Giáo án Giáo dục địa phương 6 (Bắc Ninh) - Tiết 13, Bài 6: Trang phục liền chị quan họ - Năm học 2023-2024
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục địa phương 6 (Bắc Ninh) - Tiết 13, Bài 6: Trang phục liền chị quan họ - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_giao_duc_dia_phuong_6_bac_ninh_tiet_13_bai_6_trang_p.docx
Nội dung text: Giáo án Giáo dục địa phương 6 (Bắc Ninh) - Tiết 13, Bài 6: Trang phục liền chị quan họ - Năm học 2023-2024
- Ngày dạy: 28/11/2023 CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH TIẾT 13- BÀI 6: TRANG PHỤC LIỀN CHỊ QUAN HỌ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC I. Kiến thức - Kể tên được các yếu tố cấu thành trang phục liền chị quan họ. - Trình bày được những đặc điểm của trang phục liền chị quan họ. - Nêu được vai trò, ý nghĩa của trang phục nữ trong văn hóa quan họ. - Biết trân trọng và giữ gìn văn hóa quan họ. - Sử dụng DSVH trong dạy học. II. Năng lực - Khái quát, hệ thống hóa kiến thức, đánh giá nhận xét về các trang phục dân ca quan họ của địa phương. III. Phẩm chất - Trân trọng và tự hào về nền văn hóa dân ca quan họ và truyền thống của địa phương. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU I. Giáo viên - KHBD theo định hướng phát triển năng lực. - Một số tranh ảnh, clip về lễ hội, các làn điệu, trang phục Quan họ ở Bắc Ninh và một số địa phương. - Máy tính, máy chiếu; giấy AO (nếu có), phiếu học tập. II. Học sinh Sách Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Bắc Ninh, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập: C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I. Khởi động 1. Kiểm tra bài cũ : - Em hãy trình bày một số hiểu biết của mình về các giai thoại Thủy tổ Quan họ? - Những việc em nên làm để giữ gìn và phát huy văn hóa Quan họ ?
- 2 2. Mở đầu: - Giáo viên yêu cầu học sinh: -Hãy kể tên một số làn điệu dân ca quan họ mà em biết. -Hs: kể tên một số làn điệu dân ca quan họ nổi tiếng tại tỉnh Bắc Ninh. - Gv: Bắc Ninh là một tỉnh giàu truyền thống văn hóa dân tộc, với những làn điệu dân ca quan họ nổi tiếng. Dân ca quan họ có thể nói là niềm tự hào của người dân xứ kinh Bắc, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Thế Giới. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những làn điệu dân ca quan họ, những bộ trang phục của các liền anh liền chị nhé. II. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Tìm hiểu về Áo, váy liền chị Quan họ. a. Mục tiêu: - Nắm được các yếu tố cấu thành trang phục liền chị quan họ. - Trình bày được những đặc điểm của trang phục liền chị quan họ. - Giáo dục lòng tự hào đối với truyền thống văn hóa, văn nghệ của tổ tiên trên mảnh đất Bắc Ninh. - Hình thành cho HS những phẩm chất và năng lực: tự học, khái quát, nhận xét, đánh giá b. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu về Áo, váy 1. Áo, váy liền chị quan họ. liền chị quan họ. - GV: Chiếu sách mềm và yêu cầu HS đọc. - HS: Quan sát và đọc tài liệu - Quan sát hình ảnh và kể tên các thành phần của trang phục liền chị quan họ . - Áo trong trang phục liền chị quan họ - Hs: nghiên cứu sách mềm và dựa vào là áo năm thân, có tên gọi phổ biến là
- 3 hiểu biết bản thân để trả lời. áo “mớ ba mớ bảy” và được cài cúc - Hs: nhận xét. bên sườn. - Gv: nhận xét, kết luận. - Trên thực tế, các liền chị thường mặc - Gv: mở rộng ba áo: áo thân ở ngoài cùng gồm hai Với người quan họ, trang phục liền lượt áo, bên ngoài là áo the đen, bên chị quan họ không chỉ đơn thuần là bộ trong là áo cánh sen; tiếp theo là áo váy áo đẹp mà còn thể hiện nét duyên cánh trắng; trong cùng là yếm. của người phụ nữ Kinh Bắc. - Chất liệu để may áo thường là the, Áo trong trang phục liền chị quan họ là lụa. Váy trong trang phục liền chị quan áo năm thân, có tên gọi phổ biến là áo họ được may từ vải lụa hoặc vải sồi “mớ ba mớ bảy” và được cài cúc bên màu đen, gấu váy hơi cong kiểu hình sườn. Trên thực tế, các liền chị thường lưỡi trai với chủ ý hở gót chân để tôn mặc ba áo: áo thân ở ngoài cùng gồm vóc dáng cho người mặc. hai lượt áo, bên ngoài là áo the đen, bên trong là áo cánh sen; tiếp theo là áo cánh trắng; trong cùng là yếm. Hoạt động 2: Tìm hiểu các phụ kiện trong trang phục liền chị quan họ. a. Mục tiêu: - Trình bày được những đặc điểm của trang phục liền chị quan họ. - Nêu được vai trò, ý nghĩa của trang phục nữ trong văn hóa quan họ. - Biết trân trọng và giữ gìn văn hóa quan họ. - Giáo dục lòng tự hào đối với truyền thống văn hóa, văn nghệ của tổ tiên trên mảnh đất Bắc Ninh. - Hình thành cho HS những phẩm chất và năng lực: tự học, khái quát, nhận xét, đánh giá b. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
- 4 Hoạt động 2: Tìm hiểu các phụ kiện 2. Các phụ kiện trong trang phục trong trang phục liền chị Quan họ. liền chị Quan họ - GV: Chiếu sách mềm và yêu cầu HS đọc. - HS: Quan sát và đọc tài liệu -Quan sát hình ảnh và kể tên các phụ kiện của trang phục liền chị quan họ. - Hs: nghiên cứu sách mềm và dựa vào hiểu biết bản thân để trả lời. - Hs: nhận xét. - Gv: nhận xét, kết luận. - Gv: mở rộng - Các phụ kiện trong trang phục liền Các phụ kiện trong trang phục liền chị chị quan họ mang tính thẩm mĩ rất cao quan họ mang tính thẩm mĩ rất cao. như dây bao, dây xà tích, đôi dép da Chẳng hạn, dây bao ngày xưa liền chị trâu dùng thường có hai màu: xanh - vàng, - Vật dụng không thể thiếu là nón quai xanh - đỏ để thắt cạp váy, cũng là cái thao, được làm từ lá cọ, dùng để đội ví đựng tiền và để gói đôi ba miếng đầu hay biểu diễn. trầu. Bên cạnh dây bao, các liền chị còn - Tóc dài được vấn quanh đầu, bên đeo dây xà tích bằng bạc để gài ống vôi ngoài là lớp khăn vuông màu đen, đỉnh và chìa vôi. Đôi dép của các liền chị đầu được gấp nếp, gọi là khăn mỏ quạ. quan họ xưa thường được làm từ da trâu bằng phương pháp thủ công. - Vật dụng không thể thiếu của trang phục quan họ là gì? - Hs: trả lời (Nón quai thao) - Gv: nhận xét. - Tạo hình của các liền chị như thế
- 5 nào? - Hs: trả lời. - Gv: nhận xét. * Sử dụng DSVH phi vật thể trong dạy học. Dân ca quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể năm 2009. Các nhà nghiên cứu đã nhận định rằng: Dân ca quan họ không chỉ đặc biệt ở lối hát, cách biểu diễn mà còn đặc biệt cả ở trang phục hát quan họ nữa, tất cả đã làm nên giá trị của dân ca quan họ. Trong quá trình hội nhập và phát triển, việc chuyển dịch nền văn hóa theo những góc độ khác nhau, trong đó yếu tố văn hóa mặc là điều dễ thay đổi. Bảo tồn, gìn giữ những giá trị thẩm mỹ vững bền của dân tộc trong văn hóa mặc là điều cần thiết. Không những thế cần phải góp phần khẳng định và phát triển những giá trị cốt lõi ấy trong đời sống thời trang Việt Nam ngày nay. Trang phục liền chị xưa Áo tứ thân gồm hai vạt, bốn tà, không có khuy, dài và có hai tay áo để xỏ vào khi mặc. Cấu trúc áo tứ thân gồm: lớp ngoài cùng là chiếc áo tứ thân, lớp tiếp theo là chiếc áo cánh màu
- 6 trắng. Chiếc thắt lưng, kết hợp giữa áo cánh ngắn với cạp váy hoặc quần đen, lớp trong cùng là yếm, có thể là yếm cổ xây hoặc yếm cánh nhạn xẻ sâu xuống tận dưới. Yếm có màu nâu dành cho các bà đứng tuổi hoặc màu trắng ngà, nâu non dành cho các cô gái trẻ. Trang phục liền chị hiện nay Trang phục quan họ ngày nay được hiểu một cách tổng thể những gì mà các liền anh, liền chị sử dụng và hóa trang trong khi sinh hoạt và biểu diễn quan họ. Như vậy, ngoài quần, váy và áo, còn có khăn, thắt lưng, nón, dây xà tích. Cho tới nay, mặc dù dưới tác động của những xu hướng hiện đại hóa trong trang phục nói chung, trang phục của người quan họ đã có những biến đổi ít nhiều, đặc biệt là chất liệu vải, màu sắc và cả sự giản lược trong cấu trúc. Có thể nói, vẻ đẹp từ màu sắc và chất liệu trên trang phục liền chị quan họ đã mang lại những giá trị thẩm mỹ không nhỏ. Khai thác những yếu tố của giá trị ấy để góp phần vào nét đẹp trong ngành thiết kế thời trang hiện đại. Yếu tố này không chỉ dừng lại ở việc tạo nên vẻ đẹp thuần túy mà còn góp phần tạo nên sắc thái văn hóa trong các lễ
- 7 hội ngày nay. Các lễ hội không ở riêng vùng Kinh Bắc mà còn đại diện cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt trên chiếc áo dài với các nước trên thế giới. Bởi vì, trang phục quan họ mang vẻ đẹp nền nã, hành cùng làn điệu tình tứ của dân ca quan họ, đem lại vẻ độc đáo có một không hai của quan họ Bắc Ninh, di sản phi vật thể của thế giới. Vẻ đẹp ấy có sức ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống hiện đại như mỹ thuật, kiến trúc, lịch sử, văn hóa, du lịch, điện ảnh và đặc biệt là ngành thiết kế thời trang. III. Luyện tập - Vận dụng - Gv: Cho hs làm bài tập 1, 2 trong SGK. 1. Trình bày ý nghĩa của trang phục liền chị quan họ trong văn hoá quan họ ở Bắc Ninh. - Hs nghiên cứu và trả lời. - Gv: nhận xét. Kết luận -> Ý nghĩa: Thể hiện nét văn hóa đặc sắc, sự duyên dáng, nét đẹp của người phụ nữ kinh Bắc. 2. Chia sẻ điều em ấn tượng nhất trong trang phục liền chị quan họ. - Hs: nghiên cứu và làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Gv: nhận xét, kết luận. IV. Hướng dẫn về nhà - Học bài , hoàn thành các bài tập phần: Luyện tập- vận dụng vào vở - Đọc và trả lời các câu hỏi cuối mỗi phần.
- 8 - Tập làm hướng dẫn viên: Giới thiệu với khách du lịch về trang phục liền chị quan họ ở Bắc Ninh.