Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 6

docx 9 trang Minh Tâm 27/12/2024 1200
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_hoa_hoc_6.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 6

  1. 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 6 Câu 1:Tính chất vật lí của oxigen Ở điều kiện thường, oxigen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. - Hóa lỏng ở -183 oC, hóa rắn ở -218 oC * Vai trò của Khí oxygen - Khí oxygen cần cho sự hô hấp (duy trì sự sống) - Con người, động vật, thực vật đều cần khí oxygen để hô hấp; * Khí oxygen duy trì sự cháy - Đốt cháy nhiên liệu, cung cấp nhiệt để thắp sáng, sưởi ấm - Khí oxygen dùng trong côngnghiệp hóa chất, luyện thép - Oxygen lỏng dùng để đốt cháy nhiên liệu trong tên lửa và tàu vũ trụ Câu 2:- Giải thích hiện tượng: Vào những ngày trời nồm, không khí có chứa nhiều hơi nước (độ ẩm cao). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa nền nhà và lớp không khí bao quanh khiến hơi nước trong không khí bị ngưng tụ tạo thành những hạt nước nhỏ gây ẩm ướt, trơn trượt cho nền nhà. - Biện pháp giải quyết: + Đóng kín cửa, hạn chế không khí ẩm vào nhà. + Thỉnh thoảng, lau nhà bằng khăn bông khô.hiện tượng nền nhà trơn trượt vào những ngày thời tiết nồm Câu 3.Thành phần không khí? Tác hại của ô nhiễm không khí với đời sống: Để góp phần giảm ô nhiễm không khí ta làm gì? *không khí chứa 78% nitrgen, 21 % oxygen về thể tích, còn lại là cacrbondioxide, hơi nước và các khí khác. - Không khí bảo vệ sự sống trên trái đất khỏi các tác động từ vũ trụ - Không khí giúp điều hòa khí hậu - Không khí có thể bị ô nhiễm bởi khói bụi, khí thải độc hại. .*Tác hại của ô nhiễm không khí với đời sống: - Làm giảm tầm nhìn - Gây biến đổi khí hậu - Đe dọa sức khỏe, tính mạng của con người và sinh vật, - Ô nhiễm không khí gây tác hại nghiêm trọng đối với môi trường và đời sống con người * Để góp phần giảm ô nhiễm không khí ta có thể: - Trồng nhiều cây xanh trong khu mình đang sống - Tuyên truyền cho mọi người xung quanh về ý thức bảo vệ không khí - Hạn chế đi xe máy, ô tô thay vào đó có thể đi xe đạp hoặc xe bus, Câu 4.Kể tên một số vật liệu, nêu tính chất và ứng dụng của vật liệu đó Đồ vật Vật liệu Tính chất Công dụng Kim loại Có ánh kim, dẫn điện tốt, dẫn Đun nấu nhiệt tốt, cứng và bền.
  2. 2 Thủy tinh Trong suốt, dẫn nhiệt kém, Làm thí nghiệm, không dẫn điện, cứng nhưng đựng hóa chất giòn, dễ vỡ. Nhựa Dẻo, nhẹ, không dẫn điện, dẫn Làm đồ chơi nhiệt kém, dễ bị biến dạng nhiệt. Gốm, sứ Cứng, không thấm nước, dẫn Pha trà nhiệt kém, hầu như không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ Cao su Đàn hồi, bền, không dẫn điện, Làm găng tay không dẫn nhiệt, không thấm nước. Gỗ Bền, không dẫn điện, không dẫn Làm bàn ghế nhiệt, dễ cháy. Câu 5. Sử dụng một số đồ dùng trong gia đình sao cho an toàn (tránh bị bỏng, tránh bị điện giật, ) cần: + Vật dụng dẫn điện phải có bọc cách điện để tránh bị điện giật. + Vật dụng dẫn nhiệt phải có phần lót, phần cầm nắm cách nhiệt để tránh bị bỏng. + Vật dụng bằng thủy tinh, gốm sứ thận không làm vỡ để tránh gây thương Câu 4: Hãy nêu cách xử lí các đồ dùng bỏ đi trong gia đình sau đây: Đồ dùng bỏ đi Cách xử lí Chai nhựa, chai thuỷ tinh, Làm sach, dùng lại nhiều lần túi nilon Tặng cho người có hoàn cảnh khó khăn, sử dụng để làm giẻ Quần áo cũ lau, tái chế thành đồ dùng khác. Đồ điện cũ hỏng Mang đến nơi thu gom đồ điện, điện tử để xử lý. Pin điện hỏng Không vứt vào thùng rác, mang đến điểm thu gom pin cũ. Đem tặng cho người có hoàn cảnh khó khăn, tái chế lại thành Đồ gỗ đã qua sử dụng đồ dùng khác hoặc làm củi. Làm giấy gói, góp kế hoạch nhỏ hoặc dùng làm nguyên liệu Giấy vụn tái chế. *Cách xử lí rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hàng ngày thành phân bón cho cây trồng: ủ trong thùng kín khoảng một tháng chất thải này phân hủy thành phân bón cho cây trồng. Câu 6:Trình bày các loại nguyên liệu? Nhiên liệu là gì? Trình bày về Cách dùng nhiên liệu Có 2 loại nguyên liệu: + Nguyên liệu tự nhiên: Đá vôi, quặng sắt, nước biển, cát, quả nho. + Nguyên liệu nhân tạo: Dầu oliu, bơ, đường *Nhiên liệu là gì? Trình bày về Cách dùng nhiên liệu * Nhiên liệu là những chất cháy được và tỏa nhiều nhiệt. + Dựa vào trạng thái, có thể chia nhiên liệu thành 3 loại. Đó là nhiên liệu rắn (than đá, củi ); nhiên liệu lỏng (xăng, cồn, dầu hỏa ); nhiên liệu khí (khí gas, biogas ). * Cách dùng nhiên liệu (củi, than đá, xăng, khí gas) hiệu quả, an toàn: - Cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy. - Tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nhiên liệu. - Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức cần thiết nhằm cung cấp lượng nhiệt vừa đủ với nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí nhiên liệu.
  3. 3 Câu 7.Hãy nêu một số tính chất và ứng dụng của đá vôi trong nông nghiệp và công nghiệp. Lời giải: Vì thành phần hóa học chính của đá vôi là CaCO3 nên có một số tính chất: - Tác dụng với axit mạnh và giải phóng carbon dioxide Khi bị nung nóng, giải phóng khí carbon dioxide và tạo vôi sống Ứng dung: - Đá vôi được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp xây dựng, cẩm thạch hoặc là thành phần cấu thành của xi măng hoặc sản xuất ra vôi. - Đá vôi được sử dụng rất nhiều trong ngành sơn - Đá vôi là chất xử lý môi trường nước - Đá vôi thường được sử dụng rộng rãi trong y tế với vai trò là thuốc bổ sung khẩu phần canxi giá rẻ, chất khử chua. - Bên cạnh đó thì đá vôi còn được biết đến là chất làm trắng trong việc tráng men đồ gốm sứ. Và bột vôi cũng được gọi là đá phấn vì đây là thành phần chính của phấn viết bảng. Câu 8: Hãy tìm hiểu và cho biết tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường Lời giải: Tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường: - Khai thác đá vôi tạo ra rất nhiều bụi, cùng với khí thải từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thi công gây ô nhiễm không khí. - Gây ô nhiễm nguồn nước, thay đổi pH nước - Tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng, địa chất từ đó có ảnh hưởng tới hệ thống nước ngầm khu vực, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường Câu 9: Em hãy cho biết ứng dụng của các nhiên liệu: dầu hỏa, gỗ, xăng, than đá, khí thiên nhiên Lời giải: Các nhiên liệu như: dầu hỏa, gỗ, xăng, than đá, khí thiên nhiên là những chất cháy được và tỏa rất nhiều nhiệt, nhiệt tỏa ra được sử dụng để sưởi ấm, nấu ăn, chạy động cơ và phát điện, Câu 10. Nêu các tính chất của nhiên liệu mà em quan sát thấy. Lời giải: Các tính chất của nhiên liệu - Nhiên liệụ tồn tại ba trạng thái: rắn ,lỏng ,khí - Nhiên liệu dễ cháy, khi cháy tỏa nhiều nhiệt
  4. 4 - Hầu hết các loại nhiên liệu nhẹ hơn nước (trừ than đá), và không tan trong nước(trừ cồn) Câu 11: Khi mở nắp bình chứa xăng, dầu, ta ngửi thấy mùi đặc trưng của chúng. Tại sao? Lời giải: Khi mở nắp bình chứa xăng, dầu, ta ngửi thấy mùi đặc trưng của chúng vì xăng dầu là dung dịch nhẹ chứa các hydrocarbon dễ bay hơi. Câu 12. Bạn Linh lấy 2 chiếc đèn trong phòng thí nghiệm rồi cho dầu hoả vào đèn 1, cồn ethanol vào đèn 2. Dùng bật gas thắp cả 2 đèn lên rồi lấy hai tấm kính trắng che phía trên ngọn lửa của 2 đèn, Kết quả bạn thấy tấm kính trên ngọn lửa đèn dầu bị đen (có muội than), còn tấm trên ngọn lửa đèn cồn thì không bị đen. a) Tại sao phòng thí nghiệm chỉ sử dụng đèn cồn mà không sử dụng đèn dầu hỏa? b) Tại sao tấm kính che trên ngọn đèn dầu bị đen còn tấm che trên ngọn đèn cồn không bị đen? c) Tại sao khi thắp đèn dầu mà ta vặn bấc càng lên cao thì trên chụp đèn càng nhanh đen? Trả lời: a) Trong phòng thí nghiệm sử dụng đèn cồn sẽ không có muội than, không làm đen ống nghiệm nên dễ quan sát hiện tượng thí nghiệm. Nếu sử dụng đèn dầu sẽ sinh ra muội than, làm đen ống nghiệm dẫn đến khó quan sát hiện tượng thí nghiệm. b) Do thiếu oxygen nên dấu cháy không hoàn toàn (cần nhiều oxygen hơn ethanol) sinh a muội than (carboa). Còn ethanol cháy hết, không có muội than. c) Khi vặn bấc càng cao thì dầu lên theo bắc càng nhiều, oxygen càng thiếu nên muội than sinh ra càng nhiều, chụp đèn sẽ đen hơn, Câu 13. Tại sao khi gió thổi mạnh vào đồng lửa to thì nó càng chảy mạnh còn thổi vào ngọn nến thì nó tắt ngay? Trả lời: - Khi thổi vào đồng lửa to, gió cung cấp thêm nhiều oxygen nên đồng lửa sẽ cháy mạnh hơn, Còn khi gió thổi mạnh vào ngọn nến, nó làm nhiệt độ ngọn nến hạ đột ngột xuống dưới nhiệt độ cháy nên ngọn nến sẽ tắt. Câu 14: Nhựa được dùng làm vật liệu chế tạo nhiều vật dụng khác nhau. a) Thời gian phân hủy của vật liệu nhựa như thế nào? b) Tác hại của vật liệu nhựa với môi trường và sức khỏe con người như thế nào? c) Em hãy đề xuất các giải pháp để giảm tác hại tới môi trường của vật liệu nhựa. Trả lời: a) Thời gian để nhựa bị phân hủy rất lâu, có thể hàng trăm năm. b) Vật liệu nhựa sau khi sử dụng chuyển thành rác thải nhựa, lâu phân hủy nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Các hạt vi nhựa sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người và sinh vật khác. c) Giải pháp: - Hạn chế tới mức tối đa việc dùng vật liệu nhựa. - Ưu tiên sử dụng các vật dụng sản xuất từ nguyên liệu dễ phân hủy, thân thiện với môi trường. - Tích cực phân loại rác thải trong đó có rác thái nhựa để tái chế Câu 15: + Lương thực, thực phẩm nào có nguồn gốc từ thực vật? Từ động vật? +Tại sao phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách? Trả lời: + Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: gạo, ngô, khoai lang, mía, hoa quả, đậu, đỗ, dầu thực vật, lạc, vừng, rau xanh, mật ong. + Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: cá, thịt, trứng, bơ, mỡ lợn, sữa. + Lương thực, thực phẩm để ngoài môi trường (nhất là môi trường nóng, ẩm) dễ bị hư hỏng, sinh ra các chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ung thư
  5. 5 Câu 16: a.Tại sao cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách? b. Em hãy đề xuất 1 số cách bảo quản lương thực khô(gao, ngô,khoai,sắn) và thực phẩm . Trả lời: a. Cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách vì chúng rất dễ bị hỏng, nhất là trong môi trường nóng ẩm. Khi đó chúng sinh ra những chất độc, có hại cho sức khỏe người b. Bảo quản lương thực khô(gao, ngô,khoai,sắn): để nơi khô ráo, tránh ẩm thấp, khiến mọc mầm, thôi. Bảo quản lương thực đã được nấu chín (cơm, cháo): để nơi khô ráo, trong tủ lạnh, đun sôi trước khi cất đi sẽ giữ được lâu hơn Thịt tươi: rửa sạch, đóng gói cẩn thận, để vào ngăn mát tủ lạnh Thịt chín: cho vào hộp đậy kín rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc thêm vài lớp bên ngoài, chờ thịt nguội sau đó cho vào tủ lạnh. Phơi khô, sấy, muối chua, ướp muối, Chế biến thành các sản phẩm khác , . Câu 17: Kể tên một số lương thực, thực phẩm hàng ngày của gia đình em?Nêu vai trò của lương thực, thực phẩm? Trả lời: *Một số lương thực: gạo, ngô, khoai lang, sắn, lúa mì, Một số thực phẩm : Thịt, trứng, cá, sữa, rau xanh, hoa quả, bánh kẹo, nước ngọt, *Vai trò của lương thực, thực phẩm cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Một số lương thực: gạo, ngô, khoai lang, sắn, lúa mì, Một số thực phẩm : Thịt, trứng, cá, sữa, rau xanh, hoa quả, bánh kẹo, nước ngọt, Câu 18:Nhóm carbohydrate có vai trò gì đối với cơ thể? Em hãy cho biết thực phẩm nào cung cấp nhiều protein, thực phẩm nào cung cấp nhiều lipid. Trả lời: *Nhóm carbohydrate có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nhóm carbohydrate chứa tinh bột, đường và chất xơ. Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, đường cũng cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. *Thực phẩm cung cấp nhiều protein: cá, thịt, trứng, sữa, đậu, đỗ Thực phẩm cung cấp nhiều lipid: sữa, thịt,cá, trứng, dầu thực vật, lạc, bơ, mỡ lợn, vừng. Câu 19 a. Hãy tìm hiểu và cho biết những mặt tốt và mặt xấu của lipid đối với sức khỏe con người. b. Hãy tìm hiểu và cho biết những thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể. c. Vitamin nào tốt cho sự phát triển của xương? d. Vitamin nào tốt cho mắt? Trả lời: a. Mặt tốt : Cung cấp năng lượng cho cơ thể, duy trì nhiệt độ cơ thể và bảo vệ cơ thể,cấu thành các tổ chức, thúc đẩy hấp thu các vitamin tan trong chất béo Mặt xấu: tiêu thụ nhiều lipid và cơ thể thừa chất béo sẽ gây béo phì, mắc các bệnh tim mạch, máu nhiễm mỡ, b. Những thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể: sữa, rau xanh, hải sản, trái cây, c. Vitamin D tốt cho sự phát triển của xương. Vitamin D có vai trò quan trọng trong chuyển hoá canxi và xương. Loại vitamin này giúp tăng hấp thu canxi ở ruột, tăng sự thành lập xương. d. Vitamin A tốt nhất cho mắt. Vitamin A là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt, tăng cường sức khỏe ở niêm mạc và giác mạc. Đồng thời chống lại các bệnh nhiễm trùng do các loại vi khuẩn hoặc virus gây ra. Câu 20: Hãy nêu các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể người. Các loại chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể sống: carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và chất khoáng. Lời giải - Carbohydrate là tên gọi chung của nhóm chất chứa tinh bột, đường và chất xơ. - Protein (chất đạm): có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt như đậu, đỗ
  6. 6 - Lipid (chất béo): có ở trong bơ, dầu thực vật, sữa, lòng đỏ trứng, thịt, cá, lạc, vừng - Chất khoáng: trong cơ thể người gồm calcium, phosphorus, iodine, zinc - Vitamin: được đặt tên theo chữ cái A, B1, B2, C, D, E có nhiều trong rau xanh, củ quả tươi Câu 21: Em hãy nêu một số cách để bảo quản thực phẩm. Lời giải - Một số cách để bảo quản thực phẩm + Phương pháp đông lạnh: dùng được với hầu hết các loại thực thẩm + Hút chân không: đóng gói các thực phẩm trong một môi trường chân không, thường là trong một túi kín hoặc trong chai. + Hun khói: thường được dùng với các thực phẩm loại thịt + Sấy khô: phương pháp bảo quản thực phẩm lâu đời nhất + Muối chua: là ngâm thực phẩm với nước muối (nhiều muối), giấm, rượu và dầu thực vật, nhất là dầu ô liu nhưng cũng có nhiều loại dầu khác Câu 22: Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Lời giải - Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: + Độ tuổi: người già và trẻ từ 11-17 tuổi nên ăn thực phẩm giàu calcium + Giới tính: nữ thường cần ít chất đạm hơn nam + Nghề nghiệp, hoạt động thể lực: những người vận động nhiều cần bổ sung nhiều đạm và carbohydrate hơn Câu 23: Thế nào là chất tinh khiết,hỗn hợp? Huyền phù? Nhũ tương -Chất tinh khiết chỉ có một chất. Hỗn hợp chứa từ hai chất trở lên. - Chất tinh khiết: nhôm, đồng Hỗn hợp: Nước biển - Huyền phù là hỗn hợp rắn – lỏng không đồng nhất. -Nhũ tương là hỗn hợp lỏng – lỏng không đồng nhất. Câu 24.Một bạn nói: "Carbon dioxide không là khí độc nhưng có nhiều trong không khí thì không khí cũng bị ô nhiễm, có hại cho sức khỏe". Ý kiến của bạn đó có đúng không? Ý kiến của bạn đó không đúng. Vì khí cacbonic có nhiều trong không khí sẽ làm Trái Đất nóng dần lên,gây hiên tượng hiệu ứng nhà kính chứ không gây hại cho sức khỏe. Câu 25: Tại sao khẩu phần cho một bữa ăn nên có nhiều loại thức ăn khác nhau? Lời giải: Khẩu phần ăn cho một bữa nên có nhiều loại thức ăn khác nhau vì các loại thức ăn khác nhau cung cấp lượng năng lượng và các chất ding dưỡng khác nhau. Năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, cân nặng và chiều cao, Bên cạnh đó, mỗi bữa có nhiều loại thức ăn khác nhau giúp chúng ta ngon miệng, không bị chán ăn. Câu 26: Nước biển có chứa những chất gì mà lại có vị mặn? Lời giải: Nước biển chứa các chất muối hòa tan làm cho nó có vị mặn. Đó là những loại chất hòa tan chủ yêu là natri clorua ,kali nitrat và bicarbonate. Muối được lắng đọng trong đại dương thông qua nhiều cách khác nhau từ hàng tỷ năm trước. Muối được tích lũy đều đặn cho đến khi nước biển gần như bão hòa với hàm lượng muối. Câu 27: Kể tên một số nhũ tương và huyền phù xung quanh em. Lời giải: Một số nhũ tương và huyền phù xung quanh em.
  7. 7 Nhũ tương: sữa, hỗn hợp dầu ăn và nước (khí được khấy trộn), Huyền phù: nước phù sa, nước bột màu, nước bùn, Câu 28: Hiểu được tại sao trên vỏ hộp đựng một số sản phẩm như sữa có ghi dòng hướng dẫn: "Lắc đều trước khi sử dụng" Lời giải: Sữa là nhũ tương của chất béo trong nước. Mặt khác một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola, ở dạng huyền phù (những hạt ca cao rắn lơ lửng trong nước). Do vậy, phải lắc đều trước khi uống để hỗn hợp phân tán đều, phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp, giúp thường thức ngon hơn. Câu 29: Tại sao hạt bụi bị tách ra khỏi không khí, hạt phù sa bị tách khỏi nước sông? Lời giải: Hạt bụi bị tách ra khỏi không khí vì hạt bụi nặng hơn không khí do đó chúng sẽ tự động lắng xuống đất nên bụi bị tách ra khỏi không khí. Hạt phù sa nặng hơn nước nên nó sẽ lắng xuống và bị tách ra khỏi nước sông. Câu 30: Có một mẫu muối có lẫn cát. Em hãy đề xuất phương pháp tách muối khỏi cát. Lời giải: Ta cho hỗn hợp muối và cát vào nước, quấy đểu cho muối tan hết và để cát lặng xuống đáy, lọc cát ta thu được dung dịch nước muối. Dùng phương pháp cô cạn ta tách muối ra được khỏi dung dịch đó. TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Thế nào là vật liệu? A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày. B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống. D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Câu 2. Gang và thép đều là hợp kim tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt, Vì sao gang ít sử dụng trong các công trình xây dựng? A.Vì gang được sản xuất ít hơn thép. B. Vị gang khó sản xuất hơn thép. C. Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép. D. Vì gang giòn hơn thép. Câu 3. Mô hình 3R có nghĩa là gì? A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm. B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng. C. Sử dụng các vật liệu Ít gây ô nhiễm môi trường. D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp. Câu 4. Vật liệu nào sau đây không thể tái chế? A. Thuỷ tỉnh. B. Thép xây dựng. C. Nhựa composite. D. Xi măng Trả lời:Chọn đáp án: D Câu 5. Thế nào là nhiên liệu?
  8. 8 A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo. B. Nhiên liệu là những chất được oxi hóa để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống. C Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng. D. Nhiên liệu là những chất cháy được dùng để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người Câu 6. Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch? A. Than đá B. Dầu mỏ. C Khí tự nhiên D. Ethanol Câu 7. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Phơi củi cho thật khô. B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy. C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt. D Chẻ nhỏ củi. Câu 8. Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas. B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất, C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất. D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide. Câu 9. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu? A. Gạch xây dựng. B. Đất sét, C. Xi măng. D. Ngói Câu 10. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu Câu 11. Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là A. vật liệu. B. nhiên liệu. C. nguyên liệu. D. vật liệu hoặc nguyên liệu Câu 12. Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh? A.Gỗ. B. Bông. C. Dầu thô. D. Nông sản. Câu 13: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Lúa mì. B. Ngô. C. Mía. D. Lúa gạo. Câu 14: Lứa tuổi từ 11-15 tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là A. chất béo. B. protein. C .calcium. D. carbohydrate. Câu 15: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất? A. Thịt. B. Gạo. C. Rau xanh. D. Gạo và rau xanh Câu 16: Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể? A. Vitamin. B. Protein (chất đạm). C. Lipit (chất béo). D. Carbohydrate (chất đường, bột). Câu 17: Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh là: A. 1 – 2 tuần. B. 2 – 4 tuần. C. 24 giờ. D. 3 – 5 ngày. Câu 18: Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm gồm: A. Rau, quả, thịt, cá phải mua tươi hoặc ướp lạnh. B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng. C. Tránh để lẫn lôn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 19: Nhiệt độ nào là an toàn trong nấu nướng, vi khuẩn bị tiêu diệt ? A. 80oC – 100oC B. 100oC - 115oC C. 100oC - 180oC D. 50oC - 60oC Câu 20: Bệnh bướu cổ là do thiếu chất khoáng gì? A. iodine (iot). B. calcium (canxi). C. zinc (kẽm). C. phosphorus (photpho). Câu 21: Vitamin nào không tan được trong chất béo? A. Vitamin A. B. Vitamin D C. Vitamin E. D. Vitamin B Câu 22: Vitamin tốt cho mắt là A.Vitamin A. B. Vitamin D C. Vitamin K. D. Vitamin B