Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề: Vật liệu hữu ích - Bài 1: Sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Kim Đồng

docx 10 trang minhanh17 10/06/2024 3520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề: Vật liệu hữu ích - Bài 1: Sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_6_chu_de_vat_lieu_huu_ich_bai_1_san_pha.docx

Nội dung text: Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề: Vật liệu hữu ích - Bài 1: Sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Kim Đồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử Chủ đề: Vật liệu hữu ích Bài 1: Sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng Môn: Nghệ thuật/ lớp 6 Giấy phép học liệu mở: CC BY/CC BY-SA Thông tin tác giả: Nhóm Nghệ thuật Email: c2kimdong.dl@nghean.edu.vn Trường THCS Kim Đồng – Đô Lương – Nghệ An Tháng 10/2021 1
  2. Mĩ thuật 6: Chủ đề: Vật liệu hữu ích Bài 1: SẢN PHẨM TỪ VẬT LIỆU ĐÃ QUA SỬ DỤNG I. MỤC TIÊU 1. Năng lực 1.1. Năng lực đặc thù. - Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Học sinh nêu được một số cách thức tạo hình và trang trí sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng. - Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Tạo hình và trang trí được sản phẩm ứng dụng từ vật liệu đã qua sử dụng. - Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Nhận ra được ý nghĩa của việc tận dụng các vật liệu đã qua sử dụng trong học tập và trong cuộc sống. 1.2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ được giao. - Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp. Nhận xét được những ưu điểm, thiếu sót của bản thân và từng thành viên trong quá trình học tập. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chú ý lắng nghe và tiếp cận thông tin có chọn lọc từ nhiều kênh khác nhau 1.3. Năng lực đặc thù khác - Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu , trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập. 2. Phẩm chất - Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà giáo viên phân công - Chăm chỉ: Có ý thức khai thác video, hình ảnh trong thực hành, sáng tạo. - Trung thực: Nghiêm túc trong việc đánh giá sản phẩm mĩ thuật của bản thân và bạn. - Yêu nước: Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường , sử dụng các nguyên vật liệu đã qua sử dụng để tạo hình và trang trí sản phẩm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Sưu tầm một số sản phẩm từ vật liệu tái chế theo chủ đề: Con vật, phương tiện giao thông, đồ gia dụng - Nguyên vật liệu tái chế: lõi giấy, bìa caton, 2
  3. - Dụng cụ thực hành: Keo, kéo, giấy màu, các loại màu, - Sản phẩm của học sinh: Hình ảnh, video, âm thanh, - Máy tính, ti vi 2. Học sinh: - Sưu tầm các vật liệu: bìa cát tông, chai nhựa, vở sò, đá cuội, hộp sữa, - Đồ dùng: Kéo, keo, giấy màu, màu, bút chì, - Máy tính, điện thoại thông minh ( khi học trực tuyến). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu a. Mục tiêu: Định hướng nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên cho học sinh xem video kể câu chuyện “số phận của 3 chiếc chai nhựa” - Yêu cầu học sinh lựa chọn câu trả lời cho câu hỏi sau. + Sau khi nghe xong câu chuyện “Số phận của 3 chiếc chai nhựa” là người quyết đinh số phận tiếp theo của các những chiếc chai em sẽ làm gì? A, Thu gom về nơi tập kết rác thải B, Để những chiếc chai nhựa phân hủy theo thời gian C, Tạo hình và trang trí lại những chiếc chai nhựa thành những sản phẩm mĩ thuật đẹp mắt. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh quan sát và lựa chọn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Học sinh theo dõi đáp án Bước 4: Kết luận nhận định - Giáo viên kết luận và dẫn dắt vào bài mới ( ) - Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập thông qua nhân vật Bút chì. - Giáo viên lưu ý học sinh chuẩn bị thêm một số vật liệu như; Vỏ chai nhựa, bìa caton, đá cuội, vỏ sò, 3
  4. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nội dung 1: Khám phá sản phẩm từ vật liệu đã qua sủ dụng a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết vẻ đẹp tạo hình và giá trị sử dụng của sản phẩm được làm từ vật liệu đã qua sử dụng. b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia một trò chơi “Điều em đã biết” + Luật chơi: Màn hình sẽ xuất hiện một số sản phẩm khác nhau. Nhiệm vụ của học sinh + Thời gian: 1 phút + Tiêu chí đánh giá: Nêu đúng, đủ thông tin yêu cầu của nhiệm vụ Nội dung: Phiếu bài tập số 1 Quan sát các sản phẩm và trả lời các câu hỏi sau? 1. Nêu tên sản phẩm. Các sản phẩm được tạo ra từ các nguyên vật liệu nào? 2. Cảm nhận của em về vẻ đẹp tạo hình và giá trị sử dụng về các sản phẩm đó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tự thực hiện nhiệm vụ ở nhà, nộp sản phẩm qua hệ thống quản lí học tập của giáo viên. Sản phẩm: 1. Các sản phẩm : Chậu cây cảnh, ống nhòm, hộp đựng bút. Các sản phẩm được tạo hình từ vật liệu; chai nhựa, lõi giấy vệ sinh, lon nước ngọt đã qua sử dụng, 2. Các sản phẩm được tạo hình và trang trí thành những đồ dùng, vật dụng hữu ích thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn, vệ sinh. Sản phẩm tạo hình gần gũi, sống động, đẹp mắt . 4
  5. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Học sinh theo dõi đáp án của trò chơi Bước 4: Kết luận nhận định GV kết luận lại như mục sản phẩm và mở rộng thêm giới thiệu nội dung bài học: cảm nhận vẻ đẹp bình dị, gần gũi mà thân thuộc của những sản phẩm được làm ra từ những nguyên vật liệu tưởng chừng như đã bị bỏ đi, nhưng nhờ đôi bàn tay khéo léo của con người đã tạo ra nhiều sản phẩm mĩ thuật có ích cho đời sống. Nội dung 2: Cách tạo hình và trang trí sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được cách tạo hình và trang trí sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng. b. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Quan sát các vật liệu Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về những vật liệu đã qua sử dụng như; lõi giấy vệ sinh, quả bóng, hộp giấy, vỏ hộ sưa, ống hút Nội dung: Phiếu bài tập số 2 Quan sát các sản phẩm và trả lời các câu hỏi sau? 1. Nêu tên các vật liệu, đồ vật? 2. Các vật liệu, đồ vật đó có dạng khối gì? 3. Chúng ta có thể tìm những nguyên vật liệu đó ở đâu?. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh tự thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên theo dõi từ xa hỗ trợ kịp thời khi gặp khó khăn. Sản phẩm: 1. Các nguyên vật liệu :+ Lõi giấy vệ sinh có dạng khối trụ 5
  6. + Quả bóng nhựa có dạng hình cầu + Vỏ hộp sữa có dạng hình hộp chữ nhật + Vỏ hộp giấy có dạng hình hộp vuông. 2. Các nguyên vật liêu đó có thể tìm thấy trong trường học, trong cuộc sống hằng ngày. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Học sinh xem và lắng nghe đáp án Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên chốt kiến thức; Các vật liệu có hình khối khác nhau khi liên kết với nhau tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau theo ý thích. Nhiệm vụ 2: Quan sát sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về các sản phẩm tái chế: chậu hoa, hộp đựng bút, đồ chơi. Nội dung: Phiếu bài tập số 3 Quan sát các sản phẩm và trả lời các câu hỏi sau? 1. Hãy lựa chọn sản phẩm mà mình thấy ấn tượng nhất? 2. Giải thích tại sao? 3. Em biết gì về cách tạo hình và trang trí sản phẩm đó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh tự thực hiện nhiệm vụ ở nhà, quay video hoặc ghi âm nộp bài qua hệ thống quản lý của giáo viên. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Học sinh quan sát, lắng nghe phần trình bày cảm nhận của học sinh. Bước 4: Kết luận nhận định 6
  7. - Giáo viên chốt kiến thức các bước tạo hình và trang trí sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng. + Bước 1. Lựa chọn vật liệu đã qua sử dụng có hình khối phù hợp với việc tạo dáng và trang trí sản phẩm ứng dụng. + Bước 2. Cắt, ghép hình khối của vật liệu đã qua sử dụng cho phù hợp với mục đích của sản phẩm mới. + Bước 3. Trang trí cho sản phẩm thêm tính thẩm mĩ và hấp dẫn. - Từ mỗi nguyên vật liệu khác nhau chúng ta sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm mĩ thuật độc đáo, cho mình hay làm quà tặng cho người thân. - Giáo viên minh họa tạo hình và trang trí sản phẩm ô tô bằng video yêu cầu học sinh quan sát. - Giáo viên trình chiếu và giới thiệu thêm một số sản phẩm được tái chế khác để gợi ý tưởng sáng tạo cho học sinh. 3. Hoạt động 3: Luyện tập tạo sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng a. Mục tiêu: - Học sinh tạo hình và trang trí được sản phẩm được làm từ vật liệu đã qua sử dụng. - Học sinh biết phân tích, chia sẻ cảm nhận về nét đẹp của hình khối, nhịp điệu tỉ lệ, sự cân bằng và giá trị sử dụng của sản phẩm mới. b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên cho học sinh quan sát vieo thực hành tạo hình sản phẩm ống nhòm của học sinh. - GV yêu cầu học sinh thực hành: Hãy lựa chọn các nguyên vật liệu trong kho vật liệu của mình để tạo hình và trang trí một sản phẩm theo ý thích của mình. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ. - Giáo viên theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có. Bước 3: Báo cáo, thảo luận ( Tiết 2) - Giáo viên yêu cầu học sinh thông báo mức độ hoàn thành sản phẩm của mình 7
  8. - Giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm tạo hình và trang trí snả phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng - Giáo viên cho 5 - 6 hoc sinh chia sẻ về sản phẩm của mình - Giáo viên hướng dẫn học sinh khác cùng thảo luận, nhận xét, đánh giá sản phẩm của các bạn. - Tổ chức cho học sinh đưa ra ý kiến: Trong các sản phẩm tạo hình và trang trí vật liệu đã qua sử dụng hãy lựa chọn sản phẩm em thích nhất? giải thích lí do? - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá sản phẩm của mình qua phiếu đánh giá. Tiêu chí Điểm Tự ĐG Lựa chọn và phối hợp được vật liệu để tạo được hình dáng sáng 2 tạo, phù hợp với sản phẩm Sản phẩm có bố cục cân đối, sử dụng các vật liệu phù hợp, màu sắc 5 hài hòa, phối hợp với được một số vật liệu khác để trang trí sản phẩm đẹp. Sản phẩm có tính ứng dụng cao, thiết thực với cuộc sống 3 Tổng 10 ĐẠT Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và phần chia sẻ của học sinh. Giáo dục học sinh ý nghĩa của việc tận dụng các nguyên vật liệu đã qua sử dụng để tạo ra những sản phẩm độc đáo để trang trí hay làm quà tặng cho bạn bè 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Học sinh nhận thức được việc tận dụng, tái chế vật liệu đã qua sử dụng góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí. b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên cho học sinh xem một số video, hình ảnh về một số sản phẩm điêu khắc từ vật liệu tái chế được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống ngày nay. - Đặt câu hỏi gợi mở và yêu cầu học sinh quay video. - Em ấn tượng với sản phẩm nào nhất? - Sản phẩm đó được tạo ra bởi các nguyên vật liệu đã qua sử dụng nào? - Em liên tưởng đến hình ảnh gì? Đồ vật gì sản phẩm gì qua tác phẩm đó? - Em có ý tưởng gì khác với những vật liệu đã qua sử dụng đó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận nhiệm vụ và thực hiện. 8
  9. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Học sinh gửi video cho giáo viên. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức ở tiết học tiếp theo. * Hướng dẫn về nhà - Học sinh hoàn thành nhiều sản phẩm sáng tạo hơn. - Tìm hiểu bài 2: Mô hình ngôi nhà 3 D và chuẩn bị các nguyên vật liệu. 9
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Mĩ thuật 6 nhà xuất bản Chân trời sáng tạo - Sách giáo viên Mĩ thuật 6 nhà xuất bản Chân trời sáng tạo bản PDF - Video chung tay bảo vệ hành tinh xanh 2- green day/WENURTỦE CREATVITY (nguồn Youtube.com) - Một số hình anhe sản phẩm của trường Đại học sư phậm Nghệ tthuật Trung ương (nguồn Google.com) 10