Giáo án Âm nhạc 6 - Chủ đề: Mái trường
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc 6 - Chủ đề: Mái trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_am_nhac_6_chu_de_mai_truong.doc
Nội dung text: Giáo án Âm nhạc 6 - Chủ đề: Mái trường
- Chủ đề: Mái trường A. MỞ ĐẦU. I. Mục đích: - HS hát đúng giai điệu, lời ca bài Hành khúc tới trường, tập hát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhạc, đánh nhịp. Tập hát theo cách hát đuổi, tập trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, - Giáo dục HS biết yêu những ngày đi học. - Đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN số 4, tập đọc kết hợp gõ đệm, đánh nhịp, - HS xem bản đồ Việt Nam, nhận biết các vùng miền dân ca. - Hiểu biết sơ lược về dân ca, nêu những nét đặc trưng của dân ca Việt Nam. II.Đối tượng: Học sinh đại trà. III.Phạm vi nghiên cứu: - Học hát: Bài Hành khúc tới trường. - Tập đọc nhạc: TĐN số 4 - Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam. B.NỘI DUNG NỘI DUNG 1. Học hát: Bài Hành khúc tới trường. I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động chung cả lớp - HS lắng nghe giai điệu và nhận biết tên của một vài bài hát nước ngoài: Con chim non, Chú chim nhỏ dễ thương - HS xem một số hình ảnh về nước Pháp. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động chung cả lớp - HS nghe bài hát Hành khúc tới trường (xem video hoặc GV trình bày), nêu những hình ảnh mà em thấy yêu thích. Hoạt động cá nhân - HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: + Bài hát viết ở loại nhịp gì? + Tính chất của bài hành khúc?
- + Nội dung (hoặc chủ đề) bài hát nói về điều gì? + Chia các câu hát? Bài hát có 1 lời, được chia thành 6 câu hát: Mặt trời lấp ló đằng chân trời xa. Rộn ràng chân bước đều theo tiếng ca. Non sông ta bao la mến yêu sao đất quê hương. Vui như chim reo ca tiếng hát em dưới mái trường. La la la la la la la la la. La la la la la la la la la. III. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động chung cả lớp - HS nghe GV đàn, khởi động giọng hát: ( ) - Tập hát từng câu + Tập hát câu thứ nhất: HS lắng nghe GV đàn giai điệu hoặc hát mẫu, tập hát vài lần hoà cùng với tiếng đàn. GV chỉ định một vài HS hát lại câu 1, hướng dẫn các em sửa chỗ còn sai. + Tập hát câu thứ hai tương tự câu thứ nhất. + Hát nối tiếp câu thứ nhất với câu thứ hai. GV chỉ định cá nhân, cặp đôi, nhóm, tổ, HS nam hoặc nữ trình bày lại. + Tập những câu hát tiếp theo tương tự. Hoạt động nhóm - Tập hát cả bài + HS tự luyện tập bài hát. + GV giúp HS sửa chỗ hát sai. + GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát. + Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận. Hoạt động chung cả lớp - Củng cố bài hát + Tập hát đối đáp và hòa giọng:
- Người hát Câu hát HS nữ Mặt trời lấp ló đằng chân trời xa HS nam Rộn ràng chân bước đều theo tiếng ca HS nữ Non sông ta bao la mến yêu sao đất quê hương HS nam Vui như chim reo ca tiếng hát em dưới mái trường (dấu nhắc lại) Cả lớp La la la la la la la la la. + Tập hát nối tiếp và hòa giọng: Người hát Câu hát Nhóm 1 Mặt trời lấp ló đằng chân trời xa Nhóm 2 Rộn ràng chân bước đều theo tiếng ca Nhóm 3 Non sông ta bao la mến yêu sao đất quê hương Nhóm 4 Vui như chim reo ca tiếng hát em dưới mái trường Cả lớp La la la la la la la la la. + Tập hát đuổi theo 2 nhóm: nhóm 2 hát sau nhóm 1 bốn nhịp. IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động nhóm - HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp. - Hoạt động ứng dụng trong lớp, các nhóm HS chọn 1 trong 3 hoạt động ứng dụng sau: + Hát bài Hành khúc tới trường kết hợp gõ đệm: Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ; Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp. + Hát bài Hành khúc tới trường kết hợp đánh nhịp 2/4.
- + Hát bài Hành khúc tới trường kết hợp vận động theo nhạc: Tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát; Tập hát kết hợp vận động theo nhạc. Hoạt động với cộng đồng - Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: HS hát bài Hành khúc tới trường trong các sinh hoạt của lớp, của trường và sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng. V. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Hoạt động nhóm Các nhóm HS chọn 1 trong 3 hoạt động mở rộng sau: - Kể tên một vài bài hát nước ngoài đã học? - Vẽ bức tranh minh họa cho bài hát. - Đặt lời mới cho 1-2 câu trong bài Hành khúc tới trường theo chủ đề tự chọn. NỘI DUNG 2: - Tập đọc nhạc: TĐN số 4 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động chung cả lớp - GV đàn giai điệu bài TĐN số 4, HS lắng nghe và quan sát bản nhạc. Hoạt động cá nhân - HS nêu cảm nhận về bản nhạc. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động cặp đôi HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: - Bài TĐN viết ở loại nhịp nào? - Bài TĐN có hình nốt nào? - Trong bài TĐN, nốt nhạc nào cao nhất và nốt nhạc nào thấp nhất? III. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động chung cả lớp - Luyện tập cao độ (kết hợp tập nói tên nốt nhạc trong bài TĐN): ( ) - Tập đọc từng câu (từng nét nhạc): + HS chỉ từng nốt nhạc (theo đúng tiết tấu) trong câu 1 để cả lớp tập đọc (GV có thể đàn giai điệu hỗ trợ).
- + Cả lớp luyện tập đọc câu 1, GV lắng nghe (không đàn) để sửa chỗ sai cho HS. + Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS hoặc xung phong đọc câu 1. + Đọc câu tiếp theo tương tự. - Tập đọc cả bài: + GV đàn giai điệu cả bài TĐN, HS đọc nhạc hòa theo. + HS đọc cả bài TĐN và gõ phách. GV lắng nghe để sửa chỗ sai cho HS. + Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS hoặc xung phong đọc cả bài, gõ phách. - Ghép lời ca: Nào cùng nhau cầm tay ta vui múa và ta hát muôn câu ca. Chan chứa tình mến thương chúng mình hát vang với lòng thiết tha. + GV đàn giai điệu, HS hát lời của bài TĐN, vừa hát vừa gõ phách. + Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS hoặc xung phong hát lời. - Củng cố, kiểm tra: + GV đàn giai điệu, HS đọc nhạc rồi hát lời, kết hợp gõ phách. Phách 1 gõ mạnh, phách 2 gõ nhẹ. + Tổ, nhóm đọc nhạc, hát lời và gõ phách. IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động nhóm Các nhóm tự luyện tập để trình bày trước lớp: - Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách. - HS tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4. V. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Hoạt động cá nhân HS chọn 1 trong 2 hoạt động sau: - Tập chép những nốt nhạc trong 4 nhịp đầu bài TĐN. - Đặt lời mới cho bài TĐN theo chủ đề tự chọn. NỘI DUNG 3 : - Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam. I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Hoạt động chung cả lớp - HS lắng nghe giai điệu một vài bài dân ca đã học, nhận biết tên những bài dân ca đó: Xòe hoa, Gà gáy, Cò lả, - HS xem bản đồ Việt Nam, nhận biết các vùng miền dân ca. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động nhóm Từng nhóm HS giới thiệu về đặc điểm dân ca các vùng miền, kể tên một vài bài dân ca tiêu biểu của mỗi vùng miền: - Dân ca các tỉnh phía Tây Bắc Bộ - Dân ca các tỉnh phía Đông Bắc Bộ - Dân ca các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên- Huế - Dân ca các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận - Dân ca Tây Nguyên - Dân ca các tỉnh Nam Bộ III. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động nhóm - Mỗi nhóm HS hát 1 bài dân ca đã học. IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động cá nhân - Nghe trích đoạn một số làn điệu dân ca, nhận biết làn điệu đó của vùng miền nào. V. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Hoạt động cặp đôi - HS kể tên các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận: Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Dân ca quan họ Kinh Bắc (2009), Ca trù (2009), Hát xoan (2011), Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013)