Giáo án Công nghệ 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 11, Bài 7: Trang phục trong đời sống - Năm học 2021-2022

docx 9 trang Minh Tâm 31/12/2024 540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 11, Bài 7: Trang phục trong đời sống - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_6_ket_noi_tri_thuc_tiet_11_bai_7_trang_phu.docx
  • pptgvg cn 6.ppt

Nội dung text: Giáo án Công nghệ 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 11, Bài 7: Trang phục trong đời sống - Năm học 2021-2022

  1. 1 Ngày dạy: 08/11/2021 CHƯƠNG III. TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG TIẾT 11. BÀI 7: TRANG PHỤC TRONG ĐỜI SỐNG I. MỤC TIÊU: Sau bài học này học sinh phải: 1. Về kiến thức - Nhận biết được vai trò sự đa dạng của trang phục trong đời sống - Phân loại được một số trang phục theo các tiêu chí 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến trang phục trong đời sống, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm - Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra. * Năng lực công nghệ - Nhận thức công nghệ: Nhận biết đuợc vai trò của trang phục trong đời sống. - Sử dụng công nghệ: Phân loại được một số trang phục cơ bản dùng trong đời sống. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. - Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Sơ đồ câm hình 7.3. phân loại trang phục trên giấy A0. - Phiếu học tập các nội dung hình 7.3. Bài tập. Ảnh, power point. 2. Học sinh: - Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm - Học bài cũ. Đọc trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5’) Hoạt động của GV và HS Nội dung + GV: Đưa ra hình ảnh về một số trang phục của các Chương III. TRANG dân tộc Việt Nam PHỤC VÀ THỜI Tiết 11 – Bài 7: TRANG PHỤC TRONG ĐỜI SỐNG
  2. 2 ? Các em hãy quan sát tranh và cho biết đây là các dân tộc nào của VN? + HS: Trả lời ( Dân tộc kinh, H’Mông, tày, thái) + GV: ? Tại sao em lại biết? + HS: trả lời ( Dựa vào trang phục) + GV: Nhận xét và vào bài: VN là một quốc gia có số dân tộc nhiều nhất thế giới, 54 dân tộc và mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng và đặc trưng là các bộ trang phục của họ. Vậy trang phục là gì? Tranh phục có vai trò gì trong cuộc sống  Chúng ta nghiên cứu bài học ngày hôm nay. + GV: Giới thiệu nội dung bài học + HS: Lắng nghe + GV: Yêu cầu mục tiêu cần đạt sau bài hoc. + HS: Chú ý. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1. Tìm hiểu vai trò của trang phục (15’) Hoạt động của GV và HS Nội dung + GV: Chiếu hình ảnh sau, yêu cầu HS quan sát và I. Vai trò của trang phục cho biết các vật dụng thiết yếu trong cuộc sống có trong hình?
  3. 3 Trang phục: + HS: Trả lời: a, b, c, e, g, i. - Bao gồm: + GV: Có thể hướng dẫn bằng các câu hỏi nếu HS + Quần áo ( quan trọng không trả lời được. nhất) + GV: Nhận xét và chốt kiến thức: + Một số vật dụng đi kèm Đó là các vật dụng thiết yếu trong cuộc sống, người như giày, thắt lưng, tất, ta gọi là trang phục. Vậy hãy nhắc lại cho cô trang khăn quàng, mũ, phục gồm những vật dụng gì? + HS trả lời: Quần áo, thắt lưng, túi . + GV: ? Trong các vật dụng đó vật dụng nào quan trọng nhất? + HS trả lời: Quần áo + GV: Chốt kiến thức và ghi bảng - Vai trò: + HS: Ghi vào vở các kiến thức cô giáo ghi trên + Che chở, bảo vệ cơ thể bảng. con người. + GV: ? Theo các em trang phục có vai trò gì? + HS: Trang phục có vai trò che chở và bảo vệ cơ thể con người khỏi các tác hại của thời tiết và môi trường. + GV: Yêu cầu HS khác nhận xét và bổ sung. + HS: Nhận xét và bổ sung nếu có. + GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về vai trò che chở và bảo vệ cơ thể của trang phục. + HS: Trả lời. + GV: Chiếu hình ảnh về vai trò che chở và bảo vệ cơ thể, chốt kiến thức .
  4. 4 + Tôn lên vẻ đẹp của người mặc + Biết được sở thích, nghề nghiệp của người mặc. + GV: Ghi bảng + HS: Ghi vào vở ghi + GV: Chiếu hình ảnh. + GV: Yêu cầu HS quan sát và nêu cảm nhận của bản thân khi nhìn thấy hai người phụ nữ trong tranh? + HS dễ dàng so sánh: Hình 2 cô gái đẹp và sang trọng hơn hình 1 + GV chốt: Đó cũng là một vai trò tiếp theo của trang phục ? Vậy theo em trang phục còn có vai trò gì? + HS trả lời: Tôn lên vẻ đẹp của người mặc + GV: Tổ chức nhận xét và ghi bảng Đế tìm hiểu xem trang phục còn có vai trò gì nữa chúng ta sẽ nghiên cứu câu hỏi sau. + GV: Chiếu hình 7.2 và hỏi: Quan sát hình và cho biết các nhân vật trong hình là ai và sử dụng trang phục gì?
  5. 5 + HS: Trả lời ( Bác bảo vệ: Đồng phục bảo vệ; Hướng dẫn viễn: Áo dài; Học sinh: Đồng phục; Thầy giáo: Áo sơ mi và quần âu). + GV: Có thể hướng dẫn nếu HS không trả lời được. + GV: Yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét + GV: Nhận xét và thông báo đây là 1 vai trò của trang phục ? Yêu cầu HS nhắc lại vai trò tiếp theo của trang phục. + HS trả lời: Nhận biết được nghề nghiệp, sở thích của người mặc + GV: Nhận xét và ghi bảng. + HS: Ghi vào vở ghi. + GV: Chiếu hình ảnh HS mặc đồng phục của trường và hỏi: Các em có nhận ra đây là học sinh trường nào không? + HS: trả lời ( HS trường THCS Ninh Xá) + GV: Vậy khi đến trường các em phải mặc trang phục như thế nào để khi mọi người nhìn chúng ta là biết ngay đó là học sinh trường THCS Ninh xá? + HS: Trả lời: Phải mặc đồng phục quy định của nhà trường. + GV: Nhận xét.
  6. 6 Yêu cầu HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi liên hệ. + GV: Chiếu câu hỏi, yêu cầu HS đọc câu hỏi. ? Liên hệ thực tiễn và kể tên một số nghề cần trang phục đặc biệt. Những bộ trang phục đó được sử dụng với vai trò gì? + HS: Đọc câu hỏi và suy nghĩ trả lời + HS: Trả lời: bác sĩ, cảnh sát, công an, bộ đội + GV: Chiếu hình ảnh về các ngành nghề bác sĩ, cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, công an, lính cứu hỏa, tổ chức thảo luận các câu hỏi về vai trò của trang phục. + GV: Ngoài ra còn rất nhiều các ngành nghề khác có trang phục đặc biệt các em sẽ về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm như: Bộ đội, nhân viên VSMT. + GV: Chiếu hình ảnh về áo đoàn ? Các em hãy cho biết đối tượng nào mặc áo này? + HS: Trả lời + GV: Giới thiệu về màu áo xanh là biểu tượng của ĐTNCSHCM và chiếu những hành động đẹp của đoàn TN, như các em đang quan sát đây là những hình ảnh Đoàn TN đang phát các nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm . Giáo dục các em nên noi theo và tự hào.
  7. 7 + HS: Lắng nghe. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về một số loại trang phục (12’) Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ + GV: Chiếu hình ảnh và cho HS dùng 2 từ nhận xét về trang phục trong bức ảnh? II. Một số loại trang phục -Theo giới tính: Trang phục nam, trang phục nữ. - Theo lứa tuổi: Trang + HS trả lời: Phong phú, đa dạng, rất đẹp . phục trẻ em, trang phục + GV: Nhận xét và thông báo trang phúc rất phong thanh niên, trang phục phú và đa dạng. Vậy trang phục được phân loại như trung niên, trang phục thế nào? Chúng ta nghiên cứu phần II. người cao tuổi. + GV: ? Nghiên cứu SGK và cho biết trang phục - Theo thời tiết: Trang được phân loại theo các tiêu chì nào? phục mùa nóng, trang + HS trả lời: phân loại theo 4 tiêu chí: theo giới phục mùa lạnh. tính, lứa tuổi, thời tiết, công dụng. - Theo công dụng: Trang + GV: Tổ chức nhận xét và chốt kiến thức phục mặc thường ngày, + HS: Ghi bài vào vở ghi. trang phục lễ hội, trang + GV: Để tìm hiểu rõ hơn về các loại trang phục phục thể thao, trang phục chúng ta sẽ tham gia 1 trò chơi. bảo hộ lao động, trang + GV: Chia nhóm và chiếu luật chơi, yêu cầu HS phục biểu diễn nghệ thuật. đọc. Luật chơi: Các nhóm sẽ có 2 phút để phân loại các trang phục theo đúng tiêu chí. Các nhóm sẽ bốc thăm câu hỏi dành cho nhóm mình và có 1 phút để
  8. 8 hoàn thiện nhiệm vụ của nhóm mình. Nhóm nào nhanh nhất, chính xác nhất sẽ giành chiến thắng + GV: Treo sơ đồ câm như sau lên bảng + GV: Tổ chức trò chơi + HS: Các nhóm tham gia trò chơi theo đúng luật chơi. + GV: Tổ chức nhận xét và chốt kiến thức. + HS: Nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (8’) + GV: Yêu cầu các nhóm HS thảo luận làm bài tập sau: + HS: Nhận nhiệm vụ. + HS: Suy nghĩ và hoàn thành bài tập. Trang phục
  9. 9 Theo giới tính Theo lứa tuổi Theo thời tiết Theo công dụng - Trang phục - Trang phục trẻ - Trang phục - Trang phục mặc nam: a, c, d, h, em: b, i, k mùa nóng: a, b, thường ngày: b, c, h, i k - Trang phục c, d, e, g, i, k - Trang phục lễ hội: e, g - Trang phục thanh niên: a, e,g. - Trang phục - Trang phục thể thao: a, nữ: - Trang phục mùa lạnh: h - Đồng phục: k b, e, g, i trung niên: c, d, h - Trang phục bảo hộ lao động: d + GV: Gọi 1-2 HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung. + GV: Nhận xét, đánh giá trình bày của HS. + GV: Khen bạn có kết quả tốt nhất. + HS: Nghe và ghi nhớ. + GV: Có thể giao về nhà các nội dung chưa hoàn thiện trong bài tập 4. Hoạt động 4: Vận dụng – củng cố - HDVN (5’) 4.1. Vận dụng, củng cố. + GV: yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức đã học được trong bài + HS: Trả lời + GV: Yêu cầu các bạn khác nhận xét và nhắc lại. + GV: Chốt kiến thức + HS: Ghi nhớ + GV: Yêu cầu HS về nhà hoàn thành yêu cầu sau: Hãy kể tên một số loại trang phục thường mặc của em. Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp lại cho GV. + HS: Thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà 4.2. Hướng dẫn về nhà: + Tìm hiểu thêm về trang phục của các ngành nghề khác. + Làm BT trong SBT: câu 2, câu 3, câu 7 trang 17 + 18. + Chuẩn bị phần III, IV bài 7./.