Bài giảng Lịch sử 6 (Sách Cánh diều) - Bài 1+2 - Hoàng Thị Hà

pptx 13 trang thuynga 26/08/2022 8580
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử 6 (Sách Cánh diều) - Bài 1+2 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_6_sach_canh_dieu_bai_12_hoang_thi_ha.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử 6 (Sách Cánh diều) - Bài 1+2 - Hoàng Thị Hà

  1. Giáo viên: Hoàng Thị Hà
  2. “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” (Lịch sử nước ta, Hồ Chí Minh) => Ý nghĩa
  3. Bài 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ? 1. Lịch sử và môn lịch sử là gì?
  4. Bài 1: LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG 1. Lịch sử và môn lịch sử là gì? - Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ. - Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ. Hình ảnh lễ hội đền Hai Bà Trưng (Mê Linh) – Hà Nội, tưởng nhớ Trưng Trắc, Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa lật đổ nhà Hán (40 – 43)
  5. Bài 1: LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG 2. Vì sao cần phải học lịch sử? - Học lịch để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay. - Học lịch sử giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người tạo ra trong quá khứ để lại.
  6. Bài 1: LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG 3. Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử? a) Tư liệu hiện vật - Là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ lại. b) Tư liệu chữ viết - Là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, chữ được khắc trên bia đá c) Tư liệu truyền miệng - Là những câu chuyện dân gian: truyền thuyết, Ngói úp ở Hoàng Thành thần thoại, cổ tích được kể từ đời này sang đời Truyền thuyết Thánh Gióng khác. Bia đá
  7. Bài 1: LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG III. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Trình bày khái niệm lịch sử và môn Lịch sử. Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử. Bài tập 2 Học lịch sử có ý nghĩa như thế nào? Bài tập 3 Quan sát hình 1.12 và cho biết: - Đây là loại sử liệu gì? - 3 thông tin mà em tìm hiểu được.
  8. Bài 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
  9. Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ 1 (1010). Mùa thu, tháng 7, vua dời đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh phủ. Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, vì thế đổi gọi là thành Thăng Long.
  10. Bài 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ 1. Vì sao phải xác định thời gian? - Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong Thời gian Sự kiện quá khứ. Năm 248 Khởi nghĩa Bà Triệu - Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng người trong quá khứ. Năm 1009 Nhà Lý thành lập Chiến thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng. Năm 1288 - Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
  11. Bài 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ 2. Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào? - Người xưa đã làm ra lịch: + Âm lịch: được tính theo chu kì chuyển động của mặt trăng quay quanh trái đất. + Dương lịch: được tính theo chu kì chuyển động của trái đất quay quanh mặt trời (còn gọi là công lịch). Chúa Giê-xu ra đời (TCN) (Sau CN) Công nguyên (CN) Tờ lịch của Việt Nam sử dụng cả âm lịch và + thập kỉ: 10 năm dương lịch + thế kỉ:100 năm + thiên niên kỉ:1000 năm
  12. Bài 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ III. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Muốn biết năm 2000 TCN cách ta bao nhiêu năm thì em tính như thế nào? 2021 + 2000 = 4021 năm Bài tập 2: Muốn biết năm 1230 SCN cách 2021 bao nhiêu năm thì ta tính thế nào? 2021 – 1230 = 791 năm Kết luận - Muốn biết năm TCN cách hiện tại thì làm phép cộng. - Muốn biết SCN cách hiện tại ta làm phép trừ.
  13. CẢM ƠN CÁC EM! CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!