Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn môn Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2021-2022

docx 89 trang thanhhuong 12/10/2022 5460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn môn Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_cua_to_chuyen_mon_mon_khoa_hoc_tu_nhien_6_k.docx

Nội dung text: Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn môn Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2021-2022

  1. Phụ lục I KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT) TRƯỜNG: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHTN BỘ KNTT, KHỐI LỚP 6 (Năm học 2021 - 2022) I. Đặc điểm tình hình 1. Số lớp: 6 ; Số học sinh: 270; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có): 2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: 9 ; Trình độ đào tạo: Đại học : 8 Trên đại học : 1 Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên 1: Tốt: ; Khá: ; Đạt: ; Chưa đạt: 3. Thiết bị dạy học: (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục) MÔN LÝ: STT Thiết bị dạy học Số lượng Các bài thí nghiệm/thực hành Ghi chú 1 Máy chiếu (Bảng thông 1 Các bài học minh) 2 Bảng phụ 4 Các bài học 1 Theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
  2. 3 Các bộ dụng cụ thí Ứng với mỗi bài học nghiệm MÔN SINH: STT Thiết bị dạy học Số lượng Các bài thí nghiệm/thực hành Ghi chú 1 Tranh sơ đồ các thành 1 Bài 19. Cấu tạo và chức năng các thành phần phần chính của tế bào: của tế bào – Có sử dụng thí nghiệm tạo mô hình (Cấu tạo tế bào nhân sơ và mô phỏng tế bào động vật và tế bào thực vật tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật. Tranh: Hình ảnh trái đất cùng các vệ tinh - Hinh ảnh một số loại tế bào: tế bào mỡ, tế bào biểu bì, tế bào cơ, tế bào hồng cầu - Hình ảnh ngôi nhà được xây nên từ những viên gạch. - Máy tính, máy chiếu. - Túi nilon, hộp nhựa, rau củ , quả và gelatin mô phỏng cho thành phần nào của tế bào?
  3. 2 - Thiết bị thí nghiệm theo Mỗi loại 1 Bài 21. TH: Quan sát và phân biệt một số loại hướng dẫn: kính hiển vi, tế bào dao mổ, thìa inox sạch, giấy thấm, lam kính, lam men, ống nhỏ giọt, kim mũi mác, nước cất đựng trong cốc thủy tinh. - Mẫu vật: mỗi nhóm chuẩn bị củ hành tây, tế bào niêm mạc miệng, tế bào tép bưởi, cam, chanh . - Giáo viên chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: phiếu hoạt động nhóm, các mẫu tiêu bản lát cắt ngang qua rễ, thân, lá, bao phấn, mô cơ, mô thần kinh . 3 - Dụng cụ: Lam kính, 1 cái/1 loại Bài 24. TH: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào lamen, cốc đong, kính dụng cụ và cơ thể đa bào hiển vi, ống nhỏ giọt, giấy thấm, thìa thủy tinh. - Mẫu vật: Nước ao hồ, nước ngâm rơm hoặc cỏ,
  4. một số cây (Hs có thể tự chuẩn bị) 4 - Hình ảnh các bước làm Bài 28. Thực hành: Làm sữa chua và quan sát tiêu bản. vi khuẩn - Phiếu học tập, bảng phụ A1, bút dạ. - Đoạn video hướng dẫn làm sữa chua tại nhà. - Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: + Kính hiển vi có độ phóng đại 1000. + Bộ lam kính và lamen. + Ống nhỏ giọt. + Nước cất. + Giấy thấm. 5 - Đất nặn. Bài 29. Vius - Tranh, hình ảnh về virus và các bệnh do virus gây ra. - HS chuẩn bị bài thuyết trình ở nhà về vai trò và ứng dụng của virus. - Video cấu tạo, hoạt động của virus và ảnh hưởng
  5. của virus đối với sức khỏe con người. Các video về sản xuất vắc xin từ virus. - Một số ứng dụng thiết kế poster, inphographic cho HS thiết kế poster tuyên truyền. 6 Hình ảnh một số loài Bài 30. Nguyên sinh vật nguyên sinh vật. - Làm tiêu bản mẫu trùng roi, trùng giày - Tiêu bản mẫu trùng roi, - Thí nghiệm quan sát trùng roi, trùng giày trên kính hiển vi trùng giày - Video sự di chuyển của trùng biến hình, trùng roi. - Các dụng cụ thiết bị: lam kính, lamen, ống nhỏ giọt, kính hiển vi. 7 - Hình ảnh một số loài Bài 31. TH: Quan sát nguyên sinh vật nguyên sinh vật. - Tiêu bản mẫu trùng roi, trùng giày - Video sự di chuyển của trùng biến hình, trùng roi.
  6. - Các dụng cụ thiết bị: lam kính, lamen, ống nhỏ giọt, kính hiển vi. 8 - Dụng cụ, thiết bị: Kính Bài 33. TH: Quan sát một số loại nấm hiển vi, kính lúp, dao mổ, lam kính, giấy thấm, nước cất, panh, kim mũi mác, lamen, ống nhỏ giọt, khẩu trang (đủ theo số lượng các nhóm). - Mẫu vật + hình ảnh: một số mẫu nấm mốc trên bánh mì/ cơm, quả cà chua, ; một số loại nấm tươi: nấm sò, nấm đùi gà, nấm kim châm, mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm, - Hình ảnh cấu tạo một nấm quả. 9 - Chuẩn bị mẫu vật một Bài 35. TH: Quan sát và phân biệt một số nhóm số thực vật phục vụ cho thực vật. tìm hiểu một số loại thực vật: + Cây rêu tường + Cây dương xỉ
  7. + Một cành thông, “quả” thông. + Quả bí ngô cắt dọc, hoa bí ngô. - Các dụng cụ thí nghiệm: Kính hiển vi, kính lúp, dao lam, nước cất, kim mũi mác, ống nhỏ giọt, lam kính, lamen 10 - Dụng cụ, thiết bị: ống Bài 37: TH: quan sát và nhận biết nhòm, kính lúp, máy ảnh; một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên vở, bút ghi chép; tài liệu nhận diện nhanh các động vật ngoài thiên nhiên (hình ảnh đại diện và một số đặc điểm nhận dạng của một số ngành, lớp Động vật HS đã được học- file PPT). - Tư trang phù hợp với buổi học ngoài thiên nhiên (quần áo gọn gàng, giày dép phù hợp, mũ/nón, ).
  8. MÔN HÓA : STT Thiết bị dạy học Số lượng Các bài thí nghiệm/thực hành Ghi chú 1 - Đồng, nhôm, nước, Tìm hiểu sự đa dạng các chất, các thể của chất nứớc đá, nước nóng, nước vôi trong, đường, dầu ăn, than đá. - Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, muỗng, nhiệt kế, đèn cồn, chén sứ , bình cầu, nguồn điện có pin 2 P đỏ, nước. Tìm hiểu thành phần phần trăm không khí 3 Đinh sắt, Miếng gốm, Tìm hiểu tính chất và ứng dụng của một số vật liệu Miếng nhựa, Miếng cao su. 4 Đinh sắt, Dây đổng, Mẩu Tìm hiểu tính chất và ứng dụng của một số vật gỗ, Miếng nhựa, Mẫu sứ, liệu đèn cồn 5 Các mẫu đá và các sản Tìm hiểu về đá vôi và quặng phẩm được làm từ đá vôi, đồ trang sức. 6 - Tư liệu, hình ảnh giới Tìm hiểu về một số loại lương thực, thực phẩm thiệu về món ăn và các loại lương thực thực phẩm. - Gạo, 2 chiếc hộp, nước. rau, thịt, cá, 1 cốc sữa.
  9. 7 Mẫu chai nước khoáng Tìm hiểu về hỗn hợp và chất tinh khiết (có nhãn ghi thành phần) và ống nước cất 8 Muối , đường, nước, cốc Tìm hiểu về dung dịch thủy tinh, đũa thủy tinh 9 1 lọ đường, 1 lọ bột sắn Tìm hiểu về huyền phù và nhũ tương dây, 2 cốc thuỷ tinh 100 mL, 2 thìa, nước cất. 10 Xăng, đường, dầu ăn, Tìm hiểu về sự hòa tan chất nước, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh 11 Muối, đất, nước, dầu ăn, Cách tách một số chất cốc thủy tinh, giấy lọc, phễu chiết, giá thí nghiệm, đèn cồn 4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục) STT Tên phòng Số lượng Phạm vi và nội dung sử dụng Ghi chú 1 Phòng thực hành Hóa - 1 Sử dụng trong các tiết học thực hành hoặc GV Sinh biểu diễn thí nghiệm cho HS quan sát 2
  10. II. Kế hoạch dạy học 1. Phân phối chương trình STT Bài học Số tiết Yêu cầu cần đạt (1) (2) (3) 1 Bài 1: Giới thiệu về 1,2 1. Kiến thức: KHTN - Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên (KHTN). - Trình bày được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN. - Hiểu được vai trò, ứng dụng của KHTNtrong đời sống và sản xuất. - Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Phát biểu được khái niệm KHTN. - Liệt kê được các lĩnh vực chính của KHTN. - Sắp xếp được các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứng của KHTN - Xác định được vai trò của KHTNđối với cuộc sống. - Dẫn ra được các ví dụ chứng minh vai trò của KHTNvới cuộc sống và tác động của KHTNđối với môi trường. 3. Phẩm chất:
  11. Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó. - Có trách nhiệm - Trung thực, cẩn thận 2 Bài 2: An toàn trong 4,5 1. Kiến thức: phòng thực hành - Nêu được các quy định, quy tắc an toàn khi học trong phòng thực hành. - Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. - Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - NL tự chủ và tự học: - NL giao tiếp và hợp tác: - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên: - Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. - Phân biệt được các hình ảnh quy tắc an toàn trong phòng thực hành. 3. Phẩm chất: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, - Trung thực: - Tôn trọng: 3 Bài 3: Sử dụng kính lúp 6 1. Kiến thức: - Trình bày được cách sử dụng kính lúp.
  12. - Nêu được cấu tạo của kính lúp cầm tay. - Nêu được tên các loại kính lúp thông dụng. - HS nêu được cách bảo quản kính lúp. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung -Năng lực tự học và tự chủ: - Năng lực giao tiếp và hợp tác trong hoạt động nhóm (tìm hiểu về cấu tạo và một số loại kính lúp thông dụng, tìm hiểu về cách sử dụng kính lúp): - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Nêu được cấu tạo của kính lúp cầm tay. - Nêu được tên các loại kính lúp thông dụng. - Xác định được loại kính lúp thích hợp để sử dụng trong các công việc khác nhau. - HS nêu được cách sử dụng kính lúp. - HS sử dụng được kính lúp cầm tay quan sát được rõ nét hình ảnh vật có kích thước nhỏ. - HS nêu được cách bảo quản kính lúp. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng sử dụng kính lúp vào thực tế để quan sát các vật nhỏ. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó , trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
  13. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm và vẽ hình. 4 Bài 4: Sử dụng kính hiển 7 1. Kiến thức: vi quang học - Nêu được cấu tạo của kính hiển vi quang học gồm 4 hệ thống chính,. - HS nêu được cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi quang học. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự học và tự chủ trong tất cả các hoạt động học tập: - Năng lực giao tiếp và hợp tác trong các hoạt động nhóm: - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong hoạt động xác định vấn đề học tập và vận dụng sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật có kích thước rất nhỏ: 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Nêu được cấu tạo của kính hiển vi quang học. - HS sử dụng được kính hiển vi quang học quan sát được rõ nét hình ảnh vật có kích thước rất nhỏ. - HS nêu được cách bảo quản kính hiển vi quang học. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng sử dụng kính hiển vi quang học vào nghiên cứu để quan sát các vật có kích thước rất nhỏ. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó , trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm và vẽ hình.
  14. 5 Bài 5: Đo chiều dài 8,9 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh sẽ: - Kể tên được một số dụng cụ đo chiều dài thường dùng. - Nêu được đơn vị đo, cách đo, dụng cụ thường dùng để đo chiều dài. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng thước để đo chiều dài của vật. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến hành đo chiều dài, hợp tác trong thực hiện đo chiều dài của vật. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo chiều dài của vật và đề xuất phương án đo chiều dài đường kính lắp chai. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo; ước lượng được chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản. - Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại thước thông thường. Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục những thao tác sai đó. - Đo được chiều dài của một số vật với kết quả tin cậy. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
  15. - Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức. - Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt. - Trung thực: Khách quan trong kết quả. - Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn trong nhóm. 6 Bài 6: Đo khối lượng 10,11 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh sẽ: - Kể tên được một số dụng cụ đo khối lượng thường dùng trong thực tế và phòng thực hành. - Nêu được đơn vị đo, cách đo, dụng cụ thường dùng để đo khối lượng. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng cân để đo khối lượng của vật. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến hành đo khối lượng bằng cân đồng hồ và cân điện tử, hợp tác trong thực hiện đo khối lượng của vật trong hoạt động trải nghiệm pha trà tắc. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo khối lượng của vật trong hoạt động trải nghiệm pha trà tắc và thiết kế cân đo khối lượng của vật. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
  16. - Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng khối lượng trước khi đo; ước lượng được khối lượng của vật trong một số trường hợp đơn giản. - Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại cân thông thường. - Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục những thao tác sai đó. - Đo được khối lượng của một vật với kết quả tin cậy. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức. - Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt. - Trung thực: Khách quan trong kết quả. - Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn trong nhóm. 7 Bài 7: Đo thời gian 12,13 1. Kiến thức: - Nêu đơn vị đo thời gian trong hệ SI và dụng cụ thường dùng để đo thời gian. - Trình bày được các bước sử dụng đồng hồ để đo thời gian một hoạt động và chỉ ra được cách khắc phục một số thao tác sai bằng đồng hồ khi đo thời gian. - Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo và ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung
  17. - Năng lực tự chủ và tự học: biết vận dụng kiến thức thực tế về đo thời gian, tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng đồng hồ đo thời gian. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước sử dụng đồng hồ đo thời gian một hoạt động, hợp tác trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về thời gian của một hoạt động. - Nêu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian. - Trình bày được các bước sử dụng đồng hồ để đo thời gian một hoạt động và chỉ ra được cách khắc phục một số thao tác sai bằng đồng hồ khi đo thời gian. - Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng thời gian trước khi đo. - Thực hiện được ước lượng thời gian trong một số trường hợp đơn giản. - Thực hiện được đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó , trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
  18. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm. 8 Bài 8: Đo nhiệt độ 14,15,16 1. Kiến thức: - Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ các vật. - Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. - Nêu đơn vị đo nhiệt độ ( 0C, 0F) và dụng cụ thường dùng để đo nhiệt độ. - Kể tên được các loại nhiệt kế và công dụng của mỗi loại. - Trình bày được các bước sử dụng nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ cơ thể. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước sử dụng nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ cơ thể, hợp tác trong thực hiện đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo nhiệt độ của một số vật bằng nhiệt kế. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của một vật. - Nêu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo nhiệt độ.
  19. - Trình bày được các bước sử dụng nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ cơ thể và chỉ ra được cách khắc phục một số thao tác sai bằng nhiệt kế khi đo nhiệt độ. - Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng nhiệt độ của vật trước khi đo. - Thực hiện được ước lượng nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản. - Thực hiện được đo nhiệt độ cơ thể của thành viên trong nhóm bằng nhiệt kế y tế và nhiệt kế điện tử. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về nhiệt độ. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, đơn vị đo nhiệt độ và thực hành đo nhiệt độ. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo nhiệt độ của các thành viên trong nhóm bằng nhiệt kế y tế và nhiệt kế điện tử. 9 Ôn tập chương I 17 1. Kiến thức : Ôn tập củng cố toàn bộ chương I 2. Năng lực : 2.1 Năng lực chung : - Năng lực tự học tự chủ - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực giao tiếp và hợp tác. 2.2. Năng lực KHTN : - Lấy được ví dụ
  20. - Trình bày được thực nghiệm. - so sánh, tổng hợp được các kết quả thực nghiệm. 3. Phẩm chất : - Có trách nhiệm với bản thân và tổ nhóm. - Trung thực trong học tập. - Cẩn trọng trong thực hành. 10 Bài 9: Sự đa sạng của các 18 1. Kiến thức: chất -Nêu được sự đa dạng của chất. -Nêu được một số tính chất vật lí, tính chất hoá học của chất. 2. Năng lực: -Năng lực tự chủ và tự học -Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Nêu được sự đa dạng của chất. - Nêu được một số tính chất vật lí, tính chất hoá học của chất. - Thực hiện được các thí nghiệm tìm hiểu về một số tính chất của chất. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu nhằm tìm hiểu về sự đa dạng của chất và một số tính chất của chất. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi bố trí và thực hiện thí nghiệm. - Trung thực trong khi thực hiện thí nghiệm, ghi chép và báo cáo kết quả thí nghiệm. 11 Bài 10: Các thể của chất 19,20,21 1.Kiến thức: - Trình bày và đưa ra được ví dụ về một số đặc điểm và sự chuyển thể cơ bản ba thể của chất.
  21. - Nêu được khái niệm, tiến hành được thí nghiệm và trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể của chất. 2. Năng lực: - NL tự học và tự chủ - NL giao tiếp và hợp tác - NL GQVĐ và sáng tạo - Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể rắn, lỏng, khí thông qua quan sát và thí nghiệm. - Đưa ra được ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất. - Nêu được các khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc. - Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất. - Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ. - Giải thích được các hiện tượng liên quan tới sự chuyển thể trong thực tế. 3. Về phẩm chất: - Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu nhằm tìm hiểu về đặc điểm các thể cơ bản của chất. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi bố trí và thực hiện thí nghiệm. - Trung thực trong khi thực hiện thí nghiệm, ghi chép và báo cáo kết quả thí nghiệm. 12 Bài 11: Oxygen. Không 22,23,24,25 1. Kiến thức: khí - HS nêu được dẫn chứng cho thấy oxi có trong không khí, trong đất, trong nước.
  22. - Nêu được một số tính chất của oxygen và tầm quan trọng của oxygen với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu. - Tiến hành được thí nghiệm xác định thành phần phần trăm về thể tích của oxygen trong không khí. - Liệt kê được thành phần, vai trò của không khí đối với tự nhiên và sự ô nhiễm không khí. - Trình bày được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học + oxygen có ở đâu? + tính chất vật lý và tầm quan trọng của oxygen. + nguyên nhân, hâu quả của ô nhiễm không khí và các biện pháp bảo vệ môi trường không khí. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: + Hoạt động nhóm để liệt kê đồ dùng thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm xác định thành phần thể tích oxygen trong không khí. + Hoạt động nhóm để tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp ô nhiễm không khí. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ “Lập kế hoạch các công việc mà em có thể làm để bảo vệ môi trường không khí.” - Lấy được dẫn chứng cho thấy oxygen có trong không khí, trong nước, trong đất. - Nêu được tính chất vật lý của oxygen. - Trình bày được tầm quan trọng của oxygen. - Xác định được thành phần không khí.
  23. - Thực hiện được thí nghiệm xác định thành phần thể tích oxygen trong không khí. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học chịu khó tìm tòi tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu oxygen có mặt ở đâu trên trái đất, tính chất của oxygen, tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, cách tiến hành và thực hành thí nghiệm tìm hiểu một số thành phần của không khí. Trung thực, cẩn thận trong thực hành,ghi chép kết quả thí nghiệm xác định thành phần oxygen trong không khí. 13 Bài 12: Một số vật liệu 26,27 1. Kiến thức: - Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu. - Đề xuất được phương án tìm hiểu tính chất của một số vật liệu. - Nêu được cách sử dụng vật liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Lấy được ví dụ về vật dụng, chỉ ra những vật liệu làm ra chúng và ngược lại. - Chuẩn bị, tiến hành thí nghiệm, quan sát, nhận xét về khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện của vật liệu.
  24. - Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng. - Nêu được cách sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả. - Thực hiện thu gom rác thải theo chu trình 3R và tái sử dụng đồ dùng trong gia đình để góp phần bảo vệ môi trường. - Thực hiện sử dụng vật liệu tiết kiệm, hạn chế sử dụng các vật liệu gây độc hại cho môi trường. 3. Phẩm chất Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo các điều kiện để học sinh. - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm để tìm hiểu tính chất của một số vật liệu. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm tìm hiểu tính chất của một số vật liệu. - Có ý thức sử dụng vật liệu tiết kiệm, an toàn, thu gom rác thải theo chu trình 3R và tái sử dụng đồ dùng trong gia đình để góp phần bảo vệ môi trường. 14 Bài 13: Một số nguyên 28,29 1. Kiến thức: liệu - Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất. - Đề xuất được phương án tìm hiểu, thu thập được dữ liệu, thảo luận, so sánh để rút ra tính chất của một số nguyên liệu.
  25. - Đề xuất được cách sử dụng nguyên liệu hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. 2. Về năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin trên internet, đọc sách giáo khoa. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để đề xuất phương án tìm hiểu tính chất và cách sử dụng nhiên liêu; hợp tác nhóm tiến hành tìm hiểu về một số nhiên liệu; sử dụng ngôn ngữ kết hợp với sản phẩm nhóm để trình bày ý tưởng thực hiện nhiệm vụ. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm; Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm; Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành viên trong nhóm và của cả nhóm trong công việc; Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Kể tên được một số nguyên liêu thường sử dụng trong đời sống. - Đề xuất được phương án thích hợp để tìm hiểu, thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra tính chất của nguyên liệu như:
  26. thí nghiệm, nghiên cứu thông tin trên internet, sách báo, trải nghiệm thực tế - Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình, kết quả tìm hiểu tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu. - Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong đời sống và sản xuất qua sơ đồ tư duy, hình ảnh, bài trình chiếu ppt, video - Vận dụng kiến thức đã học để đề xuất cách sử dụng một số nguyên liệu hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm xác định tính chất của vật liệu. 15 Bài 14: Một số nhiên liệu 30 . Kiến thức: - Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất. - Đề xuất được phương án tìm hiểu, thu thập được dữ liệu, thảo luận, so sánh để rút ra tính chất của một số nguyên liệu.
  27. - Đề xuất được cách sử dụng nguyên liệu hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. 2. Về năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Kể tên được một số nguyên liêu thường sử dụng trong đời sống. - Đề xuất được phương án thích hợp để tìm hiểu, thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra tính chất của nguyên liệu như: thí nghiệm, nghiên cứu thông tin trên internet, sách báo, trải nghiệm thực tế - Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình, kết quả tìm hiểu tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu. - Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong đời sống và sản xuất qua sơ đồ tư duy, hình ảnh, bài trình chiếu ppt, video - Vận dụng kiến thức đã học để đề xuất cách sử dụng một số nguyên liệu hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng.
  28. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm xác định tính chất của vật liệu. 16 Bài 15: Một số lương 31,32 1. Kiến thức: thực, thực phẩm - Trình bày được tính chất và ứng dụng của lương thực, thực phẩm. - Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của lương thực – thực phẩm. - Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của lương thực – thực phẩm thông dụng. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về vai trò của lương thực, thực phẩm, những mặt tốt và mặt xấu của lipid đối với sức khỏe con người. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra đặc điểm của các nhóm chất dinh dưỡng, hợp tác trong thực hiện thí nghiệm tìm hiểu sự biến đổi của lương thực, thực phẩm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đưa ra đề xuất các phương án bảo quản lương thực, thực phẩm. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Lấy được ví dụ chứng tỏ vai trò của lương thực, thực phẩm. - Nêu được vai trò của lương thực, thực phẩm với đời sống con người.
  29. - Trình bày được các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm: nguồn gốc (có ở đâu), tính chất (sự biến đổi), vai trò của từng nhóm chất. - Đề xuất được cách bảo quản các loại lương thực, thực phẩm. - Thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu sự biến đổi của lương thực thực phẩm. - Thực hiện được xây dựng khẩu phần cho một bữa ăn gia đình. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Yêu nước. - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về thời gian. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, đơn vị đo thời gian và thực hành đo thời gian. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm tìm hiểu sự biến đổi của lương thực, thực phẩm. 17 Ôn tập chương III 33 - Ôn tập các kiến thức đã học trong chương III 18 Ôn tập, kiểm tra giữa kỳ 34,35,36 - Ôn tập các kiến thức đã học trong chương I, II và III I 19 Bài 16: Hỗn hợp các chất 37,38 1. Kiến thức: - HS nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết. - HS thực hiện một số thí nghiệm để nhận ra dung môi, dung dịch, chất tan và chất không tan.
  30. - HS phân biệt được hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất, dung dịch và huyền phù, nhũ tương qua quan sát. - HS nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước. Lấy được ví dụ về sự hòa tan của các chất trong nước. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học + chất tinh khiết, hỗn hợp. + dung dịch, huyền phù và nhũ tương. + các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: + Hoạt động nhóm để tiến hành thí nghiệm tìm hiểu về dung dịch huyền phù và nhũ tuong, + Hoạt động nhóm để phân biệt nhũ tương, huyền phù, hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: - Nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết. - Đưa ra được ví dụ về chất tinh khiết và hỗn hợp. - Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất; dung dịch, nhũ tương, huyền phù qua quan sát. - Thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu về huyết tương, huyền phù, hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhât. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: