, bố cục tranh là cấu trúc của những đường định hướng, người nông dân là chủ thể chiếm diện tích lớn bên trái bề bề mặt bức tranh, làm nổi bật tình cảm và cảm xúc của hình tượng, đây cũng là chủ đích mà tác giả muốn nhấn mạnh sự lạc quan yêu đời của người nông dân Việt Nam trong lao động sản xuất. Tác phẩm “ Bình minh trên nông trang” của họa sĩ Nguyễn Đức Nùng đã được trang trọng giới thiệu tại cuộc trưng bày về Nghệ thuật Đông Nam Á của bảo tàng Nghệ thuật quốc gia Singaphore, tác phẩm của ông đã gây ấn tượng mạnh cho những người thưởng lãm và yêu thích nghệ thuật.
  10. • Tác phẩm Hũ gạo nuôi quân (Trần Văn Hòe): tác phẩm hiện tinh thần đoàn kết, nhường cơm sẻ áo, yêu nước của người dân Việt Nam, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn.
  11. Giờ học kết thúc Các em về nhà hoàn thành nếu chưa xong