Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 21, Bài 27: Vi khuẩn (Tiết 1)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 21, Bài 27: Vi khuẩn (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_6_ket_noi_tri_thuc_tiet_21_bai_27.doc
Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 21, Bài 27: Vi khuẩn (Tiết 1)
- TIẾT 21 - BAI 27 : VI KHUẨN (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm vi khuẩn. - Phân biệt được ba nhóm hình dạng điển hình của vi khuẩn: hình que, hình xoắn, hình cầu. Từ đó nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn. - Trình bày được các đặc điểm chính của vi khuẩn: kích thước, cấu tạo, nơi sống. - Nêu được một số vai trò và ứng dụng của vi khuẩn trong đời sống. Ứng dụng được vai trò của vi khuẩn có lợi vào đời sống - Nêu được một số bệnh do vi khuẩn gây ra và trình bày được một số cách phòng và tránh bệnh. - Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn. 2. Năng lực: - Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo, vai trò của vi khuẩn và một số bệnh do vi khuẩn. - Thảo luận nhóm để tìm ra các hình dạng chủ yếu của vi khuẩn, cấu tạo đơn giản của vi khuẩn, vai trò, một số bệnh do vi khuẩn gây ra. - Nhận biết được một số bệnh do vi khuẩn gây ra và nêu các cách phòng, chống. - Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: tại sao thức ăn hay bị ôi thiu, không nên uống nước lã, việc sử dụng vi khuẩn để lên men trong quá trình tạo ra dưa muối, sữa chua, 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Yêu thích môn học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thức hiện nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về vi khuẩn. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thưc hiện nhiệm vụ thảo luận về các đặc điểm về hình dạng, cấu tạo của vi khuẩn, vai trò và các bệnh do vi khuẩn gây ra. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Hình ảnh 27.1,27.2,27.3,27.4,27.5,27.6 SGK. - Hình ảnh về một số loại vi khuẩn, cấu tạo của vi khuẩn, vai trò của vi khuẩn. - Đoạn video liên quan đến hiện tượng kháng kháng sinh ( - Phiếu học tập KWL về Vi khuẩn. 2. Học sinh: - SGK, đồ dùng học tập. - Nghiên cứu trước nội dung bài học III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ/ Xác định vấn đề học tập khởi động/ Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác đinh được vấn đề học tập là tìm hiểu về một loài sinh vật nhân sơ nhỏ bé là vi khuẩn. b) Tổ chức thực hiện: Tiến trình thực hiện- Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên đặt câu hỏi: Cơ thể người có số lượng tế - HS dựa vào kiến thức đã học bào rất lớn khoảng 100 nghìn tỉ tế bào. Nhưng trên và hiểu biết thực tế để trả lời: cơ thể người có các sinh vật nhân sơ nhỏ bé với số Sinh vật nhân sơ nhỏ bé sống lượng lớn hơn một nửa tổng số tế bào cấu tạo nên cơ trong cơ thể người đó là vi thể người. Em có biết chúng là sinh vật nào không?- khuẩn. - Giáo viên phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học - HS thực hiện theo hướng dẫn sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu của GV. (ô con đã biết, ô con chưa biết) để kiểm tra kiến thức đã có của học sinh về “vi khuẩn”. - Giáo viên gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án - Đại diện HS trình bày. về những điều con đã biết và chưa biết. - GV dựa vào câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút) a) Mục tiêu - Nêu được khái niệm vi khuẩn. - Phân biệt được ba nhóm hình dạng điển hình của vi khuẩn: hình que, hình xoắn, hình cầu. Từ đó nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn. - Trình bày được các đặc điểm chính của vi khuẩn: kích thước, cấu tạo, nơi sống. b)Tổ chức thực hiện: * Hoạt động 2.1: Đa dạng vi khuẩn Tiến trình thực hiện- Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV chiếu sơ đồ hệ thống phân loại 5 giới yêu - HS quan sát sơ đồ và nêu lại vị cầu HS nêu vị trí của vi khuẩn trong sơ đồ (thuộc trí và đặc điểm của các sinh vật giới khởi sinh) thuộc giới khởi sinh. - Nêu đặc điểm của các sinh vật trong nhóm này? - Đại diện HS phát biểu, HS khác - GV nhận xét, đánh giá. nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục I - HS hoạt động nhóm theo hướng và quan sát hình 27.1, hoạt động nhóm 5 phút dẫn của giáo viên. hoàn thành các câu hỏi sau: - Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- + Chúng ta có quan sát vi khuẩn bằng mắt thường được hay không? Vì sao? + Vi khuẩn có những hình dạng khác nhau nào? Hãy sắp xếp chúng vào các nhóm khác nhau và đặt tên cho nhóm. + Vi khuẩn có ở những môi trường sống nào? - HS ghi nhận kiến thức: + Từ đó, hãy rút ra nhận xét về sự đa dạng I. Đa dạng vi khuẩn: của vi khuẩn? -Vi khuẩn là những sinh vật có - GV nhận xét, chốt kiến thức. kích thước nhỏ bé, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi. -Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng khác nhau, phân bố riêng lẻ hay thành từng nhóm và có 3 dạng điểm hình: Hình que, hình xoắn, hình cầu. -Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi: trong không khí, trong nước, trong đất, trong cơ thể người và các sinh vật sống khác. => Vi khuẩn đa dạng về đặc điểm hình thái và môi trường sống. * Hoạt động 2.2: Cấu tạo của vi khuẩn Tiến trình thực hiện- Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS quan sát hình 27.2, hoạt động - HS thảo luận cặp đôi hoàn thành cặp đôi 3 phút và trả lời những câu hỏi sau: các câu hỏi:
- + Vi khuẩn xếp vào nhóm cơ thể đơn bào. Vì toàn bộ cơ thể là một tế bào. + HS kể tên các bộ phận cấu tạo nên vi khuẩn trên hình. + Vi khuẩn được xếp vào nhóm cơ thể đơn + Roi giúp vi khuẩn di chuyển và bào hay đa bào? Vì sao? lông giúp vi khuẩn bám vào vật + Kể tên các bộ phận cấu tạo nên vi khuẩn? chủ. Vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ hay tế bào - Đại diện nhóm trình bày, các nhân thực? Vì sao? nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Lông và roi của vi khuẩn có nhiệm vụ gì? - HS dựa vào cấu tạo tế bào vi khuẩn và trả lời. - GV gọi ngẫu nhiên một nhóm lên trình bày, các - HS ghi nhận kiến thức: nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. II. Cấu tạo của vi khuẩn - GV nhận xét, đánh giá. - Vi khuẩn là những cơ thể đơn - GV đặt câu hỏi: Vì sao nói vi khuẩn là sinh vật bào, nhân sơ. có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong thế giới - Cấu tạo một vi khuẩn gồm: sống? + Thành tế bào, màng tế bào, tế - GV nhận xét, chốt kiến thức. bào chất và vùng nhân. + Ngoài ra, một số vi khuẩn còn có: lông và roi. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, củng cố (10 phút) (Áp dụng phương pháp giáo dục Stem) a) Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về cấu tạo vi khuẩn, sự đa dạng của vi khuẩn. - HS vận dụng kiến thức đã học về cấu tạo vi khuẩn để tạo ra sản phẩm STEM: “Mô hình vi khuẩn” b)Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học về cấu tạo virus để tạo ra sản phẩm STEM: “Mô hình vi khuẩn”. - HS dựa trên kiến thức phần II lên phương án thiết kế mô hình thực hiện làm mô hình, cụ thể: + Phác thảo mô hình Vi khuẩn nhóm mình định làm.
- + Tính tỉ lệ các bộ phận hợp lý. + Nguyên liệu: Có thể sử dụng đất nặn, bìa cứng, giấy trắng (tự tô màu các bộ phận) + Lắp ráp (nặn) thành mô hình vi khuẩn hoàn chỉnh. - Các nhóm lên báo cáo ý tưởng, giới thiệu sản phẩm hoàn chỉnh. GV và các bạn HS khác nhận xét, đặt câu hỏi. - Kết luận: GV nhận xét ý tưởng, sản phẩm các nhóm, nhấn mạnh nội dung bài học bằng hình ảnh sự đa dạng và cấu tạo của vi khuẩn. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài, làm bài tập trong vở bài tập. - Đọc mục “Em có biết?” SGK trang 95. - Chuẩn bị: đọc trước phần III, IV bài 27 về vai trò của vi khuẩn.