Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 (Phân môn Hóa học)

doc 10 trang Minh Tâm 28/12/2024 780
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 (Phân môn Hóa học)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_6_phan_mon_ho.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 (Phân môn Hóa học)

  1. 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KHTN HỌC KỲ 1 Phân môn Hóa học Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng. - Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là Sinh học, Hóa học, Vật lí học, khoa học Trái Đất và Thiên văn học. - Các thành tựu của khoa học được áp dụng vào công nghệ, để chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho đời sống con người. Bài 2: An toàn trong phòng thực hành - Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành: Chất dễ cháy; Chất độc; Nguồn điện nguy hiểm; Dụng cụ sắc nhọn; Thủy tinh dễ vỡ; Nhiệt độ cao (Kí hiêu: h2.1 – SGK – Trang 11) - Một số quy định an toàn trong phòng thực hành: + Mặc trang phục gọn gàng, đeo dụng cụ bảo vệ cần thiết. + Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn. + Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm, không nếm hoặc ngửi hóa chất. + Nhận biết các vật liệu nguy hiểm trước khi làm thí nghiệm (vật sắc nhọn, chất dễ cháy nổ, chất độc, nguồn điện nguy hiểm ) + Sau khi làm xong thí nghiệm, thu gom chất thải để đúng nơi quy định, lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc, sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ, rửa sạch tay bằng xà phòng. Bài 3: Sử dụng kính lúp - Kính lúp cầm tay đơn giản là một tấm kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa, thường được bảo vệ bởi một khung và có tay cầm. Dùng kính lúp để quan sát các vật có kích thước nhỏ. - Sử dụng: + Đặt kính lúp gần sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính + Từ từ dịch kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét. - Bảo quản: + Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên + Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính lúp chuyên dụng + Không để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học - Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật khoảng 40 đến 3000 lần - Cấu tạo: + Ống kính: Thị kính, đĩa quay gắn các vật kính, vật kính + Ốc điều chỉnh: Ốc to và ốc nhỏ + Bàn kính: Nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ Ngoài ra còn có hệ thống chiếu sáng, hệ thống giá đỡ - Sử dụng: 5 bước: + B1: Chọn vật kính thích hợp + B2: Điều chỉnh ánh sáng thích hợp + B3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, hạ vật kính gần sát tiêu bản + B4: Điều chinh vị trí vật kính đến khi nhìn thấy vật cần quan sát + B5: Điều chỉnh ốc đến khi nhìn thấy mẫu vật thật rõ nét. Bài 5: Đo chiều dài - Đơn vị cơ bản đo độ dài: là mét, kí hiệu là m - Dụng cụ đo chiều dài có thể là thước thẳng, thước cuộn, thước dây .
  2. 2 - GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước - ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước - Cách đo chiều dài: 5 bước + B1: Ước lượng chiều dài cần đo, chọn thước đo thích hợp. + B2: Đặt thược dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật. + B3: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. + B4: Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. + B5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước. Bài 6: Đo khối lượng - Đơn bị cơ bản đo khối lượng: là kilôgam, kí hiệu là kg - Dụng cụ đo khối lượng: cân. Có một số loại cân: Cân đồng hồ, cân y tế, cân điện tử, cân Rô béc van . - Cách đo khối lượng: cần thực hiện phép đo đúng cách để thu được kết quả đo chính xác (Cách dùng cân đồng hồ, dùng cân điện tử: Xem SGK – Trang 21) Bài 7: Đo thời gian - Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian. Trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s Bài 8: Đo nhiệt độ - Nhiệt độ là số đo mức độ nóng, lạnh của một vật. - Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở nước ta là độ C, kí hiệu là 0C - Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: Nhiệt kế y tế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế hồng ngoại Bài 9: Sự đa dạng của chất - Chất quanh ta rất đa dạng. Chất tạo nên vật thể. Ở đâu có vật thể là ở đó có chất. - Mỗi chất đều có các tính chất vật lí và tính chất hóa học nhất định, đặt trưng cho chất. - Các tính chất của chất như thể, màu sắc, mùi, vị, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ soi, tính dẫn nhiệt, dẫn điện là các tính chất vật lí của chất. - Sự biến đổi của một chất tạo ra chất mới thể hiện tính chất hóa học của chất đó. Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể. - Các thể của chất: rắn, lỏng, khí. Chúng khác nhau ở các tính chất như: hình dạng, khả năng chịu nén, khả năng lan truyền - Sự nóng chảy: là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. - Sự đông đặc: là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. - Sự hóa hơi: là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. - Sự ngưng tụ: là quá trình chuyển từ thể hơi sang thể lỏng. - Sự nóng chảy, sự dông đặc, sự sôi của một chất xảy ra tại nhiệt độ xác định. - Sự bay hơi và ngưng tụ xảy ra tại mọi nhiệt độ. Bài 11: Oxygen – Không khí - Trên trái đất: Oxygen có trong không khí, trong đất, trong nước - Khí oxygen không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí. - Oxygen cần cho quá trình hô hấp của động vật, thực vật, đốt nhiên liệu
  3. 3 - Khống khí chứa 78% nitrogen, 21% oxygen về thể tích, còn lại là carbon dioxide, hơi nước và các khí khác. - Không khí bảo vệ sự sống trên trái đất khỏi các tác động từ vũ trụ. - Không khí có thể bị ô nhiễm bởi khói bụi, khí thải độc hại. Ô nhiễm không khí gây tác hại nghiêm trọng đối với môi trường và đời sống con người. Cần giữ cho bầu không khí trong lành. Phân môn Sinh học Bài 18: Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống - Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, vì vậy tế bào được xem là đơn vị cơ bản của sự sống. - Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm ứng, bài tiết và sinh sản. - Các loại tế bào khác nhau về hình dạng và kích thước. Hầu hết các tế bào đều rất nhỏ và chỉ quan sát thấy bằng kính hiển vi. Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào - Tế bào có ba thành phần chính là màng tế bào, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân). Trong đó, màng tế bào là thành phần thiết yếu xác định sự tồn tại của tế bào. - Có 2 loại tế bào: + Tế bào nhân sơ (chưa có màng nhân cũng như hệ thống nội màng và các bào quan chưa có màng bao bọc) + Tế bào nhân thực (có màng nhân, hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc) - Tế bào thực vật và tế bào động vật đều là tế bào nhân thực. Chúng giống nhau về một số thành phần chính giúp tế bào thực hiện các quá trình sống cơ bản. Song chúng cũng có những thành phần khác nhau liên quan đến chức năng của từng loại tế bào. Tế bào thực vật khác tế bào động vật là thành tế bào (giữ hình dạng tế bào ổn định), lục lạp (chứa sắc tố quang hợp) và không bào lớn. Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào - Sự lớn lên của tế bào: Các tế bào con có kích thước nhỏ, nhờ quá trình trao đổi chất mà kích thước và khối lượng của chúng tăng dần lên, trở thành tế bào trưởng thành. - Sự sinh sản (phân chia) của tế bào: Tế bào lớn đến một kích thước nhất định thì sinh sản (từ một tế bào mẹ thành hai tế bào con) - Ý nghĩa: Sự sinh sản tế bào làm tăng số lượng tế bào, thay thế các tế bào già, các tế bào bị tổn thương, các tế bào chết, giúp cơ thể lớn lên (sinh trưởng) và phát triển. Bài 22: Cơ thể sinh vật - Cơ thể chỉ một cá thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản: cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản . - Cơ thể đơn bào: được cấu tạo từ một tế bào. Ví dụ: vi khuẩn, nấm men . - Cơ thể đa bào: có cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào phối hợp với nhau cùng thực hiện các quá trình sống của cơ thể. Ví dụ: Cây táo, con thỏ . Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào: - Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào: Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan - Mô: gồm nhiều tế bào có cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng - Cơ quan: được cấu tạo từ hai hay nhiều mô, cùng thực hiện một hoạt động sống.
  4. 4 - Hệ cơ quan: gồm một nhóm các cơ quan cùng thực hiện một quá trình sống. - Các hệ cơ quan phối hợp với nhau thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật - Phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điểm chung vào từng nhóm, theo một thứ tự nhất định. - Phân loại sinh học giúp xác định được vị trí cảu các loại sinh vật trong thế giới sống và tìm ra chúng giữa các nhóm sinh vật dễ dàng hơn . - Hệ thống phân loại sinh vật: Phân chia thành các đơn vị phân loại theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi (hoặc giống), loài. - Hệ thống phân loại năm giới: + Giới khởi sinh: Cơ thể đơn bào, nhân sơ + Giới nguyên sinh: Phần lơn cơ thể đơn bào, nhân thực + Giới nấm: Cơ thể đơn bào, đa bào, nhân thực + Giới thực vật: Cơ thể đa bào, nhân thực + Giới động vật: Cơ thể đa bào, nhân thực Bài 26: Khóa lưỡng phân - Khóa lưỡng phân là kiểu phổ biến nhất trong các khóa phân loại sinh vật. - Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau. - Sau mỗi lần tách được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách. Bài 27: Vi khuẩn - Vi khuẩn là những cơ thể đơn bào, nhân sơ, có kích thước nhỏ bé, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi. - Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau. Có 3 dạng điển hình là: hình que, hình xoắn, hình cầu. - Đa số vi khuẩn có lợi và được ứng dụng trong đời sống, y tế - Một số vi khuẩn có hại gây bệnh cho người, vật nuôi và cây trồng, làm hỏng đồ dùng, thực phẩm: vi khuẩn gây bệnh tả, lao, viêm phổi ở người, gây bệnh tụ huyết trùng ở gia câm, gia súc, bệnh đóng dấu ở lợn - Để phòng bệnh do vi khuẩn gây ra cần thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường. - Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Bài 29: Virus - Virus là dạng sống rất nhỏ, không có cấu tạo tế bào, chỉ có thể nhân lên trong tế bào của sinh vật sống. - Virus có dạng chính: dạng xoắn, dạng khối, dạng hỗn hợp. - Cấu tạo virus: gồm 2 thành phần cơ bản: vỏ protein và lõi là vật chất di truyền (ADN hoặc ARN). Một số vi rus có thêm vỏ ngoài và gai glycoprotein - Virus có vai trò quan trọng, ứng dụng rộng rãi trong y học và nông nghiệp - Một số virus gây bệnh cho con người, vật nuôi, cây trồng: Ở người: bệnh thủy đậu, quai bị, viêm gan B, cúm Ở động vật: Bệnh tai xanh ở lợn, lở mồm long móng ở trâu bò, cúm gia cầm
  5. 5 - Phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh do virus là sử dụng vaccine. Ngoài ra, việc ăn uống và sinh hoạt điều độ, vệ sinh sạch sẽ cũng giúp phòng bệnh do virus. Bài 30: Nguyên sinh vật - Nguyên sinh vật có hình dạng đa dạng, hầu hết chúng là những sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số nguyên sinh vật có cấu tạo đa bào, nhân thực, có thể quan sát bằng mắt thường. - Nhiều loài nguyên sinh vật có lợi: Ví dụ: làm thức ăn và dùng trong chế biến thực phẩm, làm thức ăn - Một số loài nguyên sinh vật gây bệnh nguy hiểm cho con người như bệnh sốt rét, bệnh kiết lị, bệnh ngủ li bì Phân môn Vật lí Bài 40: Lực là gì? - Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. - Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B thì ta nói vật A tác dụng lực lên vật B. - Lực tác dụng lên vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động, biến dạng vật. - Lực được phân thành lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Bài 41: Biểu diễn lực - Các đặc trưng của lực: Mỗi lực có 4 đặc trưng cơ bản: + Điểm đặt: + Phương: + Chiều: + Độ lớn - Cách biểu diễn lực: Dùng mũi tên để biểu diễn lực: + Gốc mũi tên có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng + Phương, chiều mũi tên là phương và chiều của lực + Độ dài mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích Bài 42: Biến dạng của lò xo - Khi có lực tác dụng lên lò xo thì lò xo biến dạng. Khi lực thôi tác dụng thì lò xo tự trở về hình dạng ban đầu. - Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo. Bài 43: Trọng lượng, lực hấp dẫn - Lực hút của các vật có khối lượng gọi là lực hấp dẫn - Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lượng thường được kí hiệu bằng chữ P. Đơn vị đo trọng lượng là Niu tơn - Khối lượng của vật là số đô lượng chất của vật. Khối lượng của vật càng lớn thì trọng lượng của vật càng lớn. Bài 44: Lực ma sát - Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật. - Lực ma sát có tác dụng cản trở hoặc thúc đẩy chuyển động. - Hai loại lực ma sát thường gặp là lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt - Lực ma sát nghỉ là lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy. - Lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác. Bài 45: Lực cản của nước. - Các vật chuyển động trong nước chịu tác dụng của lực cản. - Lực cản của nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khi diện tích mặt cản càng lớn thì lực cản của nước càng mạnh
  6. 6 Bài tập trắc nghiệm: Khoa học tự nhiên lớp 6 Câu 1: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học? A. Hòa tan muối vào nước B. Đun nóng bát đựng muối đến khi có tiếng nổ lách tách C. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng D. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen Câu 2: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi? A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng. C. Không nhìn thấy được. D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. Câu 3: Tính chất nào sau đây mà oxygen không có: A. Oxygen là chất khí. B. Không màu, không mùi, không vị C. Tan nhiều trong nước. D. Nặng hơn không khí. Câu 4: Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường? A. Tế bào trứng cá B. Tế bào vảy hành C. Tế bào mô giậu D. Tế bào vi khuẩn Câu 5: Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống? A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản B. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau Câu 6: Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ tiến hành quá trình nào? A. Sinh trưởng B. Sinh sản C. Thay thế D. Chết Câu 7: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào? A. Màu sắc B. Kích thước C. Số lượng tế bào tạo thành D. Hình dạng Câu 8: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm? A. Hệ rễ và hệ thân B. Hệ thân và hệ lá C. Hệ chồi và hệ rễ D. Hệ cơ và hệ thân Câu 9: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới Câu 10: Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào? A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau. B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau. C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau. D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau. Câu 11: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn? A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến. B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh. C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người. D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng. Câu 12: Vì sao nói vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong thế giới sống? A. Vì vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất B. Vì vi khuẩn có khối lượng nhó nhất
  7. 7 C. Vì vi khuẩn chưa có nhân hoàn chỉnh D. Vì cấu tạo vi khuẩn chỉ gồm 1 tế bào nhân sơ Câu 13: Em hãy xác định vật chịu tác dụng trực tiếp của lực trong hoạt động giáo viên cầm phấn viết lên bảng? A. Giáo viên. B. viên phấn. C. Bảng. D. Bàn tay giáo viên. Câu 14: Lực nào sau đây là lực hút của Trái Đất A. Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước B. Lực kéo chiếc thuyền chìm xuống khi bị nước tràn vào C. Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước D. lực làm xe máy chuyển động Câu 15: Để biểu diễn lực, ta cần biểu diễn các đặc trưng nào của lực? A. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn B. Gốc, phương và chiều C. Phương, chiều và độ lớn D. Gốc và hướng Câu 16: Lực đàn hồi có đặc điểm A. không phụ thuộc vào độ biến dạng. B. độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm. C. phụ thuộc vào môi trường bên ngoài. D. độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng. Câu 17: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây? A. P = 10 m B. P = m C. P = 0,1 m D. m = 10 P Câu 18: Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát? A. Xe đạp đi trên đường B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn C. Lò xo bị nén D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào Câu 19: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai? A. Người đang bơi trong nước chịu cả lực cản của không khí và của nước. B. Người đi bộ trên mặt đất chịu lực cản của không khí. C. Xe ô tô đang chạy chịu lực cản của không khí. D. Máy bay đang bay chịu lực cản của không khí. Câu 20: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20 cm. Khi treo một quả cân, độ dài của lò xo là 22 cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là: A. 4 cm B. 6 cm C. 24 cm D. 26 cm Câu 21: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí ? A. Cô cạn nước đường thành đường B. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen C. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp. D. Hơi nến cháy trong không khí chứa oxygen tạo thành carbon dioxide và hơi nước. Câu 22: Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí? A. Dễ dàng nén được B. Không có hình dạng xác định C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng D. Không chảy được . Câu 23: Trong không khí, oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích? A. 21% B. 79% C. 78% D. 15% Câu 24: Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì? A. Tham gia trao đổi chất với môi trường B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào C. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng Câu 25: Cho các sinh vật sau: (1) Tảo lục (4) Tảo vòng (2) Vi khuẩn lam (5) Cây thông (3) Con bướm Các sinh vật đơn bào là? A. (1), (2) B. (5), (3) C. (1), (4) D. (2), (4)
  8. 8 Câu 26: Cho các đặc điểm sau: (1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm (2) Lập bảng các đặc điểm đối lập (3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài (4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân) (5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào? A. (1), (2), (4) B. (1), (3), (4) C. (5), (2), (4) D. (5), (1), (4) Câu 27: Bệnh nào sau đây không phải bệnh do vi khuẩn gây nên? A. Bệnh lao B. Bệnh tiêu chảy C. Bệnh vàng da D. Bệnh thủy đậu Câu 28: Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật? A. Vì chúng có kích thước nhỏ B. Vì chúng có khả năng di chuyển C. Vì chúng là cơ thể đơn bào D. Vì chúng có roi Câu 29: Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào? A. Tế bào B. Cơ thể C. Cơ quan D. Mô Câu 30: Vì sao cần phải phân loại thế giới sống? A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết. B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất. C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn. D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật. Câu 31: Điều gì xảy ra với dạ dày nếu quá trình thay thế các tế bào không diễn ra? A. Dạ dày vẫn hoạt động bình thường B. Thành dạ dày trở nên mỏng hơn C. Dạ dày hoạt động tốt hơn D. Dạ dày bị ăn mòn dến đến viêm loét Câu 32: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực? A. Xách 1 xô nước. B. Nâng một tấm gỗ. C. Đẩy một chiếc xe. D. Đọc một trang sách. Câu 33: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo. B. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật được treo vào lò xo. C. Có thời điểm độ dãn của lò xo tren thẳng đứng tăng, có thời điểm độ dãn của lò xo giảm tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 34: Nhận xét nào sau đây là sai? A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật C. Vì P = 10m nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó Câu 35: Hãy sắp xếp thứ tự đúng các bước dùng lực kế để đo lực? (1) Chọn lực kế thích hợp (2) Ước lượng độ lớn của lực (3) Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo (4) Điều chỉnh lực kế về số 0 (5) Đọc và ghi kết quả đo A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (2), (1), (3), (4), (5) C. (2), (1), (4), (3), (5) D. (2), (1), (3), (5), (4) Câu 36: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực tiếp xúc? A. Hai thanh nam châm hút nhau. B. Hai thanh nam châm đẩy nhau.
  9. 9 C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. D. Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn. Câu 37: Lò xo không bị biến dạng khi A. dùng tay kéo dãn lò xo B. dùng tay ép chặt lò xo C. kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo D. dùng tay nâng lò xo lên Câu 38: Chọn phát biểu đúng? A. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác. B. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác. C. Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại. D. Lực ma sát là lực không tiếp xúc. Câu 39: Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu? A. 96 cm B. 100 cm C. 0,1 cm D. 0,96 cm Câu 40: Thả rơi quả bóng từ độ cao 3m xuống mặt đất thì quả bóng chịu tác dụng của những lực nào? A. Chỉ chịu lực hút của Trái Đất. B. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí. C. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của nước. D. Chỉ chịu lực cản của không khí. Câu 41: Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào? A. Tăng dần B. Không thay đổi C. Giảm dần D. Ban đầu tăng rồi sau đó giảm Câu 42: Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng. B. Hình thành sấm sét. C. Tham gia quá trình quang hợp của cây. D. Tham gia quá trình tạo mây. Câu 43: Nhân/vùng nhân của tế bào có chức năng gì? A. Tham gia trao đối chất với môi trường B. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào C. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào D. Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào Câu 44: Thành phần nào giúp lục lạp có khả năng quang hợp? A. Carotenoid B. Xanthopyll C. Phycobilin D. Diệp lục Câu 45: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì? A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật B. Khiến cho sinh vật già đi C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể Câu 46: Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người? A. Tim B. Phổi C. Não D. Dạ dày Câu 47: Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn. A. Kính lúp B. Kính hiển vi C. Kính soi nổi D. Kính viễn vọng Câu 48: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một A. lực nâng B. lực kéo C. lực uốn D. lực đẩy Câu 49: Quả bóng đang bay tới cầu gôn thì bị thủ môn bắt được. Lực của người thủ môn đã làm quả bóng bị . A. biến dạng. B. thay đổi chuyển động. C. biến dạng và thay đổi chuyển động. D. dừng lại. Câu 50: Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có đặc điểm A. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. B. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
  10. 10 C. phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. D. phương nằm ngang, chiều từ trên xuống dưới. Câu 51: Vật chất di truyền của một virus là? A. ARN và ADN B. ARN và gai glycoprotein C. ADN hoặc gai glycoprotein D. ADN hoặc ARN Câu 52: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra? A. Viêm gan B, AIDS, sởi B. Tả, sởi, viêm gan A C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da Câu 53: Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus là? A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch. B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ. C. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. D. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp. Câu 54: Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm? A. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian B. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm C. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm D. Vaccine càng ngày càng mạnh hơn theo thời gian Câu 55: Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào? A. Đường tiêu hóa B. Đường hô hấp C. Đường tiếp xúc D. Đường máu Câu 56: Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét? A. Mắc màn khi đi ngủ B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy C. Phát quang bụi rậm D. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt Câu 57: Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây? A. Mọc thêm roi B. Hình thành bào xác C. Xâm nhập qua da D. Hình thành lông bơi Câu 58: Ba loại hình dạng điển hình của vi khuẩn là? A. Hình cầu, hình khối, hình que B. Hình lăng trụ, hình khối, hình xoắn C. Hình que, hình xoắn, hình cầu D. Hình khối, hình que, hình cầu Câu 59: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng: A. Có kích thước hiển vi B. Có cấu tạo tế bào nhân sơ C. Chưa có cấu tạo tế bào D. Có hình dạng không cố định Câu 60: Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước? A. Trùng roi B. Tảo C. Trùng giày D. Trùng biến hình