Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 23: Lực cản của nước (tiết 1)
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 23: Lực cản của nước (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_6_ket_noi_tri_thuc_tiet_23_luc_c.pptx
Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 23: Lực cản của nước (tiết 1)
- Theo em máy bay và tàu ngầm thì phương tiện nào chuyển động với tốc độ nhanh hơn?
- THÍ NGHIỆM • 1 hộp thủy tinh hoặc nhựa cứng, trong suốt (1) • 1 xe lăn (2) • 1 tấm cản hình chữ nhật (3) • 1 đường ray cho xe lăn chạy, có rãnh ở giữa để lắp tấm cản (4) 1 ròng rọc cố định (5) • 1 phễu rót nước (6) • 1 đoạn dây mảnh (7) • 1 lực kế lò xo có GHĐ 5N (8) • 1 van xả nước (9)
- Cách tiến hành thí nghiệm Bước 1: Kéo từ từ lực kế để xe lăn chuyển động ổn định, đọc và ghi số chỉ của lực kế Bước 2: Cho nước vào hộp sau đó kéo từ từ lực kế để xe lăn chuyển động ổn định, đọc và ghi số chỉ của lực kế
- HOẠT ĐỘNG NHÓM 5 PHÚT 1. Thực hiện thí nghiệm Bước 1: Kéo từ từ lực kế để xe lăn chuyển động ổn định, đọc và ghi số chỉ của lực kế Bước 2: Cho nước vào hộp sau đó kéo từ từ lực kế để xe lăn chuyển động ổn định, đọc và ghi số chỉ của lực kế 2. Hoàn thành bảng 2a Trường hợp Số chỉ của lực kế (N) Khi chưa đổ nước Sau khi đổ nước
- KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 1 Trường hợp Số chỉ của lực kế (N) Khi chưa đổ nước 2.5 N Sau khi đổ nước 3 N
- ? 1. Tại sao khi có nước trong hộp thì số chỉ của lực kế lớn hơn khi chưa có nước trong hộp? - Khi cho nước vào hộp, số chỉ của lực kế tăng lên vì nước đã tác dụng lực cản trở chuyển động của xe. - Em hiểu lực cản của nước là gì? Lực cản của nước là lực của nước tác dụng lên các vật di chuyển trong nước.
- - Lực cản của nước có phương và chiều như thế nào? Lực cản của nước cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng.
- - Lực cản của nước đối với sự bơi lội của cá, lực cản của nước đối với tàu thuyền, lực cản của nước đối với sự bơi lội của con người,
- Câu 1: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước thì khó hơn? A.Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động. B.Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng” hơn C.Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản. D.Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí
- Câu 2: Vì sao khi chạy thi ở các cự li dài những vận động viên có kinh nghiệm thường chạy sau các vận động viên khác ở phần lớn các thời gian khi gần đến đích mới vượt lên chạy nước rút để về đích? Vì khi chạy có lực cản của không khí vì nếu chạy sau các vận động viên khác thì sẽ giảm được lực cản không khí, vẫn giữ được tốc độ, đỡ tốn sức, dành sức cho đoạn chạy nước rút.
- Câu 3: Tại sao yên xe đạp đua thường cao hơn ghi – đông? Khi đi trên những xe này, vận động viên có thể cúi người xuống để làm giảm diện tích cơ thể tiếp xúc với gió, nhờ đó giảm được lực cản của không khí.
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Nắm vững kiến thức trọng tâm của bài - Làm lại các bài tập Trong SBT KHTN6 - Xem trước nội dung mục II