Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Sinh học 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

docx 2 trang Minh Tâm 30/12/2024 400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Sinh học 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_6_nam_hoc_2020_2021_c.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Sinh học 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: Sinh học - Lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1 Rêu sinh sản bằng hình thức nào? A. Sinh sản bằng bào tử C. Sinh sản bằng cách phân đôi B. Sinh sản bằng hạt D. Sinh sản bằng cách nảy chồi Câu 2. Lá của cây nào dưới dây được sử dụng làm thức ăn cho con người? A. Lá mồng tơi. B. Lá chuối. C. Lá lúa. D. Lá xà cừ. Câu 3. So với dương xỉ, cây Hạt trần có đặc điểm nào ưu việt? A. Có rễ thật B. Sinh sản bằng hạt C. Thân có mạch dẫn D. Có hoa và quả Câu 4. Hiện tượng hạt được bao bọc trong quả ở cây hạt kín có ý nghĩa thích nghi như thế nào? A. Giúp hạt được bảo vệ tốt hơn, tăng cơ hội duy trì nòi giống B. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng nuôi hạt khi chúng nảy mầm C. Giúp các chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt không bị thất thoát ra ngoài D. Tất cả các phương án đưa ra. Câu 5. Sau khi thụ tinh, bầu nhụy của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành A. Hạt chứa noãn. B. Noãn chứa phôi. C. Quả chứa hạt. D. Phôi chứa hợp tử. Câu 6. Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là: A. Ngừng sản xuất công nghiệp. B. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải. C. Trồng cây gây rừng. D. Di dời các khu chế xuất lên vùng núi. Câu 7. Người ta đã “lợi dụng” hoạt động của vi khuẩn lactic để tạo ra món ăn nào dưới đây? A. Bánh gai B. Giả cầy C. Giò lụa D. Sữa chua Câu 8. Trong nhóm cây sau nhóm nào toàn cây hạt kín A. Cây mít, cây rêu, cây ớt. B. Cây thông, cây ổi, cây đào. C. Cây dừa, cây mận, cây cà chua. D. Cây đu đủ, cây dương xỉ, cây nhãn Câu 9. Bộ phận nào của cơ thể thực vật có khả năng ngăn bụi hiệu quả nhất? A. Thân B. Hoa C. Tán lá D. Hệ rễ Câu 10. Để bảo quản thực phẩm trước sự tấn công của vi khuẩn hoại sinh, chúng ta có thể áp dụng phương pháp nào sau đây? A. Sấy khô B. Ướp muối C. Ướp lạnh D. Tất cả các phương án trên Câu 11. Khi nói về virut, nhận định nào dưới đây là không chính xác? A. Có lối sống kí sinh C. Có cấu tạo tế bào B. Kích thước nhỏ hơn vi khuẩn D. Có hình thái và cấu trúc đa dạng Câu 12. Loại nấm được sử dụng làm rượu là A. Nấm rơm. B. Nấm von. C. Nấm hương.D. Nấm men. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1:(2,0 điểm) Thế nào là phân loại thực vật? Nêu các bậc phân loại theo trật tự từ cao đến thấp? Câu 2:(3,0 điểm) Thực vật có vai trò gì đối với động vật? Câu 3:(2,0 điểm) Nêu tác hại của vi khuẩn đối với tự nhiên và đời sống con người? === Hết === (Đề có 01 trang)
  2. UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Sinh học 6 – Năm học 2020-2021 I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A A B A C C D C C D C D II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm - Khái niệm về Phân loại thực vật: 1 Việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại gọi là phân loại thực vật. 1,0 (2,0 điểm) - Nêu các bậc phân loại theo trật tự từ cao đến thấp: 1,0 Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài Vai trò của thực vật đối với động vật: 2 + Cung cấp oxi và thức ăn cho động vật (3,0 điểm) 1,5 + Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật 1,5 Vi khuẩn gây hại: 3 - Vi khuẩn gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng. 1,0 (2,0 điểm) - Vi khuẩn gây hiện tượng thối rữa làm hỏng thức ăn, ô nhiễm môi 1,0 trường.