Bài giảng Tin học 6 Sách Cánh diều - Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng - Tiết 5, Bài 5: Dữ liệu trong máy tính

pptx 28 trang thanhhuong 11/10/2022 9482
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học 6 Sách Cánh diều - Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng - Tiết 5, Bài 5: Dữ liệu trong máy tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_tin_hoc_6_sach_canh_dieu_chu_de_a_may_tinh_va_cong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Tin học 6 Sách Cánh diều - Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng - Tiết 5, Bài 5: Dữ liệu trong máy tính

  1. Câu 1: Có mấy dạng dữ liệu cơ bản? Hãy kể tên? Có 3 dạng cơ bản: + Dạng hình ảnh + Dạng âm thanh + Dạng chữ và số
  2. Câu 2: Em hiểu như thế nào là số hóa văn bản, số hóa hình ảnh, số hóa âm thanh? Là việc chuyển đổi văn bản, chuyển đổi hình ảnh, chuyển đổi âm thanh thành dãy bit
  3. Câu 3 - Tình huống: Bạn An được bố mẹ cho 1 thẻ nhớ. Bạn lên mạng internet cần tải sách mềm + 5 video bài giảng và lưu trữ trong thẻ nhớ làm tài liệu tham khảo. Em hãy cho biết: Thẻ nhớ trên lưu trữ được hết tài liệu mà bạn An cần khi nào? Khi tổng dung lượng của sách mềm và 5 video < dung lượng của thẻ nhớ
  4. Câu 4: Em hiểu như thế nào về bit? Bit là đơn vị nhỏ nhất để biểu diễn và lưu trữ thông tin. Bit chỉ có thể nhận một trong hai trạng thái, kí hiệu là “0” và “1” Vào bài mới
  5. Các em đã biết dữ liệu âm thanh, dữ liệu hình ảnh, dữ liệu văn bản đều được số hóa. Vậy còn dữ liệu số thì sao? Có được số hóa không? Để biết được điều đó cô cùng các em tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
  6. TIẾT 5 - BÀI 5: DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH
  7. Tiết 5 - Bài 5. DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH Tình huống 1: Trong hệ thập phân, cùng là chữ số “1” nhưng giá trị của nó khi ở hàng trăm gấp mười lần giá trị của nó ở hàng chục. Tức là nếu chữ số “1” dịch sang trái một vị trí thì nó biểu diễn giá trị mới gấp mười lần so với khi ở vị trí cũ (khi chưa dịch sang trái một vị trí). Bạn Minh Khuê nhận xét: Quy luật này chỉ đúng với chữ số “1”. Em có đồng ý với bạn Minh Khuê không? Em không đồng ý với bạn Minh Khuê, vì trong hệ thập phân người ta còn dùng các chữ số khác nữa, ví dụ 2,3,4,5,6,7,8,9
  8. Tiết 5 - Bài 5. DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH Ví dụ 1: Hãy hoàn thành các phép tính sau theo mẫu: 9 = 1 x 9 75 = 10 x 7 + 1 x 5 183 = 100 x 1 + 10 x 8 + 1 x 8 7285 = 1000 x 7 + 100 x 2 + 10 x 8 + 1 x 5 Dùng mười chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Hệ thập phân để biểu diễn số học
  9. Tiết 05: Bài 5. Dữ liệu trong máy tính Ví dụ 2: Hãy hoàn thành các phép tính sau theo mẫu: 0 = 1 x 0 1 = 1 x 1 10 = 2 x 1 + 1 x 0 101 = 4 x 1 + 2 x 0 + 1 x 1 1011 = 8 x 1 + 4 x 0 + 2 x 1 + 1 x 1 10101 = 16 x 1 + 8 x 0 + 4 x 1 + 2 x 0 + 1 x 1 Dùng hai chữ số 0 và 1 Hệ nhị phân để biểu diễn số
  10. Tiết 5 - Bài 5. DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH ❖ Đổi số nhị phân thành thập phân 101 = 4 x 1 + 2 x 0 + 1 x 1 = 5 1011 = 8 x 1 + 4 x 0 + 2 x 1 + 1 x 1 = 11 ❖ Đổi số thập phân thành nhị phân. VD: Đổi số 5 sang nhị phân 5 : 2 = 2 dư 1 2 : 2 = 1 dư 0 1 : 2 = 0 dư 1 Kết quả: 5 = 101
  11. Vì sao máy tính chỉ hiểu và xử lí thông tin ở dạng dãy bit? + Máy tính hoạt động được là nhờ dòng điện + Máy tính chỉ biết được 2 trạng thái của dòng điện ➢ Tắt điện => Số 0 ➢ Có điện => Số 1
  12. Tiết 5 - Bài 5. DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH Kết luận: - Số nhị phân là số tạo thành từ cách biểu diễn chỉ dùng hai kí hiệu “0” và “1” - Máy tính dùng dãy bit để biểu diễn các số trong tính toán.
  13. Tiết 5 - Bài 5. DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH 2. DỮ LIỆU VÀ CÁC BƯỚC XỬ LÍ THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH Thảo luận nhóm: (2 phút) dãy bit đầu vào dữ liệu đầu ra
  14. Tiết 5 - Bài 5. DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH Các bước xử lí thông tin trong máy tính: Bước 1: Bước 2: Bước 3: Xử lí đầu vào Xử lí dữ liệu Xử lí đầu ra Dãy BIT xuất ra thông tin Thông tin Các phần mềm dưới dạng con được chuyển ứng dụng xử lí người hiểu thành dữ liệu dữ liệu thành được hoặc ghi mà máy tính dãy BIT => lưu dữ liệu “hiểu được” Thao tác với vào thiết bị => Dữ liệu số. các BIT. lưu trữ hay gửi lên mạng.
  15. Tiết 5 - Bài 5. DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH 3. DUNG LƯỢNG LƯU TRỮ DỮ LIỆU CỦA MỘT SỐ THIẾT BỊ THƯỜNG GẶP: Đơn vị đo lượng dữ liệu là gì? Nêu kí hiệu? Byte là đơn vị đo lượng dữ liệu, kí hiệu là B
  16. Tiết 5 - Bài 5. DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH Giải thích: Các bội số của byte dùng để đo lượng dữ liệu được tạo ra bằng cách nhân thêm 210 (bằng 1024) lần. Để dễ hình dung có thể xấp xỉ là nhân với 1000 lần. Thảo luận nhóm (2 phút): Hãy điền vào các chỗ còn trống sau đây: Viết là Đọc là Xấp xỉ 1 KB (Kilobyte) 1 Ki-lô-bai Một nghìn byte 1 MB (Megabyte) .1 Mê-ga-bai .Một triệu byte 1 GB (Gigabyte) 1 Gi-ga-bai .Một tỉ byte 1 TB (Terabyte) 1 Tê-ra-bai .Một nghìn tỉ byte
  17. Tiết 5 - Bài 5. DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH Thảo luận nhóm: (3 phút) Em hãy quan sát hình, ghi nhận dung lượng lưu trữ của từng thiết bị và đổi ra đến đơn vị cuối cùng là bằng bao nhiêu byte? 500GB 700MB 8GB 512MB Đĩa cứng
  18. 1. Ổ cứng 500GB = 536 870 912 000 B 2. Đĩa CD 700MB = 734 003 200 B 3. USB 8GB = 8 589 934 592 B 4. RAM 512MB = 536 870 912 B
  19. LUYỆN TẬP
  20. Câu 1: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Giải thích tại sao? 1) Một MB xấp xỉ một nghìn byte 3) Một GB xấp xỉ một tỉ byte 2) Một TB xấp xỉ một triệu KB 4) Một KB xấp xỉ một nghìn GB Trả lời: 1. Một MB xấp xỉ một nghìn byte => Sai, một MB xấp xỉ một triệu byte 2. Một TB xấp xỉ một triệu KB => Sai, một TB xấp xỉ 1 tỷ KB 3. Một GB xấp xỉ một tỷ byte Đúng 4. Một KB xấp xỉ một nghìn GB => sai, một GB bằng một triệu KB
  21. Câu 2: USB, thẻ nhớ dùng phổ biến cho máy tính, điện thoại thông minh, máy ảnh số có nhiều mức dung lượng 8 GB, 16 GB, 32 GB, 64 GB, 128 GB, em nên chọn dung lượng bao nhiêu là thích hợp cho mỗi trường hợp sau? 1) Chủ yếu dùng để chứa tài liệu văn bản 2) Chủ yếu dùng để chứa các tệp ảnh du lịch, tham quan 3) Chủ yếu dùng để chứa các tệp bài hát. Trả lời: 1. Chủ yếu để chứa tài liệu văn bản => Thẻ nhớ 8GB 2. Chủ yếu dùng để chứa các tệp hình ảnh du lịch, tham quan => cần 8GB (nếu chỉ có vài ảnh) hoặc nhiểu lần bội của 8GB (lưu trữ ảnh nhiều lần đi du lịch). 3. Chủ yếu dùng để chứa các tệp bài hát => Thẻ nhớ 8 GB, điện thoại 64GB
  22. VẬN DỤNG
  23. Câu 1: Số đếm biểu diễn bằng dãy bit 111 có bằng với số 111 ở hệ thập phân không? Trả lời: - Không. - Vì 111 biểu diện bằng dãy bit để tính toán trong máy tính có giá trị là 7, còn 111 ở hệ thập phân có giá trị là 111
  24. Câu 2: Có bạn nói: “Trong máy tính điện tử, các số được biểu diễn như trong hệ thập phân chúng ta quen dùng, vì người ta vẫn nhập các số thập phân vào máy tính để tính toán”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Trả lời: Không đồng ý. Vì máy tính biết cách chuyển các số thập phân thành số biểu diễn bằng dãy bit để tính toán.
  25. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc bài - Chuẩn bị tiếp bài: “Khái niệm và lợi ích của mạng máy tính”