Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội

pptx 31 trang thanhhuong 18/10/2022 9520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_tiet_77_tuc_ngu_ve_con_nguoi_va_xa_hoi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội

  1. Tiết 77
  2. 2. Phân loại :
  3. 1. Một mặt người bằng mười mặt của Tục ngữ về phẩm chất của con người. 3. Đói cho sạch, rách cho thơm 5. Không thầy đố mày làm nên Tục ngữ về học tập, tu dưỡng. 8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Tục ngữ về quan hệ 9. Một cây làm chẳng nên non ứng xử và đạo lí Ba cây chụm lại nên hòn núi cao trong cuộc sống.
  4. 2. Phân loại : - Tục ngữ về phẩm chất của con người: 1, 3 - Tục ngữ về học tập, tu dưỡng: 5 - Tục ngữ về quan hệ ứng xử và đạo lí trong cuộc sống: 8, 9
  5. 2. Phân loại :
  6. Tìm hiểu các câu tục ngữ về : Nghệ thuật được sử dụng Ý nghĩa của câu tục ngữ Tình huống vận dụng Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự
  7. 1. Một mặt người bằng mười mặt của 1 10
  8. 1. Một mặt người bằng mười mặt của Hoán dụ: mặt người Nhân hóa: mặt của So sánh Đối lập : 1 - 10 Người quý hơn của gấp bội lần  Khẳng định tư tưởng coi trọng giá trị con người của nhân dân ta.
  9. 1. Một mặt người bằng mười mặt của - Phê phán những trường hợp coi của hơn người - An ủi, động viên những trường hợp được cho là “Của đi thay người” - Quan niệm về việc sinh đẻ trước đây: Muốn có nhiều con. - Người sống đống vàng. - Người làm ra của chứ của không làm ra người - Lấy của che thân không ai lấy thân che của
  10. 3. Đói cho sạch, rách cho thơm Ẩn dụ: đói – rách; sạch- thơm Nghĩa đen: Dù đói, rách vẫn phải ăn uống, ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn thơm tho . Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch.
  11. 3. Đói cho sạch, rách cho thơm Khuyên con người phải sống sao cho trọn phẩm giá, nhân cách, phải có lòng tự trọng. - Giấy rách phải giữ lấy lề. - Chết trong còn hơn sống đục. - Cọp chết để ra, người ta chết để tiếng.
  12. 5. Không thầy đố mày làm nên Câu phủ định mang nghĩa khẳng định cao Ca ngợi, khẳng định vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của học sinh.
  13. 5. Không thầy đố mày làm nên Khuyên nhủ con người cần biết kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. - Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. - Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy.
  14. 8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ẩn dụ: cây – quả ; trồng - ăn Khi được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên, biết ơn người đã giúp mình.
  15. 8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Thể hiện tình cảm biết ơn với ông bà, cha mẹ, thầy cô, với những người giúp mình, hi sinh vì mình - Uống nước nhớ nguồn. - Lá rụng về cội. - Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.
  16. 9. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Hoán dụ:1 cây – ít người, 3 cây- nhiều người Ẩn dụ : non, núi cao  thành công trong công việc Đối : Chẳng nên - nên Ít người không thể làm nên việc lớn,việc khó. Nhiều người hợp sức lại thì sẽ làm được việc cần làm. → Khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết
  17. 9. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Góp gió thành bão. - Đông tay vỗ nên kêu. - Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
  18. 2. Phân loại :
  19. Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc Nghệ 01 Sử dụng các biện pháp tu từ thuật Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng Tôn vinh giá trị con người Nội 02 Đưa ra nhận xét, lời khuyên về những dung phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có
  20. 1 2 3 4 5
  21. Tục ngữ về con người xã hội được hiểu theo những nghĩa nào? A. Nghĩa đen B. Nghĩa đen + Nghĩa bóng C. Nghĩa bóng D. Tất cả đều sai
  22. Câu tục ngữ nào trong bài sử dụng cách diễn đạt so sánh ngang bằng? A. Câu 1 B. Câu 1 và 7 C. Câu 1 và 6 D. Câu 7
  23. Từ ngữ nào trong câu “Cái răng, cái tóc là góc con người” sử dụng hình ảnh hoán dụ? A. Cái răng B. Cái tóc C. Cái răng, cái tóc D. Góc
  24. Câu tục ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”? A. Nhà sạch thì mát, bát B. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà sạch ngon cơm mỗi cảnh D. Áo rách khéo vá hơn lành C. Giấy rách phải giữ lấy lề vụng may
  25. Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” phù hợp với nội dung học tập nào sau đây? A. Học nói B. Học ăn C. Học mở D. Học gói
  26. Nêu câu tục ngữ trong văn bản phù hợp với những ngữ liệu sau đây a/ Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng b/ Một cậu bé đi hát dạo, bán những món hàng nhỏ như vé số và kẹo cao su ở những quán phở vỉa hè. Khi khách ngỏ ý muốn cho cậu tiền và không lấy món hàng, cậu đã từ chối nhận tiền. c/ Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn. d/ Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. d/ Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
  27. Bài cũ Chọn một câu tục ngữ trong văn bản mà em thích nhất và thực hiện yêu cầu dưới đây: a/ Em có đồng ý với lời khuyên mà câu tục ngữ nêu ra không? b/ Tìm ít nhất 2 lí lẽ để giải thích cho câu trả lời của em. c/ Với mỗi lí lẽ, tìm ít nhất 2 dẫn chứng (trong tác phẩm văn học, sự kiện thực tế ) để chứng minh
  28. Bài mới Soạn bài Rút gọn câu - Cá nhân: Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi trong SGK - Nhóm: Thử xây dựng 1 đoạn hội thoại ngắn có sử dụng câu rút gọn
  29. Tạm biệt các em! Chúc các em học tốt GV: Nguyễn Thị Hạnh