DE_CUONG_ON_TAP_HOA_6_bbe28

docx 5 trang Minh Tâm 27/12/2024 720
Bạn đang xem tài liệu "DE_CUONG_ON_TAP_HOA_6_bbe28", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoa_6_bbe28.docx

Nội dung text: DE_CUONG_ON_TAP_HOA_6_bbe28

  1. 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 6 Câu 1: KHTN là gì? KHTN là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng. Vai trò của khoa học tự nhiên với cuộc sống. KHTN tạo ra các công cụ phục vụ đời sống con người Câu 2: Cho biết các kí hiệu cảnh báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen. -Kí hiệu cảnh báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen. -Kí hiệu cảnh bắt buộc thực hiện: Hình tròn, nền xanh, hình vẽ màu trắng. - Sử dụng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ vì: Kí hiệu cảnh báo có hình dạng và màu sắc riêng dễ nhận biết Câu 3:+ Những điều cần phải làm trong phòng thực hành: Mặc trang phục gọn gàng, đeo khẩu trang, găng tay, kính mắt bảo vệ (nếu cần); chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn, nhận biết được các vật liệu nguy hiểm trước khi làm thí nghiệm. + Những điều không được làm trong phòng thực hành: Ăn uống, đùa nghịch. Nếm, ngửi hóa chất. Mối nguy hiểm có thễ xảy ra khi ứng xử không phù hợp. + Sau khi tiến hành thí nghiệm: cần thu gom chất thải để đúng nơi quy định, lau dọn sạch sẽ chỗ làm, sắp xếp dụng cụ gọn gàng, rửa tay bằng xà phòng. + Chỉ ra các nội dung cảnh báo nguy hiểm tương ứng với các hình. Câu 4:*Cấu tạo của kính lúp cầm tay: tấm kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa, khung kính, tay cầm. * Các loại kính lúp thông dụng Kính lúp cầm tay Kính lúp để bàn Kính lúp đeo mắt *Cách sử dụng kính lúp: Đặt kính lúp gần sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính. Từ từ dịch kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét. *Vật sống và vật không sống - Vật sống có khả năng tra đổi chất với môi trường lớn lên và sinh sản Vật không sống không có khả năng trên *Khoa học tự nhiên với công nghệ và đời sống Các thành tựu của khoa học được áp dụng vào công nghệ, để chế tạo các phương tiện phục vụ cho đời sống con người Câu 5:Trình bày cấu tạo kính hiển vi * Kính hiển vi quang học gồm có 4 hệ thống: - Hệ thống phóng đại gồm thị kính, vật kính. - Hệ thống giá đỡ gồm chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu. - Hệ thống chiếu sáng gồm đèn, gương, màn chắn sáng. - Hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính gồm ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh). + Hệ thống phóng đại được xem là bộ phận quan trọng nhất vì bộ phận đó có tác dụng phóng đại ảnh của vật lên nhiều lần để mắt ta có thể nhìn rõ. * Các bộ phận cơ bản của kính hiển vi quang học:
  2. 2 Câu 6: Các bước sử dụng kính hiển vi quang học Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính Bước 3 gần sát vào tiêu bản. Bước 5 Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy vật mẫu thật rõ nét. Bước 2 Điều chỉnh ánh sáng cho t ích hợp với vật kính. Bước 1 Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan s t. Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đư vật kí h lên từ từ, đến khi nhìn thấy Bước 4 vật cần quan sát Câu 7. Một số tính chất của chất - Tính chất vật lí: Thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, - Tính chất hóa học là sự biến đổi của một chất tạo ra chất mới. * Chú ý: Dấu hiệu nhận biết là có sự thay đổi về màu sắc, mùi vị, tính cháy được, → Vậy mỗi chất đều có tính chất vật lí và tính chất hóa học nhất định Câu 8: Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất( chữ in nghiêng) trong các câu sau: a, Nồi gang thành phần chính là sắt, ngoài ra còn có cacbon, silicium và một số chất khác b,Trong cơ thể người có khoảng 70% khối lượng là nước. c, Vỏ bọc bên ngoài dây điện là lớp nhựa dẻo và lớp bên trong được làm bằng đồng hoặc nhôm. Câu 9: Chỉ ra đâu là tính chất vật lí, đâu là tính chất hoá học của chất. Đánh dấu x vào ô đúng trong bảng sau Tính chất vật lí Tính chất hóa học a, Đun sôi nước thành hơi nước b, Cơm nguội để lâu bị thiu c, Nến cháy thành khí cacbon đioxit và hơi nước d, Than nghiền thành bột than e, Cơm nếp lên men thành rượu g, Thủy tinh nóng chảy có thể thổi thành bóng đèn Câu 10: *Một số khái niệm về: Sự nóng chảy, Sự đông đặc 1. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ gọi là nhiệt độ nóng chảy. 2. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ gọi là nhiệt độ đông đặc. *Tính chất vật lí của oxigen
  3. 3 Ở điều kiện thường, oxigen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. - Hóa lỏng ở -183 oC, hóa rắn ở -218 oC * Vai trò của Khí oxygen - Khí oxygen cần cho sự hô hấp (duy trì sự sống) - Con người, động vật, thực vật đều cần khí oxygen để hô hấp; * Khí oxygen duy trì sự cháy - Đốt cháy nhiên liệu, cung cấp nhiệt để thắp sáng, sưởi ấm - Khí oxygen dùng trong côngnghiệp hóa chất, luyện thép - Oxygen lỏng dùng để đốt cháy nhiên liệu trong tên lửa và tàu vũ trụ Câu 11:- Giải thích hiện tượng: Vào những ngày trời nồm, không khí có chứa nhiều hơi nước (độ ẩm cao). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa nền nhà và lớp không khí bao quanh khiến hơi nước trong không khí bị ngưng tụ tạo thành những hạt nước nhỏ gây ẩm ướt, trơn trượt cho nền nhà. - Biện pháp giải quyết: + Đóng kín cửa, hạn chế không khí ẩm vào nhà. + Thỉnh thoảng, lau nhà bằng khăn bông khô.hiện tượng nền nhà trơn trượt vào những ngày thời tiết nồm Phần Trắc nghiệm Câu 1: Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu B. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời D. Cơm nếp lên men thành rượu Câu 2: Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất A. Đường tan vào nước C. Tuyết tan B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời D. Cơm để lâu bị mốc Câu 3: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ? A. Tạo thành mây C. Mưa rơi B. Gió thổi D. Lốc xoáy Câu 4: Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện: A. Chất dễ nén được C. Chất dễ hóa hơi B. Chất dễ nóng chảy D. Chất không chảy được Câu 5: Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen A. Hô hấp C. Hòa tan B. Quang hợp D. Nóng chảy Câu 6: Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng? A. Oxygen không tan trong nước C. Oxygen không mùi và không vị B. Oxygen cần thiết cho sự sống D. Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu Câu 7: Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí? A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt. C. Sự quang hợp của cây xanh. B. Sự cháy của than, củi, bếp ga. D. Sự hô hấp của động vật Câu 8: Chất khí nào có nhiều trong không khí gây mưa axit A. Oxygen C. Cacbon đi oxit B. Nitrogen D. Sulfur đi oxit Câu 9: Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hiện tượng gì xảy ra? A. Không có hiện tượng C. Tàn đỏ từ từ tắt B. Tàn đỏ tắt ngay D. Tàn đỏ bùng cháy thành ngọn lửa Câu 10: Để bảo vệ môi trường không khí trong lành cần: A. Sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm C. Không xả rác bừa bãi B. Bảo vệ và trồng cây xanh D. Cả A, B, C Câu 11. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên. B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra. C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. D. vật thể tự nhiên có nguồn gốc trong tự nhiên, vật thể nhân tạo do con người làm ra Câu 12. Vật thể tự nhiên là
  4. 4 A. Ao, hồ, sông, suối. B. Biển, mương, kênh, bể nước. C. Đập nước, máng, đại dương, rạch. D. Hồ, thác, giếng, bể bơi. Câu 13. Vật thể nhân tạo là A. Cây lúa. B. Cái cầu. C. Mặt trời. D. Con sóc. Câu 14. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần. Hiện tượng này thể hiện quá trình chuyển thể nào? A. Từ rắn sang lỏng B. Từ lỏng sang hơi C. Từ hơi sang lỏng D. Từ lỏng sang rắn Câu 15. Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học? A. Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước B. Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều C. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần D. Mở nút chai rượu vang thì thấy hiện tượng sủi bọt Câu 16. Chọn phát biểu đúng: A. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nặng hơn không khí. B. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí. C. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nhẹ hơn không khí. D. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nhẹ hơn không khí. Câu 17. Sự cháy và sự oxi hóa chậm có đặc điểm chung là: A. Tỏa nhiệt và phát sáng. B. Tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. C. Xảy ra sự oxi hóa và có tỏa nhiệt. D. Xảy ra sự oxi hóa nhưng không phát sáng. Câu 18. Chọn phát biểu sai: A. Oxygen cần thiết cho sự quang hợp của cây xanh. B. Oxygen oxi hóa được hết các kim loại C. Oxygen cần thiết cho quá trình hô hấp của động vật. D. Oxygen là một chất hoạt động hóa học rất mạnh, nhất là ở nhiệt độ cao. Câu 19. Bạn An tiến hành 1 thí nghiệm bắt 2 con châu chấu có kích cỡ bằng nhau cho vào 2 bình đựng thủy tinh. Đậy kín bình 1 bằng nút cao su, còn bình 2 bọc lại bằng miếng vải màn. Các em hãy dự đoán kết quả xảy ra của 2 con châu chấu ở 2 bình? A. Con châu chấu bình 1 chết, bình 2 sống. B. Cả hai con châu chấu đều chết. C. Cả hai con châu chấu đều sống. D. Con châu chấu bình 1 sống, bình 2 chết. Câu 20. Khi một can xăng bất cẩn bốc cháy, chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây phù hợp nhất ? A. Phun nước B. Dùng cát đổ trùm lên. C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào D. Dùng chiếc chăn khô đắp lên. Câu 21. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí? A. Oxỵgen. . B. Hydrogen . C. Nitrogen. D. Carbon dioxide . Câu 22. Trong quá trình quang hợp cây xanh đã thải ra khí gì: A. Khí N2. B. Khí O2 C. Khí CO2. D. Khí H2. Câu 23 Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm không khí? A. Cháy rừng B. Khí thải do sản xuất công nghiệp, do hoạt động của phương tiện giao thông C. Hoạt động của núi lửa D. Khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh Câu 24. Tại sao ở thành cốc đựng nước đá lại xuất hiện những giọt nước nhỏ: A. Cốc bị thủng. B. Trong không khí có khí oxi. C. Trong không khí có hơi nước. D. Trong không khí có khí nitơ. Câu 25. Nguồn năng lượng nào sau đây gâỵ ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất? A. Điện gió. B. Điện mặt trời. C. Nhiệt điện. D. Thuỷ điện Câu 26. Biện pháp duy trì nguồn cung cấp oxygen trong không khí? A. Trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh. C. Đốt rừng làm rẫy B. Thải các chất khí thải ra môi trường không qua xử lí. D. Phá rừng để làm đồn điền, trang trại. Câu 27: Vì sao không nên đun bếp than trong phòng kín? A. Vì than tỏa nhiều nhiệt dẫn đến phòng quá nóng B. Vì than cháy tỏa ra nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín C. Vì than không cháy được trong phòng kín D. Vì giá thành than rất cao