Giáo án Khoa học tự nhiên Khối 6 - Bài 14: Một số lương thực - Thực phẩm - Sách Chân trời sáng tạo

pptx 18 trang Mẫn Nguyệt 21/07/2023 5321
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Khối 6 - Bài 14: Một số lương thực - Thực phẩm - Sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_khoi_6_bai_14_mot_so_luong_thuc_th.pptx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Khối 6 - Bài 14: Một số lương thực - Thực phẩm - Sách Chân trời sáng tạo

  1. Bài 14 MỘT SỐ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
  2. Hằng ngày gia đình em thường sử dụng những loại lương thực thực phẩm nào?
  3. 1. MỘT SỐ LƯƠNG THỰC PHỔ BIẾN Tìm hiểu một số loại lương thực Quan sát các hình bên và dựa vào hiểu biết, em hãy kể tên một số loại lương thực phổ biến ở Việt Nam.
  4. 1. MỘT SỐ LƯƠNG THỰC PHỔ BIẾN Tìm hiểu một số loại lương thực “ Ngũ cốc là tên gọi có thời Trung Hoa cổ đại nhằm chỉ 5 loại thực vật giàu dưỡng chất với hạt có thể ăn được, bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, mì,vừng (mè) và các loại đậu. Ngày nay, thuật ngữ này đôi khi được dung để gọi chung cho các loại cây lương thực hay sản phẩm chính thu được từ chúng.” Ngũ cốc được biết đến và sử dụng như một loại thực phẩm quan trọng cho bữa ăn hằng ngày. Khoa học chứng minh rằng các loại ngũ cốc rất giàu giá trị dinh dưỡng, cung cấp lượng lớn protein, vitamin, khoáng vi lượng, cho cơ thể.
  5. 1. MỘT SỐ LƯƠNG THỰC PHỔ BIẾN Tìm hiểu một số tính chất và ứng dụng của lương thực Quan sát hình vẽ và dựa vào sự hiểu biết của bản thân, hoàn thành nội dung bảng 17.1
  6. 1. MỘT SỐ LƯƠNG THỰC PHỔ BIẾN Tìm hiểu một số tính chất và ứng dụng của lương thực Bảng 17.1. Một số tính chất của lương thực Lương thực Gạo Ngô Khoai lang Sắn Đặc điểm Trạng thái Hạt Bắp, hạt Củ Củ Tính chất Dẻo Dẻo Bùi Bùi Ứng dụng Nấu cơm, làm bột Luộc, làm bột chế Luộc, làm bột chế Luộc, làm bột chế chế biến các loại biến các loại bánh, biến các loại bánh, biến các loại bánh, bánh, lên men lên men sản xuất làm thức ăn cho làm thức ăn cho sản xuất rượu, . . . rượu, làm thức ăn các loại gia súc, gia các loại gia súc, gia cho các loại gia cầm, . . . cầm, lên men sản súc, gia cầm, . . . xuất rượu hoặc cồn công nghiệp, . . .
  7. 1. MỘT SỐ LƯƠNG THỰC PHỔ BIẾN - Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bộ carbohydrate trong khẩu phần thức ăn - Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như protein (chất đạm), lipid (chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (như B1, B2, . . . ) và các khoáng chất
  8. 2. MỘT SỐ THỰC PHẨM PHỔ BIẾN THẢO LUẬN • Kể tên một số loại thực phẩm gia đình em thường sử dụng hằng ngày. • Nêu một số dấu hiệu nhận biết thực phẩm bị hỏng. • Tại sao trên bao bì, vỏ hộp các loại thực phẩm thường ghi hạn sử dụng?
  9. 2. MỘT SỐ THỰC PHẨM PHỔ BIẾN Thực phẩm thường sử Dấu hiệu thực phẩm bị hỏng dụng hằng ngày Trái cây, rau xanh bị héo, thối rữa, chuyển màu sắc Thịt, cá bị thối rữa, nấm mốc, có mùi ươn khó chịu. Bánh mì để lâu sẽ xuất hiện mốc xanh.
  10. 2. MỘT SỐ THỰC PHẨM PHỔ BIẾN Trên bao bì và vỏ hộp các loại thực phẩm thường ghi hạn sử dụng do thực phẩm dễ bị phân hủy bởi các sinh vật hoặc bị oxi hóa trong không khí dẫn đến hư hỏng. Do đó, nên sử dụng thực phẩm trong thời gian quy định để tránh bị ngộ độc do thực phẩm hư hỏng.
  11. 2. MỘT SỐ THỰC PHẨM PHỔ BIẾN - Thực phẩm (thức ăn) là sản phẩm chứa: chất bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (protein) hoặc nước mà con người có thể ăn hay uống được nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể. - Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng, . . .) khi để lâu ngoài không khí, khi trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau hoặc bảo quản không đúng cách
  12. • Hãy nêu các nguyên nhân gây ra ngộ độc an toàn thực phẩm? • Em hãy cho biết cách bảo quản, chế biến và sử dụng một số loại thực phẩm an toàn hiệu quả?
  13. Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm Do kí sinh trùng, Do thức ăn bị biến vi khuẩn, nấm mốc. chất, ôi thiu. Do ăn phải thực Do nhiễm các chất phẩm có sẵn độc tố hóa học
  14. KHOAI TÂY MỌC MẦM - Khi khoai tây mọc mầm, tinh bột chuyển hóa thành solanine và chocoine-alpha, là hai chất ngộ dộc cho người. - Solanin có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2- 0,4g trên 1kg trọng lượng cơ - Nên chọn khoai vàng, rắn, thể người. chắc tay, không có mầm. - Bảo quản khoai tây nơi khô ráo, không có ánh sáng. - Không sử dụng khoai tây mọc mầm. Khoai tây trước khi chế biến nên ngâm vào nước muối vài giờ để loại bỏ độc.
  15. Cách bảo quản, chế biến và sử dụng một số thực phẩm Bảo quản ngô, Các loại thịt cá nên khoai, gạo các đồ sử dụng khi còn khô ở nơi khô ráo tươi sống và chế biến kĩ. Khử độc măng Không nên xay xát tươi bằng cách gạo trắng quá kĩ. Khi luộc nhiều nước nấu cơm không vo hoặc ngâm với gạo kĩ quá, nên dung nước vôi trong. nước soi và đậy vung khi nấu cơm.
  16. Trong đời sống, có những thực phẩm xung khắc và kị nhau. Khi kết hợp với nhau gây ra những tác hại không hề nhỏ, không những làm mất đi các chất dinh dưỡng và hương vị của món ăn mà nó còn có thể gây ngộ độc. Tìm hiểu về các cặp thực phẩm kị nhau và nêu ra tác hại của chúng. Trình bày vào tiết ôn tập chủ đề 4.
  17. NHIỆM VỤ VỀ NHÀ Hoàn thành các bài tập trong SGK và SBT Tìm hiểu về các thực phẩm tương khắc nhau. Hệ thống hóa ôn lại kiến thức chủ đề 4 “Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng”.
  18. NHIỆM VỤ VỀ NHÀ Chuẩn bị các sơ đồ tư duy theo nội dung yêu cầu trong SGK trang 79. Ngoài ra, với mỗi chủ đề, đưa thêm các sản phẩm mà GV yêu cầu. Nhóm 1 Nhóm 2 VẬT LIỆU NHIÊN LIỆU Trình bày vật liệu mới thân Trình bày tấm poster về loại thiện với MT và đảm bảo sự nhiên liệu cụ thể phát triển bền vững. Nhóm 3 Nhóm 4 NGUYÊN LIỆU LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM Trình bày sản phẩm từ Trình bày về các cặp thực phẩm nguyên liệu tái chế kị nhau và tác hại của chúng.