Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 5 trang Minh Tâm 27/12/2024 460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_khoa_hoc_tu_nhien_6_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II BẮC NINH NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Khoa học tự nhiên 6 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Học sinh làm bài mỗi phân môn trên tờ giấy riêng A. PHÂN MÔN VẬT LÍ (2,5 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (0,75 điểm) Chọn phương án trả lời đúng: Câu 1: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì: A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục. B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục. C. Ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời. D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục. Câu 2: Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do: A. Trái Đất tự quay quanh trục của nó. B. Trục Trái Đất nghiêng. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. D. Trái Đất có dạng hình khối cầu. Câu 3: Hệ Mặt Trời gồm mấy hành tinh? A. 9. B. 8. C. 7. D. 6. II. TỰ LUẬN (1,75 điểm) Câu 4: (1,0 điểm) Kể tên các hành tinh vòng trong của hệ mặt trời? Nêu thành phần chủ yếu của các hành tinh đó? Câu 5: (0,75 điểm) Khi nào ta nhìn thấy trăng tròn? Giữa hai lần trăng tròn liên tiếp cách nhau một khoảng thời gian bao nhiêu? B. PHÂN MÔN HÓA HỌC (2,5 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (0,75 điểm) Chọn phương án trả lời đúng: Câu 1: Nguồn nhiên liệu nào sau đây không thể tái tạo được? A. Năng lượng mặt trời, thủy điện B. Than đá, dầu mỏ C. Năng lượng gió, năng lượng sinh học D. Năng lượng gió, địa nhiệt Câu 2: Trẻ em thiếu vitamin nào dễ mắc bệnh còi xương? A. Vitamin C B. Vitamin A C. Vitamin E D. Vitamin D Câu 3: Vùng đất đỏ Tây Nguyên có quặng X với trữ lượng lớn. Từ quặng X, người ta tinh chế được kim loại được dùng nhiều trong xây dựng, chế tạo máy bay, kĩ thuật điện Quặng X là: A. Magnetite B. Apatite C. Bauxite D. Hematite II. TỰ LUẬN (1,75 điểm) Câu 4: (0,75 điểm) Có bốn cốc chất lỏng có vị khác nhau: không vị, mặn, ngọt, chua. a) Em hãy cho biết mỗi cốc đó đựng chất lỏng nào sau đây: giấm, nước cất, nước chè (trà), nước muối, nước đường. b) Cốc nào đựng chất tinh khiết, cốc nào đựng hỗn hợp? Câu 5: (1,0 điểm) Nghiên cứu chế độ ăn của bạn Minh trong một tuần học tập, trả lời các câu hỏi sau: Ngày Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối Bánh mì pate, sữa tươi có Cơm rang thập cẩm, nước Thứ hai Mì ăn liền, nước coca đường coca Bánh mì pate, sữa tươi có Cơm trắng, trứng rán, thịt Thứ ba Mì ăn liền, nước coca đường kho, nước coca Hai quả trứng, bánh mì Thứ tư Không ăn bơ, trà sữa có đường Pizza, nước coca, kem hộp Bánh mì, sữa đặc, nước Ăn KFC, nước coca, Cơm rang dưa bò, nước Thứ năm lavi khoai tây chiên hoa quả Bánh mì bơ, sữa tươi có Cơm trắng, cá rán, rau Thứ sáu Mì ăn liền, nước coca đường luộc, bỏng ngô Bánh mì trứng, sữa tươi Cơm trắng, thịt chiên xù, Cơm rang thập cẩm, trà Thứ bảy có đường rau xào sữa Trang 1/2
  2. a) Hãy liệt kê các nhóm thực phẩm mà Minh đã dùng trong một tuần và cho biết chế độ ăn uống của Minh có cân bằng không? Tại sao? b) Em dự đoán điều gì sẽ xảy ra nếu Minh tiếp tục với chế độ ăn như vậy? c) Tại sao Minh lại phải ăn đa dạng các chất có trong các nhóm lương thực - thực phẩm? C. PHÂN MÔN SINH HỌC (5,0 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (1,5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng: Câu 1. Vi khuẩn là: A. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi. B. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiểnvi. C. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi. D. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi. Câu 2. Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra? A. Viêm gan B, AIDS, sởi. B. Tả, sởi, viêm gan A. C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B. D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da. Câu 3. Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì? A. Lên men bánh, bia, rượu B. Cung cấp thức ăn. C. Dùng làm thuốc. D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật. Câu 4. Ngành thực vật nào sau đây có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử? A. Rêu. B. Dương xỉ. C. Hạt trần. D. Hạt kín. Câu 5. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là? A. Hình thái đa dạng. B. Kích thước cơ thể lớn. C. Có xương sống. D. Sống lâu. Câu 6. Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)? A. Tôm, muỗi, lợn, cừu. B. Bò, châu chấu, sư tử, voi. C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ. D. Gấu, mèo, dê, cá heo. II. TỰ LUẬN (3,5 điểm) Câu 7 (1,5 điểm) a. Kể tên các ngành trong giới thực vật? Lấy ví dụ? b. Theo em, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín có đặc điểm nào giúp chúng có mặt ở nhiều nơi và thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau? Câu 8 (2,0 điểm) a. Em hãy lấy ví dụ để chứng minh động vật vừa có lợi, vừa có hại đối với con người. b. Khi ăn thức ăn chưa được nấu kĩ, trứng giun hoặc ấu trùng còn sống đi vào cơ thể người gây bệnh giun sán ở người. Em hãy nêu một số biện pháp phòng tránh bệnh do giun, sán gây ra. === Hết === Trang 2/2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Khoa học tự nhiên 6 A. PHÂN MÔN VẬT LÍ (2,5 điểm) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (0,75 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 Đáp án C A B PHẦN II. TỰ LUẬN (1,75 điểm) Câu 4 (1,0 điểm): Kể tên các hành tinh vòng trong của hệ mặt trời? Nêu thành phần chủ yếu của các hành tinh đó? Phần/ý Hướng dẫn Điểm Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh ( học sinh trả lời được 0,5 3/4 vẫn cho điểm tối đa, trả lời 1/2 cho 0,25 điểm) Silicat 0,25 Các kim loại 0,25 Câu 5 (0,75 điểm): Khi nào ta nhì thấy trăng tròn? Giữa hai lần trăng tròn liên tiếp cách nhau một khoảng thời gian bao nhiêu? Phần/ý Hướng dẫn Điểm Khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về phía Trái 0,5 Đất thì ta nhìn thấy mặt trăng hình tròn. Bốn tuần 0,25 Trang 3/2
  4. B. PHÂN MÔN HÓA HỌC (2,5 điểm) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (0,75 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 Đáp án B D C PHẦN II. TỰ LUẬN (1,75 điểm) Câu Hướng dẫn Điểm Câu 4. (0,75 điểm) a Chất lỏng không vị là nước cất; có vị mặn là nước muối; có vị ngọt là nước 0,5 đường; có vị chua là giấm. b Nước cất là chất tinh khiết; nước muối – nước đường – giấm đều là hỗn hợp 0,25 Câu 5. (1,0 điểm) Các nhóm thực phẩm có trong chế độ ăn của Minh: - Carbohydrate (chất bột đường): cơm, bánh mì - Protein (chất đạm): trứng, thịt, cá 0,25 a - Lipid (chất béo): dầu mỡ chiên rán - Vitamin và chất khoáng: rau, nước hoa quả Chế độ ăn của Minh chưa cân bằng vì lượng vitamin và chất khoáng rất ít, lượng 0,25 đạm và bột đường quá nhiều. Nếu tiếp tục ăn như vậy thì bạn Minh sẽ mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng b 0,25 không tốt đến sức khỏe. Việc ăn đa dạng các chất có trong các nhóm lương thực – thực phẩm nhằm cung c 0,25 cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể giúp cơ thể khỏe mạnh. Trang 4/2
  5. C. PHÂN MÔN SINH HỌC (5,0 điểm) I. TRẮC NGHIỆM (1,5 điểm) mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A A D B C D II. TỰ LUẬN (3,5 điểm) Câu Đáp án Điểm a. Các ngành trong giới thực vật, lấy ví dụ Ngành rêu: Cây rêu Ngành dương xỉ: Dương xỉ, cỏ bợ, bèo ong 1đ Ngành hạt trần: Thông, Pơmu, vạn tuế Ngành hạt kín: Bưởi, táo, ổi b. Theo em, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín 7 có đặc điểm giúp chúng có mặt ở nhiều nơi và thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau là: - Thực vật hạt kín có cơ quan sinh dưỡng đa dạng về hình thái, trong thân có mạch dẫn phát triển. 0,25đ - Chúng sinh sản bằng hạt, hạt lại được bao bọc trong quả nên tránh được các tác động của môi trường. Quả và hạt đa dạng, có nhiều kiểu phát tán khác nhau. 0,25đ a. Ví dụ để chứng minh động vật vừa có lợi, vừa có hại đối với con người. - Có lợi: + Cung cấp thực phẩm (bò, dê, lợn, gà, ) + Làm cảnh (chó, mèo, cá, ) 0,5đ + Bảo vệ, giữ an ninh (chó) - Có hại: 8 + Làm hại cây trồng (rầy nâu, rệp, châu chấu, ) + Làm hư hỏng đồ đạc, dụng cụ (chuột, gián, mối, ) 0,5đ b. Một số biện pháp phòng tránh giun sán là: - Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh - Vệ sinh nơi ở và nơi làm việc 1đ - Tẩy giun định kì 1 – 2 lần/năm - Ăn chín, uống sôi Trang 5/2