Giáo án Công nghệ 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 23: Bếp hồng ngoại (tiếp)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 23: Bếp hồng ngoại (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_cong_nghe_6_ket_noi_tri_thuc_tiet_23_bep_hong_ngoai.docx
Nội dung text: Giáo án Công nghệ 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 23: Bếp hồng ngoại (tiếp)
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BẮC NINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NINH XÁ GIÁO ÁN MÔN: CÔNG NGHỆ 6 TÊN BÀI DẠY: TIẾT 23. BẾP HỒNG NGOẠI (TIẾP) Họ và tên: Lê Thị Niên Môn giảng dạy: Công nghệ Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Ninh Xá TP. Bắc Ninh,
- Ngày dạy: TIẾT 23. BẾP HỒNG NGOẠI (TIẾP) I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Lựa chọn và sử dụng được bếp hồng ngoại đúng cách, tiết kiệm và an toàn. 2. Về năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ trong nhóm để tìm hiểu về bếp hồng ngoại. - Năng lực tự chủ, tự học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến bếp hồng ngoại, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra. 2.2. Năng lực công nghệ: - Lựa chọn và sử dụng được bếp hồng ngoại đúng cách, tiết kiệm và an toàn. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. - Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Phiếu học tập, bài tập, ảnh, power point. - Bếp hồng ngoại, xoong. - Video. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm. - Học bài cũ. - Đọc trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu (3’) GV: Ở tiết trước, cô cùng các em đã đi tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lí làm việc của bếp hồng ngoại, để nhắc lại kiến thức cũ cô có một trò chơi dành cho các em. Trò chơi có tên gọi “ô cửa bí mật”. Ở trò chơi này, ô cửa của cô ngày hôm nay có 4 mảnh ghép, mỗi mảnh ghép tương ứng với 4 câu hỏi. Khi các câu hỏi được trả lời hết thì ô cửa được mở ra. HS trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Bếp hồng ngoại có mấy bộ phận chính? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
- Đáp án: B. Câu 2: Bộ phận nào của bếp có chức năng giữ nhiệt cho bếp? A. Mặt bếp B. Bảng điều khiển. C. Thân bếp. D. Mâm nhiệt hồng ngoại. Đáp án: D. Câu 3: Chọn đáp án đúng khi nói về bộ phận bảng điều khiển của bếp hồng ngoại? A. Có nút tăng, giảm nhiệt độ. B. Là nơi điều khiển chế độ nấu của bếp. C. Làm bằng kính chịu nhiệt. D. Tất cả các phương án trên đều đúng. Đáp án: D Câu 4: Trong quá trình sử dụng, mặt bếp hồng ngoại có đặc điểm gì? A. Mặt bếp có nhiệt độ cao. B. Mặt bếp nguội. C. Mặt bếp nóng và có ánh sáng màu đỏ. D. Tất cả các phương án trên đều sai. Đáp án: C. GV dẫn dắt vào bài mới: Sử dụng bếp điện để đun nấu có nhiều ưu điểm so với bếp củi. Làm sao để lựa chọn, sử dụng bếp hồng ngoại đúng cách, tiết kiệm và an toàn thì chúng ta vào bài hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cách lựa chọn bếp hồng ngoại (13’) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV yêu cầu HS nhắc lại về các tiêu chí khi chọn đồ III. Lựa chọn và sử dụng dùng điện trong gia đình. 1. Lựa chọn Đại diện các nhóm HS lên bảng trình bày về sự chuẩn bị của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV cho HS quan sát 1 số bếp sau và trả lời câu hỏi: Quan sát các loại bếp sau và hãy chọn một loại bếp phù hợp với gia đình của mình? Vì sao em lại lựa chọn loại bếp đó? HS quan sát và trả lời: Chọn bếp hồng ngoại đơn vì nhà có ít người.
- HS khác chọn bếp đôi, vì bếp đó phù hợp về kiểu dáng. HS khác nhận xét và bổ sung. GV nhận xét, kết luận, giải thích kĩ hơn về các tiêu chí và chốt kiến thức. GV cho HS quan sát một số hình ảnh về bếp hồng ngoại khác. Ngoài các tiêu chí cơ bản trên, khi lựa chọn bếp hồng ngoại còn cần chú ý về khả năng tiết kiệm điện và thân thiện với môi trường. Khi mua bếp thì nên mua các loại bếp có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. GV chốt lại kiến thức phần 1. - Lựa chọn bếp hồng ngoại GV cho HS xem video. cần quan tâm đến nhu cầu sử dụng. - Điều kiện kinh tế của gia đình để lựa chọn chức năng, kiểu dáng, công suất, thương hiệu của bếp. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu những bước cơ bản khi sử dụng bếp hồng ngoại (15’) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV tiến hành chia nhóm cho HS thảo luận. 2. Sử dụng Câu hỏi thảo luận: Hãy sắp xếp các việc làm sau vào a. Những bước cơ bản khi sử dụng ô tương ứng để thể hiện nội dung của các bước cơ bản khi sử dụng bếp hồng ngoại. - Nhấn nút nguồn - Chọn chế độ nấu, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. - Cấp điện cho bếp. - Kiểm tra và làm sạch bề mặt bếp: - Sau khi nấu xong, nhấn nút nguồn để tắt bếp. - Lựa chọn nồi, chảo phù hợp với bếp. - Đặt nồi nấu lên bếp.
- Các bước Nội dung Chuẩn bị Bật bếp Tắt bếp GV hướng dẫn cách làm bài, chia nhóm và phát phiếu cho HS. HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ, tiến hành thảo luận và hoàn thành PHT. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. GV yêu cầu HS đổi bài, quan sát hướng dẫn chấm và tiến hành chấm chéo, đại diện các nhóm thông báo kết quả của nhóm mình chấm. GV nhận xét chung về kết quả của HS. GV tiến hành kiểm tra lại kết quả bài làm và kết quả chấm của 1 nhóm bất kì. GV nhận xét và tuyên dương các nhóm có kết quả tốt nhất. HƯỚNG DẪN CHẤM Các bước Nội dung Chuẩn bị - Kiểm tra và làm sạch bề mặt bếp. (1 điểm) - Lựa chọn nồi, chảo nấu phù hợp với bếp. (2 điểm) - Đặt nồi nấu lên bếp. (1 điểm) - Cấp điện cho bếp. (1 điểm) Bật bếp - Nhấn nút nguồn. (1 điểm) - Chọn chế độ nấu hoặc điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. (2 điểm) Tắt bếp - Sau khi nấu xong, nhấn nút nguồn để tắt bếp. (2 điểm) GV: Muốn tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch, cô muốn đun một nồi nước xả, gừng để xông. Vậy bằng kiến thức các em đã được tìm hiểu hãy nêu các
- bước cơ bản để giúp cô nấu được nồi nước xông trên? HS trả lời: Chuẩn bị, bật bếp, tắt bếp. HS khác nhận xét và bổ sung. GV chốt kiến thức. - Chuẩn bị: Kiểm tra và làm sạch bề mặt bếp; lựa chọn nồi, chảo nấu phù hợp với bếp; đặt nồi nấu lên bếp; cấp điện cho bếp - Bật bếp: Nhấn nút nguồn (o), chọn chế độ nấu hoặc GV cho HS lên thao tác các bước trên bếp hồng ngoại. điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. HS quan sát và nhận xét. - Tắt bếp: Sau khi nấu xong, GV: Khi sử dụng bếp hồng ngoại, để tiết kiệm điện nhấn nút nguồn để tắt bếp. năng có thể tắt bếp trước vài phút và sử dụng nhiệt dư ở bếp để tiếp tục đun nấu. *Luyện tập: GV yêu cầu HS làm bài tập sau: Căn cứ vào bảng điều khiển trong Hình 13.3, mô tả các thao tác để thực hiện một số yêu cầu sau đây: - Bật, tắt bếp - Tăng, giảm nhiệt độ - Nấu lẩu - Hẹn giờ
- 1-2 HS lên bảng thực hiện thao tác, HS khác nhận xét và bổ sung. GV nhận xét, đánh giá việc thao tác của HS. GV giới thiệu thêm về loại bảng điều khiển khác khi không có chữ tiếng việt. GV lưu ý khi đó cần quan sát về kí hiệu của các biểu tượng trên bếp. GV cho HS lên bảng thực hiện thao tác. HS quan sát và ghi nhớ. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu một số lưu ý khi sử dụng bếp hồng ngoại (6’) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh sau và trả lời câu b. Một số lưu ý khi sử hỏi: Theo em, đâu là những việc nên làm và không nên dụng làm? HS trả lời: hình 1, hình 2, hình 4 nên làm, hình 3 không nên làm. HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và chốt kiến thức. - Đặt bếp ở nơi khô ráo, thoáng mát. - Không được chạm tay lên bề mặt bếp khi đang nấu hoặc vừa nấu xong. - Khi vệ sinh mặt bếp, cần sử dụng khăn mềm và chất tẩy rửa phù hợp. GV gọi HS giải thích thêm về các chú ý khi sử dụng bếp, như: - Tại sao lại không nên chạm tay vào bếp khi đang nấu hoặc vừa nấu xong? - Nếu sử dụng khăn ướt hoặc khăn cứng có được không? Tại sao? GV: Ngoài những chú ý trên thì khi sử dụng bếp hồng ngoại cần lưu ý thêm: Phải đặt bếp ở giữa vùng nấu, không kéo lê xoong trên bề mặt bếp, chọn bề mặt đáy xoong phù hợp với kích thước của vùng nấu. Đặc biệt, do nhiệt độ của bếp rất lớn nên khi nấu xong chỉ tắt nguồn chứ không được rút điện nguồn. Bởi trong bếp hồng ngoại có một chi tiết vô cùng quan trọng đó là quạt gió. Quạt gió sẽ có chức năng tăng tốc độ làm mát của bếp, nếu chúng ta rút điện nguồn ra thì quạt gió sẽ không làm việc được, do đó bếp sẽ nhanh bị giảm tuổi thọ.
- Hoạt động 3: Luyện tập. (Đã thực hiện lồng ghép trong mục 2.2 ở trên). * Định hướng nghề nghiệp: (2’) GV: Trong quá trình sử dụng bếp hồng ngoại nếu xảy ra sự cố thì chúng ta phải làm như thế nào? HS trả lời: Phải sửa chữa. GV: Vậy ai là người sửa chữa điện? HS trả lời: Thợ điện, kĩ sư điện. GV để trở thành những người thợ điện, kĩ sư điện thì chúng ta cần học tốt môn Cong nghệ, môn KHTN, môn Toán và sau này các em sẽ học ở các trường đại học như: Bách khoa, Điện lực GV cho HS quan sát một số hình ảnh về công việc của người làm nghề kĩ sư điện. GV: Công việc chính của người kĩ sư điện là làm những công việc gì? HS trả lời: Công việc chính của người kĩ sư điện là xây dựng, thiết kế, thử nghiệm, giám sát và phát triển các hệ thống điện. GV nhận xét và bổ sung. *Thực hành (1’): GV hướng dẫn những dụng cụ, vật liệu cần chuẩn bị và nêu các nội dung HS cần phải thực hiện tại nhà dưới sự giám sát của người lớn và hoàn thành vào mẫu báo cáo thực hành sau:
- Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà:(5’) 4.1. Vận dụng, củng cố: *GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành yêu cầu sau: 1. Nhà em có sử dụng bếp hồng ngoại không? Hãy quan sát và ghi lại những tình huống có thể gây mất an toàn khi sử dụng bếp trong gia đình em. 2. Nếu được chọn mua một loại bếp điện trong gia đình, em sẽ chọn loại bếp nào? Giải thích về sự lựa chọn của em. Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp lại cho GV. GV chốt lại kiến thức của bài dạy thông qua sơ đồ tư duy. * GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Chọn phương án sai khi nói về cách lựa chọn bếp hồng ngoại A. Chọn theo sở thích.
- B. Chọn theo nhu cầu sử dụng C. Chọn theo điều kiện kinh tế. D. Chọn theo thương hiệu của bếp. Đáp án: 1A Câu 2: Khi sử dụng bếp hồng ngoại có mấy bước cơ bản? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Đáp án: 2B. Câu 3. Nhận định dưới đây là đúng hay sai? Tại sao? "Để tiết kiệm điện năng khi sử dụng bếp hồng ngoại nên tắt bếp trước vài phút và sử dụng nhiệt dư ở bếp để tiếp tục đun nấu”. Đáp án: Đúng. Vì: Khi tắt bếp trên bề mặt của bếp nhiệt độ vẫn rất cao nên có thể tiếp tục sử dụng để tiết kiệm điện năng. Câu 4: 4.2 Hướng dẫn về nhà - Học thuộc bài - Làm câu 3, câu 4, câu 5 trong SBT.
- - Đọc trước bài 14: Dự án: An toàn và tiết kiệm điện trong gia đình. Đề xuất việc làm cụ thể để sử dụng điện năng trong gia đình an toàn, tiết kiệm. GV cho HS quan sát các hình ảnh và rút ra được ưu điểm của bếp hồng ngoại là không gây ra ô nhiễm môi trường. GV tích hợp bảo vệ môi trường. GV cho HS quan sát hình ảnh và tuyên truyền bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp.
- PHỤ LỤC . Phiếu học tập . Em hãy hoàn thành nội dung bảng sau: Các bước Nội dung Chuẩn bị Bật bếp Tắt bếp