Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 16+17, Bài 17: Ấn Độ cổ đại

pptx 18 trang Mẫn Nguyệt 20/07/2023 3960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 16+17, Bài 17: Ấn Độ cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_1617_bai_17_an_do_co_dai.pptx

Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 16+17, Bài 17: Ấn Độ cổ đại

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. KHỞI ĐỘNG Cung điện gió Hawa Mahal có hình kim tự tháp năm tầng và được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ và hồng. Nhìn từ ngoài, cung điện trông như tổ ong với tổng cộng 953 cửa sổ nhỏ được trang trí, chạm trổ hết sức tinh tế đến từng chi tiết nhỏ. Các gian phòng bên trong với những cột trụ và hành lang cũng được trang trí tinh xảo, gây ấn tượng. Mục đích khi xây dựng cung điện với nhiều cửa sổ như vậy là để những người phụ nữ hoàng gia quan sát cuộc sống hàng ngày của người dân trên đường phố nhưng không bị người bên ngoài nhìn thấy.
  3. KHỞI ĐỘNG Pháo đài Amber Nằm trên đỉnh đồi ở thị trấn Amer (đôi khi viết là Amber) là Pháo đài Amber, một trong những pháo đài đồ sộ nhất của Ấn Độ. Thả bộ qua những căn phòng trang trí xa hoa và sân vườn, ngắm tác phẩm nghệ thuật từ nhiều thế kỷ, chiêm ngưỡng đền thờ và tận hưởng khung cảnh hồ nước và vườn cây đẹp như tranh.
  4. KHỞI ĐỘNG Quang cảnh lễ hội Cum Mê-lơ (bên sông Hằng)
  5. Tiết 16 + 17. BÀI 7: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 1. Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng ? Quan sát H7.2, nêu những nét chính về điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn và sông Hằng? ? Điều kiện tự nhiên đó ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ? Yếu tố Đặc điểm Vị trí địa lí Địa hình Khí hậu Sông ngòi
  6. Tiết 16 + 17. BÀI 7: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 1. Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng Kiến thức cần ghi nhớ Lưu vực sông Ấn và sông Hằng hằng năm được bồi đắp phù sa, có sự tác động của gió mùa nên rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi.
  7. Tiết 16 + 17. BÀI 7: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 1. Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng 2. Chế độ xã hội của Ấn Độ Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN, tại lưu vực sông Ấn, người Đra-vi-đa đã trồng lúa mì, lúa mạch, trồng bông, dệt vải và thuần dưỡng vật nuôi, Mô-hen-giô Đa-rô dần hình thành các thành thị cổ, tiêu biểu là Mô-hen-giô Đa-rô và Ha-ráp-pa (GV chiếu hình ảnh cho HS quan sát hình ảnh các thành thị cổ của Ấn Độ). Ha-ráp-pa
  8. Tiết 16 + 17. BÀI 7: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 1. Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng 2. Chế độ xã hội của Ấn Độ ? Dựa vào sơ đồ (H7.3) và thông tin trong SGK hãy kể tên các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại? ? Hãy cho biết đẳng cấp nào có vị thế cao nhất, đẳng cấp nào có vị thế thấp nhất?
  9. Tiết 16 + 17. BÀI 7: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 1. Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng 2. Chế độ xã hội của Ấn Độ Kiến thức cần ghi nhớ - Các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại: + Bra-man (tăng lữ) + Ksa-tri-a (quý tộc, chiến binh) + Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công) + Su-đra (những người thấp kém trong xã hội). - Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau - Người thuộc đẳng cấp dưới phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.
  10. KHỞI ĐỘNG Trong xã hội Ấn Độ cổ đại có những đẳng cấp nào? Em hãy kể tên? - Các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại: + Bra-man (tăng lữ) + Ksa-tri-a (quý tộc, chiến binh) + Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công) + Su-đra (những người thấp kém trong xã hội). - Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau - Người thuộc đẳng cấp dưới phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.
  11. Tiết 17. BÀI 7: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ THẢO LUẬN NHÓM (7 PHÚT) ? Kể tên các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại? ? Em ấn tượng với di sản nào của nền văn minh Ấn Độ nhất? Vì sao?
  12. Tiết 17. BÀI 7: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ Kiến thức cần ghi nhớ Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ cổ đại: - Tôn giáo: nơi khởi phát của tôn giáo, trong đó, hai tôn giáo chính là Hin-đu và Phật giáo. - Chữ viết: ra đời từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. - Văn học: phong phú với nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi với hai tác phẩm đồ sộ là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na. - Kiến trúc: đều chịu ảnh hưởng của một tôn giáo nhất định, nổi bật nhất là kiến trúc Phật giáo và Hin-đu giáo. - Biết làm ra lịch. - Chữ số: sáng tạo ra các chữ số mà ngày nay vẫn được sử dụng.
  13. Tiết 17. BÀI 7: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Ma-ha-bha-ra-ta: là một trong hai cuốn Sử thi tiếng Phạn - Ấn Độ cổ, cuốn thứ hai là Ramayana. Mahabharata bao gồm 110.000 câu thơ đôi, là thiên sử thi dài nhất trên thế giới, gấp 7 lần tổng số câu thơ của hai bộ sử thi Hy Lạp cổ đại là Iliad và Odyssey. Tác phẩm này được coi là "Đại Bách khoa toàn thư" về văn hóa truyền thống, về các truyền thuyết và về các thể chế chính trị - xã hội của Ấn Độ cổ xưa. Nó là tấm gương phản chiếu toàn bộ đời sống con người Ấn Độ truyền thống như lời một câu ngạn ngữ cổ: "Cái gì không thấy được ở trong Mahabharata thì cũng không thể nào thấy được ở Ấn Độ."
  14. Tiết 17. BÀI 7: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Ra-ma-y-a-na Đây là bộ sử thi bằng tiếng Phạn nổi tiếng thứ hai của Ấn Độ cổ đại. kể về câu chuyện của một hoàng tử, Rama của xứ Ayodhya, vợ là Sita bị bắt đi bởi vua quỷ Sử thi này gồm 24.000 câu thơ đôi. Ramayana ngợi ca chiến công và đề cao đạo đức của hoàng tử Rama, ca ngợi mối tình chung thuỷ của nàng Sita, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội người Arian Tác phẩm cũng đã nêu bật được khát vọng chiến thắng cái ác, đem lại nguồn an ủi cho quần chúng nhân dân bị áp bức, do đó được nhân dân rất ưa chuộng
  15. Tiết 17. BÀI 7: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI LUYỆN TẬP Câu 1. Hai con sông gắn liền với sự hình thành nền văn minh Ấn Độ cổ đại là AA. sông Ấn, sông Hằng. B. sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát C. sông Trường Giang, Hoàng Hà. D. sông Ơ-phơ-rát và sông Nin Câu 2. Hai tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Ấn Độ là A. Hin-đu giáo, Hồi giáo B. Thiên chúa giáo, Hồi giáo C. Thiên chúa giáo, Phật giáo DD. Hin-đu giáo, Phật giáo Câu 3. Chữ viết riêng của người Ấn Độ cổ đại là A. chữ tượng hình. B. chữ hình nêm. C.C chữ Phạn. D. chữ Hin-đu. Câu 4. Tác phẩm nào ở Ấn Độ cổ đại được xem là bách khoa toàn thư về mọi mặt của đời sống xã hội? A. Ra-ma-y-a-na BB. Ma-ha-bha-ra-ta C. Vê-đa D. Ra-ma Khiên
  16. Tiết 17. BÀI 7: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI LUYỆN TẬP Câu 1: Kể tên các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Nêu những điểm chính của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại. - Các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại: + Bra-man (tăng lữ) + Ksa-tri-a (quý tộc, chiến binh) + Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công) + Su-đra (những người thấp kém trong xã hội). - Những điểm chính của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại + Trong một nhà nước, người đứng đầu thống trị là Ra-ja (Vua). + Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau + Người thuộc đẳng cấp dưới phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.
  17. Tiết 17. BÀI 7: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI LUYỆN TẬP Câu 2: Vẽ sơ đồ tư duy về thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại.
  18. Tiết 17. BÀI 7: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VẬN DỤNG Dựa vào kiến thức thực tế và bài học, em hãy tìm và kể tên những di tích lịch sử - văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Ấn Độ cổ đại?