Thuyết minh Bài giảng E-learning Địa lí Lớp 6 - Tiết 24, Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất

docx 7 trang minhanh17 10/06/2024 2380
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh Bài giảng E-learning Địa lí Lớp 6 - Tiết 24, Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxthuyet_minh_bai_giang_e_learning_dia_li_lop_6_tiet_24_bai_19.docx

Nội dung text: Thuyết minh Bài giảng E-learning Địa lí Lớp 6 - Tiết 24, Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất

  1. THUYẾT MINH BÀI GIẢNG. TIẾT 24- BÀI 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT 1. Trang thông tin- Chèn nền nhạc bài hát 2. Vi deo giới thiệu bài: Xin chào các em! Đã bao giờ đứng trước thiên nhiên với những luồng gió mát, các em tự hỏi “Tại sao lại có gió?” hay chưa? À, đó chính là do có sự chênh lệch khí áp giữa các nơi trên bề mặt Trái Đất em ạ. Vậy khí áp là gì? Người ta đo khí áp bằng cách nào? Tại sao nói sự chênh lệch khí áp lại sinh ra gió? Trên Trái Đất có những loại gió nào thổi thường xuyên? Tác dụng và tác hại của gió ra sao? . Tất cả những nội dung đó sẽ được làm rõ trong bài học ngày hôm nay. Và để tiếp thu bài học tốt hơn, mời các em hãy khởi động với một số câu hỏi sau đây. 3: Câu hỏi tương tác kiểm tra bài cũ. Câu 1: Điền vào chỗ trống các từ sau (tăng, giảm, cao, thấp, khắc nghiệt, điều hòa) để biểu thị sự thay đổi của nhiệt độ không khí. A. Theo vĩ độ: Vĩ độ thấp nhiệt độ .(1), vĩ độ cao nhiệt độ (2). B. Theo độ cao: Lên cao nhiệt độ (3), xuống thấp nhiệt độ (4). C. Theo độ gần hoặc xa biển: Gần biển nhiệt độ (5), sâu trong nội địa nhiệt độ (6). 4: Câu hỏi tương tác kiểm tra bài cũ. Câu 2: Chọn đáp án đúng trong các câu sau: 1, Khí quyển có chiều dày khoảng: A. trên 50.000 km. B. trên 60.000 km. C. trên 70.000 km. D. trên 70.000 km. 5: Câu hỏi tương tác kiểm tra bài cũ. 2, Cấu tạo của lớp vỏ khí gồm: A. 4 tầng. B. 2 tầng. C. 3 tầng. D. 5 tầng. 6: Câu hỏi tương tác kiểm tra bài cũ. 3, 90% không khí tập trung ở: A. tầng đối lưu. B. tầng bình lưu. C. các tầng cao của khí quyển. D. tầng ôdôn. 7: Cấu trúc bài học. Xin chúc mừng các em đã hoàn thành phần khởi động. Các em đã sẵn sàng vào bài mới chưa. Chúc các em học tập hiệu quả. Cấu trúc bài học tiết 24- bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất gồm 2 phần: 1. Khí áp. Các đai khí áp 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển. 8: Mục tiêu bài học. Sau bài học này, các em cần đạt được những mục tiêu cơ bản sau:
  2. * Về kiến thức. - Nêu được khái niệm khí áp, trình bày được sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên Trái Đất. - Nêu được tên, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. * Về kĩ năng: Biết quan sát, nhận xét sơ đồ, hình vẽ về các đai khí áp và gió trên Trái Đất. * Về thái độ: Bồi dưỡng niềm say mê tìm hiểu thế giới tự nhiên và hứng thú học tập bộ môn. 9: 1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất. Mời các em bắt đầu vào nghiên cứu bài học: Tiết 24, bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu theo cấu trúc đã nói. Trước hết, mời các em vào phần đầu tiên- 1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất. a. Khí áp Ở đây: khí là khí quyển, không khí; áp là áp lực. Vậy nên, khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Mặc dù con người không cảm thấy sức ép của không khí trên mặt đất, nhưng nhờ một dụng cụ chuyên biệt, người ta vẫn đo được khí áp trên mặt đất. Các em hãy quan sát dụng cụ và đơn vị đo khí áp qua hình ảnh sau. 10: Câu hỏi tương tác Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống: Dụng cụ đo khí áp là Có loại khí áp kế là khí áp kế kim loại với đơn vị là và khí áp kế thủy ngân với đơn vị là 11: 1.a. Khí áp Quan sát trên hình, ta thấy rõ dụng cụ đo khí áp là khí áp kế. Đơn vị đo khí áp là mm thuỷ ngân với dụng cụ khí áp kế thủy ngân hoặc miliba với khí áp kế bằng kim loại. 12: Giới thiệu và giải thích dụng cụ, đơn vị đo khí áp. Chiếu hình về 2 loại khí áp và giải thích: Trước kia, người ta thường dùng khí áp kế thủy ngân để đo khí áp. Trên mặt biển, trong điều kiện nhiệt độ không khí là 00C, sức nén của không khí bằng trọng lượng của một cột thủy ngân cao 760mm, áp lực đó được gọi là đơn vị khí áp: atmốtphe. Khí áp tương đương với 760mm thủy ngân cũng được coi là khí áp trung bình. Nếu cột thủy ngân vượt quá 760mm thì là khí áp cao, nếu chưa tới 760mm thì là khí áp thấp. Ngày nay để cho tiện, người ta thường dùng phổ biến các khí áp kế kim loại đựng trong hộp nhựa và đơn vị đo tính bằng miliba. Khí áp bằng 760mm thủy ngân tương đương với 1013 miliba và cùng được coi là khí áp trung bình. 13: Bảng sự thay đổi khí áp theo độ cao. Khí áp có sự thay đổi theo độ cao. Các em hãy quan sát kĩ bảng sau. Cột bên trái là độ cao, ta thấy trị số tăng dần. Còn cột bên phải là khí áp tương ứng với từng độ cao. (GV đọc rồi dừng lại chút cho HS quan sát) 14: Câu hỏi tương tác. Qua bảng số liệu vừa rồi, các em thấy khi độ cao tăng thì khí áp biến đổi như thế nào? Tại sao? Để trả lời câu hỏi đó, các em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Càng lên cao khí áp càng vì càng lên cao không khí càng
  3. 15: 1.b. Các đai khí áp trên Trái Đất. Khí áp không chỉ thay đổi theo độ cao mà còn thay đổi do nhiệt và động lực, hình thành các đai khí áp cao và thấp trên Trái Đất. Cụ thể vấn đề này như thế nào, mời các em sang phần b. Các đai khí áp trên Trái Đất. Quan sát hình 50 SGK- Các đai khí áp trên Trái Đất, em có nhận xét gì về sự phân bố các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất? À, dễ dàng nhận thấy: Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo về hai cực. 16: 1.b. Các đai khí áp trên Trái Đất. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất không liên tục, bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt. Nguyên nhân là do có sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương. 17: 1.b. Các đai khí áp trên Trái Đất. Trở lại hình 50, quan sát kĩ hình chúng ta sẽ biết được số lượng các đai áp thấp, áp cao và biết mỗi đai khí áp đó nằm ở những vĩ độ nào. Trong hình các đai áp thấp là màu đỏ, các đai áp cao màu xanh (dừng 1 chút để HS quan sát). 18: Câu hỏi tương tác: Có mấy đai áp thấp? Chúng nằm ở những khoảng vĩ độ nào? A. 2 đai, nằm ở khoảng: 00, và 600N. B. 3 đai, nằm ở khoảng: 00, 600B và 600N (đúng) C. 3 đai, nằm ở khoảng: 00, 300B và 600N. D. 3 đai, nằm ở khoảng: 00, 600B và 300N. 19: Câu hỏi tương tác: Có mấy đai áp cao? Chúng nằm ở những khoảng vĩ độ nào? A. 2 đai, nằm ở khoảng: 300B, 300N. B. 3 đai, nằm ở khoảng: 300B, 300N và 900N. C. 4 đai, nằm ở khoảng: 300B, 300N, 900B và 900N (đúng) D. 4 đai, nằm ở khoảng: 300B, 300N, 600B và 900N. 20: 1.b. Các đai khí áp trên Trái Đất. Như vậy: + Có 3 đai áp thấp nằm ở: 00, 600B và 600N. + Có 4 đai áp cao nằm ở: 300B, 300N, 900B và 900N. 21. Giải thích sự hình thành các đai áp thấp và áp cao. Một lần nữa, mời các em quan sát lại hình 50 để chúng ta giải thích rõ cơ sở hình thành 3 đai áp thấp và 4 đai áp cao do nhiệt và động lực. Vùng Xích đạo nhiệt độ quanh năm cao nên không khí nở ra, bốc lên cao và tỏa sang 2 bên , hình thành đai áp thấp Xích đạo. Đến khoảng vĩ tuyến 30 0 B & N khối không khí chìm xuống, đè nén khối không khí tại chỗ tạo nên các đai khí áp cao. 2 vùng cực quanh năm lạnh giá, khối không khí co lại, mật độ đậm đặc tạo nên 2 đai áp cao. Luồng không khí chuyển động từ 2 đai áp cao vùng cực và 2 đai áp cao chí tuyến gặp nhau ở khoảng 600 B và N, bốc lên cao khiến không khí ở 2 khoảng vĩ độ này loãng, tạo nên 2 đai áp thấp ôn đới. 22: 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển. Chính sự chênh lệch khí áp giữa các nơi trên Trái Đất như trên là nguyên nhân sinh ra gió. Cụ thể như thế nào, chúng ta cùng nghiên cứu ở mục 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển. 23. Hình ảnh sự chuyển động của không khí sinh ra gió
  4. Các em hãy quan sát hình ảnh minh họa sau và cho biết gió là gì? Nhà thơ Xuân Quỳnh từng viết: Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Trong văn chương có cách lí giải riêng vì nhà thơ mượn hình ảnh thiên nhiên để bày tỏ tiếng lòng. Còn kiến thức Địa lí giúp các em hiểu rõ cơ sở khoa học của việc hình thành gió. Theo hình ảnh ta thấy rõ: Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. Như vậy, chính sự chênh lệch khí áp đã sinh ra gió. Vậy khi nào gió mạnh, khi nào gió yếu và khi nào không có gió? 24: Câu hỏi tương tác. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Gió mạnh khi có sự chênh lệch khí áp , gió nhẹ khi có sự chênh lệch khí áp và khi không có sự chênh lệch thì lặng gió. 25: 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển. Khái niệm về gió các em đã rõ. Vậy còn hoàn lưu khí quyển là gì? Hoàn ở đây là tuần hoàn, vòng tròn, lưu là chuyển động. Do đó có thể nói: Hoàn lưu khí quyển là các hệ thống gió thổi vòng tròn. 26: Hình 51: Các loại gió chính trên Trái Đất và các hoàn lưu khí quyển. Quan sát hình 2 hình trên, em hãy kể tên các hoàn lưu chính (các loại gió thổi thường xuyên) trên Trái Đất. 27: Câu hỏi tương tác. Câu 1: Chọn đáp án đúng: Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất gồm: A. Gió Tín phong B. Gió Tây ôn đới C. Gió Đông cực D. Cả 3 ý trên (đúng) 28: Câu hỏi tương tác. Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Gió Tín phong thổi từ các đai (áp cao) chí tuyến đến đai áp thấp Xích đạo theo hai hướng đông bắc, đông nam. Gió Tây ôn đới thổi từ các đai áp cao (chí tuyến) đến các đai (áp thấp) ôn đới theo hướng (tây nam) và tây bắc. Gió Đông cực thổi từ các đai áp cao (vùng cực) đến các đai áp thấp ( ôn đới) theo hướng đông bắc và (đông nam). 29: Bảng tổng hợp đặc điểm gió và các hoàn lưu khí quyển. Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất gồm: Gió Tín phong, gió Tây ôn đới và gió Đông cực. Ta phân tích mỗi loại gió về phạm vi hoạt động và hướng thổi. Gió Tín phong thổi từ các đai áp cao chí tuyến đến đai áp thấp Xích đạo theo hai hướng đông bắc, đông nam. Gió Tây ôn đới thổi từ các đai áp cao chí tuyến đến các đai áp thấp ôn đới theo hướng tây nam và tây bắc. Gió Đông cực thổi từ các đai áp cao vùng cực đến các đai áp thấp ôn đới theo hướng đông bắc và đông nam. 30: Gió Tín phong. Gió Tín phong và gió Tây ôn đới là 2 hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên Trái Đất vì chủ yếu khu vực sinh sống của con người nằm trong vùng hoạt động của 2 loại gió này. Ở 2 bên xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm, từ khoảng
  5. các vĩ độ 300 Bắc và Nam về xích đạo là gió Tín phong. Có nhiều điều khá thú vị về loại gió này. + Nghĩa tín phong: ▪ gió có uy tín- vì thổi đều quanh năm, không vì yếu tố gì mà ngừng hoạt động. ▪ tín còn có nghĩ là tin. Qua kinh nghiệm thực tế người dân ở vùng nội chí tuyến tin rằng đây là loại gió có lợi, giúp tàu thuyền đi lại trên biển dễ dàng hơn, việc sản xuất cũng có nhiều thuận tiện + Còn có tên là gió Mậu dịch (buôn bán) vì từ xa xưa, các thương nhân châu Âu đã biết lợi dụng gió Tín phong thổi đều quanh năm để dong buồm vượt biển đi buôn bán với Ấn Độ. + Vùng “vĩ độ ngựa”: Khi đoàn thương nhân qua vùng lặng gió ở khoảng 30-35 0 B và N thì buồm không đi được. Nhiều khi phải đợi hàng tuần, thậm chí lâu hơn mới có một đợt gió thổi để đi tiếp. Trong hoàn cảnh đó, nhiều ngựa bị chết vì đói và khát, xác ngựa chết bị vứt xuống biển nổi trên mặt nước. Do vậy, người ta gọi vùng lặng gió này là vùng “vĩ độ ngựa”. 31: Gió Tây ôn đới. Cũng từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam là gió Tây ôn đới. 32: Liên hệ. Gió Tín phong và gió Tây ôn đới đều xuất phát từ 2 đai áp cao chí tuyến. Do đó những vùng đất nằm dọc theo 2 chí tuyến quanh năm có khối áp cao thống trị. Ở đây chỉ có gió thổi đi chứ hầu như không nhận được gió thổi đến. Do đó thời tiết rất ổn định, khó gây ra mưa, nhiều nơi trở thành hoang mạc. Việt Nam nằm trong vùng hoạt động thường xuyên của loại gió Tín phong- hướng Đông Bắc. Do vậy, kinh nghiệm nhân dân ta là thường xây nhà hướng Nam, Đông Nam để tránh gió lạnh Đông Bắc, đón gió mát và nắng ấm hướng Nam, Đông Nam. 33: Sự lệch hướng chuyển động của gió. Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất, gió Tín phong và gió Tây ôn đới không thổi thẳng mà lại lệch phải ở nửa cầu Bắc và lệch trái ở nửa cầu Nam (nếu nhìn xuôi theo chiều gió thổi) 34. Ngoài 3 loại gió trên còn có một số loại gió khác nhưng thổi không thường xuyên. (GV chiếu hình ảnh giới thiệu nhanh một số loại gió khác như: gió đất, gió biển, gió phơn ) 35. Tác hại của gió. Gió có tác hại và cũng nhiều tác dụng . Trong các cơn bão, gió có vận tốc lớn có thể làm đổ cây cối, cột đèn, cột điện, làm tốc mái nhà , gây thiệt hại nghiệm trọng về cơ sở vật chất, sức khỏe và thậm chí cả tính mạng con người (chiếu hình ảnh minh họa). Việt Nam ta cũng là nơi xẩy ra nhiều gió bão, đặc biệt là các tỉnh miền Trung, gây thiệt hại nhiều về người và của. 36. Tác dụng của gió. Rất nhiều tác dụng của gió mà chúng ta có thể kể ra như: Tạo sóng biển, một số loài chim lợi dụng gió để lượn (như hải âu), một số loại cây phát tán quả và hạt nhờ gió (như cây trâm bầu); gió làm quay các cánh quạt của cối xay gió giúp chúng ta xay gạo, đẩy thuyền buồm, thả diều , đặc biệt có thể sản xuất điện.
  6. Tài nguyên gió là vô tận. Việt Nam ta cũng có một số nhà máy phong điện như Phương Mai I, II, III (Tp Quy Nhơn- Bình Định) bắt đầu hoạt động từ cuối t4/2005. 37. Video kết luận và dẫn HS vào phần luyện tập củng cố. Các em thân mến! Chúng ta vừa nghiên cứu xong bài học Khí áp và gió trên Trái Đất. Các em hãy nhớ rõ: Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. Khí áp được phân bố thành các đai áp thấp và áp cao từ xích đạo đến cực. Còn gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp. Gió Tín phong và Tây ôn đới là các loại gió thổi thường xuyên. Chúng tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên Trái Đất. Đó là những nội dung cơ bản của bài. Và sau đây, các em sẽ được thử sức để khắc sâu kiến thức với một số bài tập củng cố. Cô chúc các em hoàn thành xuất sắc bài làm của mình. Xin tạm biệt các em. 38. Câu hỏi tương tác- Củng cố. Câu 1: Chọn đáp án đúng: 1. Dụng cụ đo khí áp là: A. Vôn kế B. Khí áp kế C. Am pe kế D. Nhiệt kế 39. Câu hỏi tương tác- Củng cố. 2. Trên Trái Đất có 4 đai áp thấp và 3 đai áp cao, điều này đúng hay sai? A. chỉ đúng một nửa B. đúng C. sai D. sai một nửa 40. Câu hỏi tương tác- Củng cố. 3. Hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên Trái Đất là: A. Tín phong và Đông cực B. Đông cực và Tây ôn đới C. Tín phong và Tây ôn đới D. Gió đất và gió biển 41. Câu hỏi tương tác- Củng cố. 4. Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của gió nào? A. Tây ôn đới B. Đông cực C. Tín phong D. Gió đất 42. Câu hỏi tương tác- Củng cố. Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Nhờ có (khí áp kế), người ta đo được khí áp. Không khí bao giờ cũng chuyển động từ khu khí áp (cao) về khu (khí áp thấp), sinh ra (gió). Có 3 loại gió chính song hai loại gió thổi thường xuyên là (Tín phong) và Tây (ôn đới). 43. Câu hỏi tương tác- Củng cố. Câu 3: Nối giữa tên gió với hướng gió thổi sao cho hợp lí:
  7. Tên gió Hướng gió thổi Tây ôn đới Từ đất liền ra biển Tín phong Từ khoảng 300 Bắc và Nam lên 600 Bắc và Nam Gió đất Từ khoảng 300 Bắc và Nam về xích đạo Đông cực Từ biển vào đất liền Gió biển Từ khoảng 300 Bắc và Nam lên cực Bắc và Nam 44. Hướng dẫn tự học, tìm tòi mở rộng. 45. Trang tài liệu tham khảo.