Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức) - Bài 55: Ngân hà
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức) - Bài 55: Ngân hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_6_ket_noi_tri_thuc_bai_55_ngan_h.pptx
Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức) - Bài 55: Ngân hà
- Bài 55 : NGÂN HÀ
- ➢ Vậy Ngân Hà có cấu tạo, hình dạng, kích thước như thế nào? ➢ Hệ mặt trời có vị trí như thế nào trong Ngân Hà?
- I. Ngân Hà là gì?
- Video về Ngân Hà
- HOẠT ĐỘNG NHÓM (4 phút) Từ hình ảnh và video đã được quan sát kết hợp với thông tin SGK. Các em hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 1. Ngân Hà là gì? 2. Ngân Hà có hình dạng và kích thước như thế nào?
- I. Ngân Hà là gì? ➢ Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có hệ Mặt Trời của chúng ta (Người châu Á thấy nó giống một dòng sông bạc nên gọi là Ngân Hà). ➢ Ngân Hà có hình xoắn ốc với 4 vòng xoắn chính. ➢ Ngân Hà có đường kính vào khoảng 100 000 năm ánh sáng và có bề dày khoảng 300 năm ánh sáng.
- Ngân Hà ( Milky Way) là một thiên hà chứa hệ mặt trời của chúng ta. Trong vũ trụ có hàng tỉ các thiên hà. Thiên hà Andromeda Thiên hà Sombrero Thiên hà Mắt đen ( Thiên hà Tiên nữ) (Thiên hà Mũ vành rộng)
- II. Ngân Hà và Hệ Mặt Trời
- HOẠT ĐỘNG NHÓM CẶP ĐÔI ( 5phút) Hoàn thành phiếu học tập Phiếu học tập – Nhóm Nhiệm vụ: Xác định vị trí và kích thước của Hệ Mặt Trời trong Ngân Hà 1. Hệ Mặt trời nằm ở vị trí nào trong Ngân Hà ? 2. Hệ Mặt trời cách tâm Ngân Hà bao nhiêu ? 3. So sánh kích thước của Hệ Mặt trời với Ngân Hà ? 4. Thời gian để Mặt trời chuyển động quanh Ngân Hà hết một vòng ? 5. Vị trí của Trái Đất trong Ngân Hà ? 6. Dải Ngân Hà có chuyển động trên bầu trời đêm như các sao mà ta nhìn thấy không?
- II. Ngân Hà và Hệ Mặt Trời ➢ Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm Ngân Hà khoảng 26000 năm ánh sáng. ➢ Kích thước của hệ Mặt Trời vô cùng nhỏ so với kích thước của Ngân Hà. ➢ Mặt trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ 220000m/s nhưng cũng phải mất 230 triệu năm mới quay được một vòng.
- IV. CHẾ TẠO MÔ HÌNH NGÂN HÀ BẰNG GIẤY HS hoạt động nhóm nghiên cứu SGK chế tạo mô hình ngân hà: B1: cắt một tấm bìa màu xanh thẫm, theo mẫu. Dùng màu vẽ Ngân Hà xoắn màu trắng mờ với nhiều chấm sáng B2: Dùng tờ bìa để làm chong chóng B3: Cho chong chóng quay và quan sát. B4: Nêu hiện tượng quan sát được
- TRÒ CHƠI HỘP QUÀ BÍ MẬT
- Luật chơi: Bên trong mỗi hộp quà có 1 câu hỏi và có chứa một phần quà. Nếu em trả lời đúng câu hỏi thì sẽ nhận được phần quà.
- Câu hỏi 1: Ngân Hà là A. thiên hà trong đó có chứa Hệ Mặt Trời. B. một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ. C. tên gọi khác của Hệ Mặt Trời. D. dải sáng trong vũ trụ. Đáp án A Điểm 10 NEXT
- Câu hỏi 2: Em hãy nêu hình dạng và kích thước của Ngân Hà? TL: Ngân Hà có hình xoắn ốc với 4 vòng xoắn chính. Ngân Hà có đường kính vào khoảng 100 000 năm ánh sáng và có bề dày khoảng 300 năm ánh sáng. Tràng pháo tay NEXT
- Câu hỏi 3: Em hãy mô tả vị trí của Trái Đất trong Ngân Hà? TL: Trái Đất là hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm của Ngân Hà khoảng 26000 năm ánh sáng. Điểm 10 NEXT
- Câu hỏi 4: Chọn câu trả lời đúng A. Hệ mặt Trời là trung tâm của Ngân Hà B. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ đồng thời quay quanh lõi của nó C. Từ Trái Đất có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà D. Ngân Hà bao gồm toàn bộ thiên thể của vũ trụ Đáp án B Một lời chúc NEXT
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc phần ghi nhớ sgk. - Làm bài tập trong SBT. - Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của chương X