Đề tài Phương pháp dạy dạng bài kết hợp kỹ năng trong tiết dạy Skills 2

docx 8 trang Minh Tâm 28/12/2024 600
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phương pháp dạy dạng bài kết hợp kỹ năng trong tiết dạy Skills 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_tai_phuong_phap_day_dang_bai_ket_hop_ky_nang_trong_tiet_d.docx

Nội dung text: Đề tài Phương pháp dạy dạng bài kết hợp kỹ năng trong tiết dạy Skills 2

  1. UBND TP. BẮC NINH TRƯỜNG THCS VỆ AN Chuyên Đề: “PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2” 1
  2. 1 A. Đặt vấn đề: Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực thông tin, tri thức, khoa học , kỹ thuật, giáo dục và văn hóa. Trong bối cảnh đó Tiếng Anh đóng vai trò là một công cụ giao tiếp quan trọng đố với sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của đất nước và hội nhập khu vực. Năng lực giao tiếp Tiếng Anh trở thành năng lực cơ bản cần được hình thành cho thế hệ trẻ Việt Nam. Với mục đích trên, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1400/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020.” và bộ sách giáo khoa tiếng Anh THCS được biên soạn theo Chương trình Tiếng Anh THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-BGDĐT ngày 03 tháng 01 năm 2012 ra đời. SGK tiếng Anh THCS lấy năng lực giao tiếp của học sinh dưới các hình thức nghe, nói, đọc, viết phải là đích của quá trình dạy học (SẢN PHẨM ĐẦU RA), lấy các thành phần ngữ liệu như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp là phương tiện phải được cung cấp (dạy) cho học sinh (thông qua rèn luyện) để học sinh có thể sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp dưới dạng nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp cơ bản và trực tiếp trong những tình huống gần gũi và thường nhật ở trình độ tương đương với Cấp độ A2 của Khung Tham chiếu Chung Châu Âu về ngôn ngữ. Cùng với sự thay đổi đó, phương pháp dạy và học ngoại ngữ hiện nay cũng chú trọng phương pháp giao tiếp như là task-based, content-based và cooperative learning, tất cả đều đòi hỏi việc sử dụng các kỹ năng một cách thật hiệu quả. Và phương pháp “Intergrating Skills” là chìa khóa giúp giáo viên có được một tiết dạy thật sự thú vị, tạo được một môi trường giao tiếp chủ động tích cực hơn, và phát triển sự tư duy sáng tạo cho học sinh. Phương pháp kỹ năng tích hợp, kết hợp nghe, nói, đọc và viết, đã trở thành một xu hướng mới trong bối cảnh EFL bởi vì nó chinh là một cách tiếp cận hiệu quả: - Giúp cho giáo viên cải tiến phương pháp sáng tạo trong dạy nói-nghe-đọc-viết. - Cải thiện phương pháp dạy học tiếng Anh đương thời trong các trường học. - Tăng cường thúc đẩy lớp học bằng cách tổ chức các hoạt động giao tiếp trong và ngoài lớp học. - Nhận thức được công nghệ có sẵn và ứng dụng sáng tạo của giáo viên trong việc giảng dạy ngôn ngữ. - Tạo cho học sinh môi trường học ngoại ngữ ,thúc đẩy việc đam mê học ngoại ngữ. - Giúp cho học sinh sử dụng tiếng Anh in-class and out-of-class. - Để phát triển năng lực giao tiếp của học sinh và khả năng sử dụng tiếng Anh tiếp cận với xã hội, cơ hội nghề nghiệp, giáo dục, hoặc chuyên nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, cần đòi hỏi sự tâm huyết của người thầy. Cái tâm ấy sẽ giúp chúng ta vượt qua bao rào cản khó khăn với thực trạng nào là học sinh bây giờ lười lắm, các cháu không chịu ghi chép bài, các cháu hay nói chuyện riêng trong giờ 2
  3. học và vân vân với muôn vàn lý do khác nhau. Vì vậy, hôm nay tôi mạnh dạn đưa ra chuyên đề: “ PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2 ” nhằm muốn cùng các thầy cô giáo chia sẻ bí quyết dạy học mới và làm nóng lại phong trào dạy và học đáp ứng thời đại 4.0 này. B. Nội dung I. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi - Sách giáo khoa THCS chương trình mới được biên soạn theo hướng tích hợp các kỹ năng trong một tiết dạy đặc biệt ở các tiết dạy Skills, các task trong skills được biên soạn sẵn và có sự kết hợp các kỹ năng trong các task nên việc vận dụng phương pháp dạy học kết hợp rất thuận lợi cho giáo viên. - Hầu hết giáo viên trong Thành phố đã tiếp cận và giảng dạy chương trình mới ít nhất cũng được ba năm, nên cũng có ít nhiều bề dày kinh nghiệm. - Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục Đào tạo TP Bắc Ninh cũng tổ chức nhiều tập huấn cho các giáo viên về phương pháp dạy học theo chương trình mới và hiện giờ đang tổ chức tập huấn cho một số giáo viên cốt cán về Phương pháp giảng dạy mới, bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức môi trường học Ngoại Ngữ trong và ngoài lớp. - Đặc điểm của dạy học kết hợp các kỹ năng là một trong những phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tự học nghiên cứu của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường hiện nay. 2. Khó khăn 2.1 Về phía giáo viên: - Một số giáo viên còn mơ hồ về phương pháp dạy kết hợp các kỹ năng. - Một số giáo viên còn ngại dạy các bài kỹ năng nên đã biến thành bài dạy từ vựng, ngữ pháp. - Việc daỵ học quá đặt nặng đến việc kiểm tra đánh giá . Dạng đề kiểm tra quá tủn mủn, mang tính thách đố học sinh. Kiểm tra ngữ pháp rời rạc hơn là thông hiểu, vận dụng nắm bắt ngôn ngữ. - 2.2 Về phía sách giáo khoa: - Sách giáo khoa THCS chương trình mới tuy được biên soạn theo hướng tích hợp các kỹ năng trong một tiết dạy, nhưng ở một số bài Skills các task vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của tiết dạy kết hợp các kỹ năng một cách hiệu quả. Ở một số tiết listening không liên quan đến nội dung bài viết, Reading không liên quan đến Speaking. - Áp lực về thời gian cho bài dạy skills quá mức. - Nguồn tài liệu hổ trợ chưa dồi dào. 2.3 Về phía học sinh: 3
  4. - Áp lực thời gian cũng là một vấn đề khó khăn cho giáo viên khi dạy tiết Skills2 vì nó gồm 2 kỹ năng khó với học sinh. - Trình độ ngôn ngữ của học sinh trong một lớp học Ngoại Ngữ chưa đồng đều, sĩ số lớp có học sinh quá đông (40hs). Nhiều học sinh vốn dĩ đã không có năng khiếu về tiếng Anh cũng như các môn khác: không chịu học vì nhiều lí do khác nhau. - Tỷ lệ học sinh tích cực chủ động trong học tập còn ít. Khả năng tự học của học sinh còn hạn chế, nên cũng gây khó khăn cho giáo viên khi giao bài tập về nhà cho học sinh . II. NHỮNG VẤN ĐỀ GIÁO VIÊN CẦN HIỂU VÀ NẮM RÕ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KẾT HỢP CÁC KỸ NĂNG. 1. KẾT HỢP CÁC KỸ NĂNG LÀ GÌ? Mục tiêu lâu dài của người học Ngoại Ngữ là đạt được năng lực giao tiếp: Communicative Competence”, là khả năng giao tiếp trong trong một môi trường mục đích đầy ý nghĩa. Khả năng ấy đòi hỏi việc sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ kết hợp cùng nhau trong sự tương tác của xã hội. Đó là lí do cho các định hướng hiện nay cho việc dạy và học ngoại ngữ,TPR: Total physical Response ( Việc dạy ngoại ngữ kết hợp việc học Ngoại Ngữ với các động tác cơ thể đựa vào các mệnh lệnh) như là: - Task-based: Hướng dạy mà học sinh phải cùng nhau để giải quyết vấn đề, hoàn thành bài tập, hoặc tạo nên một sản phẩm . Việc học thông qua một trải nghiệm bên ngoài lớp học. - Content-based : Là việc sử dụng các nội dung cấu trúc chương trình học , bài học xung quanh các chủ đề học theo chủ điểm. - Cooperative learning : là khả năng giao tiếp trong môi trường có mục đích đầy ý nghĩa.Khả năng đó đòi hỏi phải có việc sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ kết hợp cùng nhau trong sự tương tác của xã hội. Ví dụ :Trong thực tế làm sao bạn có thể nói mà không nghe? Hoặc viết mà không đọc?Khi chúng ta dùng ngôn ngữ, chúng ta định hướng dùng toàn bộ nó, vậy ưu tiên kỹ năng nào trước : nghe, nói, đọc, hay viết? Tất cả các kỹ năng đều cần thiết để mà giao tiếp một cách hiệu quả. Mặc dù có lúc chúng ta tập trung vào một kỹ năng, đặc biệt ở cấp độ đầu tiên, nhưng mục tiêu cuối cùng là SỬ DỤNG CÁC KỸ NĂNG CÙNG NHAU CHO VIỆC GIAO TIẾP. Việc sử dụng các kỹ năng cùng nhau cho việc giao tiếp có thể dẫn đến khả năng ghi nhớ ngôn ngữ tốt hơn (Retention).Về mặt hiệu quả của việc dạy học, giáo viên người mà kết hợp các kỹ năng có thể làm cho bài học thú vị hơn, khích lệ hơn , tạo được môi trường học Ngoại Ngữ năng động hơn. 2. CÁC LOẠI KỸ NĂNG: Theo truyền thống, có 4 kỹ năng cơ bản (primary language skills) - Kỹ năng Nghe, và Đọc (Receptive skills): Kỹ năng tiếp thu. - Kỹ năng Nói và Viết (Productive skills) : Kỹ năng sản xuất. 4
  5. Những kỹ năng phụ (Sub-skills) như là Ngữ pháp, từ vựng, phát âm, đánh vần , research, analysis (critical thinking), synthesis, negotiation, cooperartion,soft skills rất cần thiết cho việc sử dụng thành thạo cho các kỹ năng cơ bản (Nói, nghe , đọc, viết). - Để cho việc giao tiếp hiệu quả nhất, Non-verbal skills như là động tác, biểu cảm của khuôn mặt và hiểu biết về văn hóa rất cần thiết. III. CÁCH TIẾN HÀNH DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS CỤ THỂ LÀ SKILLS 2 ” 1.Tổng quan về cấu trúc trong tiết dạy Skills 2 - Kỹ năng viết được dùng để củng cố vốn ngữ liệu đã được học, giúp học sinh mở rộng thêm vốn từ vựng, hiểu và sử dụng được các cấu trúc câu cơ bản, văn phong ngôn ngữ mà mình đang học. Viết cũng là mục đích cuối cùng để họ kiểm tra lại mình đã nghe, đã đọc đã nói được những gì và thể hiện những hiểu biết đó qua bài viết của mình. - Sách giáo khoa chương trình mới thiết kế tiết skills 2 gồm 2 kỹ năng Listening ( receptive skill) và Writing ( productive skill). Các bài luyện viết ở lớp 6, 7, 8 thường là dạng Guided activity. Còn ở lớp 9 là dạng free activity. - Viết ở lớp 6 là dạng viết bức thư, bưu thiếp, tin nhắn, và 1 đoạn văn ngắn có hướng dẫn khoảng 40 - 60 từ về các chủ đề trong chương trình như gia đình, nhà trường, bạn bè, lễ hội, danh lam thắng cảnh, danh nhân, truyền hình, thể thao, - Viết ở lớp 7 là dạng viết 1 paragraph, review, letter . có hướng dẫn khoảng 60 - 80 từ về các chủ đề trong Chương trình như sở thích, âm nhạc, nghệ thuật, điện ảnh, lễ hội - Viết ở lớp 8 là dạng viết 1 paragraph, review, letter , opinion, folk tale, có hướng dẫn hoặc free writing khoảng 80 - 90 từ về các chủ đề trong Chương trình như sở thích, âm nhạc, nghệ thuật, điện ảnh, lễ hội - Viết ở lớp 9 đa số là dạng viết tự do 1 đoạn văn, lá thư . khoảng 100-120 từ về các chủ đề trong chương trình như môi trường, địa phương, cuộc sống thành thị, du lịch - Các tiết skills 2 ở các khối lớp 6,7,8 đa số đều biên soạn theo hướng thông qua hoạt động đọc hiểu ( skills 1), học sinh nắm bắt format của một dạng bài viết nào đó. Các tasks cũng được biên soạn theo hướng từ dễ đến khó, có các writing tips và chỉ dẫn giúp học sinh viết hiệu quả hơn. Tiết skills 2 sẽ là phần học sinh thực hiện các bài tập viết theo yêu cầu đề ra, có hướng dẫn thông qua các câu hỏi, hoặc có gợi ý. Riêng ở lớp 9, học sinh đã có kiến thức cơ bản về các dạng viết qua chương trình lớp 6, 7, 8 nên học sinh cần có sự tư duy sáng tạo nhiều hơn. 2. Các bước dạy bài kỹ năng skills 2 - Như giáo viên chúng ta vẫn đang thực hiện là khi gặp bài dạy skills, ta xem phần nào có kiến thức quan trọng hơn , nặng hơn thì ta lấy phần đó làm Post, còn phần nào giáo viên coi là nhẹ hơn, dễ triển khai hơn ta cho làm phần Warm-up hoặc pre. - Có trường hợp giáo viên kết hợp dạy và soạn giảng bài Skills theo dạng 2 pre-, 2 5
  6. While-, 2 Post- trong 1 bài dạy. Vậy kiểu bài dạy kỹ năng sẽ được thực hiện theo các bước sau: 1, WARM UP/ LEAD IN. 2, ACTIVITIES: - Activitiy 1 - Activitiy 2 3, DISCUSSIONS - Discussion1 - Discussion2 4, Listening 5, Writing 6, Homework. 3. Cách tiến hành một tiết dạy Skills 2 1. Warm- up: - Đây là họat động nhằm gây hứng thú, tạo không khí dễ chịu cho học sinh trước khi vào bài, đồng thời là bước chuẩn bị về tâm lý và kiến thức cho bài mới, củng cố kiến thức ngữ pháp, kiến thức ngôn ngữ nhằm làm dễ tiến trình viết cho học sinh, do vậy các họat động và thủ thuật vào bài cần phải tiến hành sao cho nó có ý nghĩa như một phần của bài học và đóng vai trò tạo tình huống bối cảnh cho phần giới thiệu của bài. Với ý nghĩa trên, khi dự định làm gì trong phần này, giáo viên cần luôn đặt câu hỏi: Làm như vậy để làm gì? Nhằm vào mục đích gì? Giáo viên có thể vào bài bằng các thủ thuật như: eliciting questions, tạo ngữ cảnh tình huống qua tranh hoặc cho các em chơi một số trò chơi về từ vựng hoặc ngữ pháp như: sing a song, jumbled words, matching, pelmanism, wordsquare, crossword, networks, lucky numbers, Kim’s game . Từ vựng phải liên quan đến nội dung các em đã học (70%) sắp học có thể kết hợp với giới thiệu từ mới (30 %) 2. Activities Sẽ có nhiều Activities, mỗi activitiy thực ra là Pre-để giáo viên đưa ra tasks nhằm dạy từ mới, cấu trúc, giới thiệu ngữ liệu mới dưới hoạt động cặp nhóm với các kiểu bài tâp như : ➢ True/False ➢ Matching ➢ Brainstorming/ eliciting ➢ Interview ➢ Answer questions orally ➢ Listen and fill in the grid ➢ Pictured story ➢ Video clip ➢ Ứng dụng công nghệ thông tin đẫn dắt các em làm việc. -Các sub-skills Ngữ pháp, từ vựng, phát âm, đánh vần , research, analysis (critical thinking), synthesis, negotiation, cooperartion, được sử dụng lúc này. - Giáo viên sử dụng kỹ năng nói : Đưa ra sự chỉ dẫn, khen ngợi, đối thoại . 6
  7. -Activitiy 1 - Activitiy 2 - Giáo viên yêu cầu học sinh làm các Task trong sách giáo khoa. (Pairwork, groupwork) 3. Discussion - Đây là bước quan trọng trong tiết dạy viết. Thông qua các tasks giáo viên đưa ra, thông qua hoạt động trên, học sinh có cơ hội: + Thảo luận . + Thu thập thông tin, dữ liệu. + Trao đổi thông tin . + Xử lý thông tin. + Củng cố kiến thức. - Tự điều chỉnh, rút ra được nội dung thông tin, mục tiêu chính của bài hoc, format, grammar, và ý tưởng cho bài viết. Ví dụ: Dạy bài viết unit 4: Write about your neighbourhood/ Tiếng anh 6/ p45 - Để tiết dạy hiệu quả , giáo viên cần phải yêu cầu học sinh chuẩn bị ở nhà những hình ảnh liên quan đến nơi em ấy đang sống.(có thể là hình chụp, pictures, posters, sưu tập cắt ra từ tạp chí hoặc lấy tự mạng). Chú ý là các hình ảnh nội dung thông tin phải mang tính xác thực (Authentic), và đời sống thực (Real life) thì mới đáp ứng được nhu cầu giao tiếp thực tế. - Học sinh sẽ rất phấn khởi tham gia vào các hoạt động khi được nhìn thấy những tấm hình gần gũi với các em được giáo viên trưng bày trên bảng, trình chiếu cho cả lớp cùng tham khảo và thảo luận. - Học sinh sẽ rất thích nói về thực tế của nơi mình ở. -Học sinh phải thực sự được biết mình sắp học gì thì mới có sự chuẩn bị tốt, phối hợp ăn ý với giáo viên. - Giáo viên phải hướng dẫn trước: lập bảng và cho học sinh chuẩn bị ý tưởng viết về Likes và Dislikes about your neighbourhood. Học sinh chuẩn bị tranh và ý tưởng ở nhà, tìm nguồn tài liệu, điều đó sẽ làm mềm và dễ cho quá trình dạy và học trên lớp và sẽ có một môi trường sử dụng tiếng Anh thiết thực. MY NEIGHBOURHOOD Likes Dislikes - There are many trees and flowers -The neighbours are noisy . - The vegetables are fresh. -Someone litters. - The streets are wide. -The fierce dogs bark and bite. -The food is delicious and cheap. - It’s convenient because everything I need in a 5- minute walk. -There is a supermarket, milk tea shops. -The people are friendly and helpful. 4. Listening. Trước kia chúng ta thường mặc định listening là phần pre- writing or production, nhưng với phương pháp kết hợp các kỹ năng, chúng ta có thể dạy kỹ năng listening 7
  8. một cách linh hoạt tùy theo nội dung của nó. - Listening có thể được giáo viên kết hợp trong các activity cho học sinh làm để lấy idea và information từ đó thảo luận ra nội dung chính. 5. Writing - Đây là sản phẩm đầu ra cuối cùng của tiết dạy. Các em làm tốt phần Activity + Discussion thì sẽ viết tốt. - Học sinh có thể viết cá nhân hay theo nhóm. - Sau khi viết xong chúng ta cho học sinh trao đổi bài lẫn nhau để kiểm tra các lỗi về: chính tả, ngữ pháp, từ vựng - Sau đó giáo viên sẽ trình chiếu bài của học sinh trước lớp: + Sửa sai + Góp ý + Tư vấn + Nhận xét + Khen ngợi và cho điểm 6. Homework. Đây là phần quan trọng giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu tài liệu ở nhà. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ và giao nhiệm vụ rõ ràng. Ví dụ: Dạy xong bài Unit 2: Skills 2 - Finish the email of your house and describe about it (if Ss haven’t finished it). - Have students work in groups to draw their own strange house. - Make a presentation before class. KẾT LUẬN Bộ môn Tiếng Anh cũng như các bộ môn khác, việc vận dụng PPDH tích cực lấy người học làm trung tâm là điều rất cần thiết. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện và áp dụng cho từng đối tượng HS khác nhau. Mức tiếp cận với các phương tiện, thực hiện các kĩ năng, việc nắm bắt nội dung kiến thức cũng có những cấp độ khác nhau. Trong quá trình thực hiện chuyên đề này có sử dụng một số phương pháp quen thuộc, một số trò chơi trong tiết học mà nhiều giáo viên cũng đã áp dụng tuy nhiên ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc ghi nhớ từ vựng, ghi nhớ cấu trúc câu và thực hành chúng. Chúng tôi hy vọng chuyên đề này sẽ góp phần giúp các em khắc phục được những lỗi trong lối học truyền thống mà cải thiện cho mình hướng học mới- hướng học tích cực lấy người học làm trung tâm. 8