Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 11: Một số lương thực - Thực phẩm - Chu Thị Thùy Trang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 11: Một số lương thực - Thực phẩm - Chu Thị Thùy Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bai_11_mot_so_luong_thuc_thu.pptx
Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 11: Một số lương thực - Thực phẩm - Chu Thị Thùy Trang
- TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG - TPNB CHÀO MỪNG CÁC THÀY CÔ VÀ CÁC EM HS ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY! Giáo viên: CHU THỊ THÙY TRANG
- 14 NỘI DUNG BÀI HỌC 1 MỘT SỐ LƯƠNG THỰC PHỔ BIẾN 2 MỘT SỐ THỰC PHẨM PHỔ BIẾN
- 1. Một số lương thực phổ biến Tìm hiểu một số loại lương thực Lúa Ngô Khoai lang Sắn Hình 14.1 Một số loại lương thực chủ yếu ở Việt Nam
- Sắn Gạo MỘT SỐ LƯƠNG THỰC - Thành phần chủ yếu có trong lương thực là chất bột. Đây là nguồn cung cấp chính năng lượng và chất bột carbohydrate Lúa mì Ngô trong khẩu phần ăn. - Ngoài ra trong lương thực còn chứa một số chất khác như chất đạm, chất béo, vitamin . Khoai tây Khoai lang
- 1. Một số lương thực phổ biến - Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như protein (chất đạm), lipid (chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (như B1, B2, ) và các khoáng chất.
- Hàm lượng tinh bột và năng lượng của một số loại lương thực (có trong 100g lương thực) Lương thực Tinh bột (g) Năng lượng (kJ) Gạo 80 1528 Ngô 74 1528 Lúa mì 71 1369 Sắn 38 670 Khoai lang 20 360 Khoai tây 17 322
- Người châu Âu thường ăn bột mì thay cho gạo vì: - Bột mì và gạo đều có hàm lượng tinh bột và cung cấp năng lượng gần bằng nhau. - Điều kiện tự nhiên ở các nước châu Âu thuận lợi cho việc trồng lúa mì. - Sự đặc trưng về văn hoá ẩm thực.
- 1. Một số lương thực phổ biến Tìm hiểu một số tính chất và ứng dụng của lương thực Bảng 14.1. Một số tính chất và ứng dụng của lương thực Gạo Ngô Khoai lang Sắn Trạng thái (hạt, bắp, củ) Tính chất (dẻo, bùi) Ứng dụng
- Gạo Ngô Khoai lang Sắn Trạng thái (hạt, Hạt Bắp/Hạt Củ Củ bắp, củ) Tính chất Dẻo Dẻo Bùi Bùi (dẻo, bùi) Nấu cơm, làm Luộc, làm bột Luộc, làm bột Luộc, làm bột bột chế biến các bánh, sản xuất bánh, làm thức bánh, làm thức loại bánh, sản rượu, làm thức ăn cho gia cầm, Ứng dụng ăn cho gia súc, xuất rượu, sản xuất rượu ăn cho gia súc, gia cầm, gia cầm, hoặc cồn
- Các sản phẩm ẩm thực có giá trị dinh dưỡng
- 2. MỘT SỐ THỰC PHẨM PHỔ BIẾN THUYẾT TRÌNH VỀ BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH EM.
- 2. MỘT SỐ THỰC PHẨM PHỔ BIẾN Thực phẩm có Thực phẩm có Thực phẩm chế biến từ nguồn gốc thực vật nguồn gốc động vật phương pháp lên men
- 2. MỘT SỐ THỰC PHẨM PHỔ BIẾN - Thực phẩm: là sản phẩm chứa chất bột (carbohydrate), chất béo (lipit), chất đạm (protein), mà con người có thể ăn hay uống được. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- HOẠT ĐỘNG NHÓM Thảo luận theo nhóm từ 2-3 học sinh và trả lời các câu hỏi sau: - Tại sao trên bao bì và vỏ hộp các loại thực phẩm thường ghi hạn sử dụng? - Hãy nêu một số dấu hiệu để nhận biết thực phẩm bị hỏng?
- Trên bao bì và vỏ hộp các loại thực phẩm thường ghi hạn sử dụng vì: - Thực phẩm dễ bị phân huỷ bởi các vi sinh vật hoặc bị oxi hoá trong không khí dẫn đến hư hỏng. => Nên sử dụng thực phẩm trong thời gian quy định để tránh bị ngộ độc.
- ➢ Một số cách in hạn sử dụng trên bao bì
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THỰC PHẨM BỊ HỎNG: Trái cây để lâu sẽ héo, mốc và chuyển màu sắc. Bánh mì để lâu sẽ xuất hiện mốc xanh
- Rau xanh để lâu sẽ héo, Thịt cá để lâu sẽ xuất hiện thối rữa. nấm mốc, có mùi ươn.
- 2. MỘT SỐ THỰC PHẨM PHỔ BIẾN - Khái niệm: Thực phẩm là sản phẩm chứa chất bột (cacbonhydrate), chất béo (lipit), chất đạm (protein), mà con người có thể ăn hay uống được. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. - Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất khi: + Để lâu ngoài không khí. + Trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau. + Bảo quản không đúng cách.
- Để sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, em thường phải chú ý những điều gì? - Chế biến thực phẩm an toàn, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh ATTP. - Giữ vệ sinh nơi chế biến thực phẩm và đồ dùng nấu nướng, - Bảo quản thực phẩm như gạo, ngô, khoai, sẵn ở nơi khô ráo để tránh bị mốc (khi thực phẩm bị mốc cần phải bỏ đi, không ăn khoai tây đã mọc mầm, ), thịt cá để ngăn mát hoặc ngăn đá,
- Dấu hiệu nhận biết người bị ngộ độc thực phẩm
- - Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn, đi ngoài sẽ thải hết chất độc và bình phục. - Với trường hợp có hiện tượng tím tái, khó thở, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và điều trị kịp thời.
- Thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và các chất bột. Lương thực Chứa nhiều dưỡng chất khác như protein, lipid, Một chất khoáng, VTM nhóm B số Có tính chất và ứng dụng khác nhau => chế biến lương thành nhiều sản phẩm ẩm thực có giá trị dinh thực, dưỡng. thực Là sản phầm chứa: chất bột, chất béo, chất phẩm Thực phẩm đạm, mà con người có thể ăn uống được Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng ) khi để lâu ngoài không khí, khi trộn lẫn với nhau và bảo quản không đúng cách.
- LUYỆN TẬP Câu 1. Lứa tuổi từ 11 - 15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là? A Carbohydrate B Protein C Calcium D Chất béo
- LUYỆN TẬP Câu 2. Gạo cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể? A Carbohydrate (chất đường bột) B Protein (chất đạm) C Lipid (chất béo) D Vitamin
- LUYỆN TẬP Câu 3. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất? A Gạo B Rau xanh C Thịt, cá D Gạo và rau
- LUYỆN TẬP Câu 4. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A Lúa gạo B Mía C Ngô D Lúa mì
- Câu 5: Ngũ cốc là tên gọi có từ thời Trung Hoa cổ đại nhằm chỉ năm loại thực vật giàu dưỡng chất với hạt có thể ăn được, bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, mì, vừng (mè) và các loại đậu. Đúng hay sai? Đúng Sai Một số loại ngũ cốc
- VẬN DỤNG Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Em hãy: Kể tên hai khu vực sản xuất gạo chính ở Việt nam. Tại sao phải thu hoạch lúa đúng thời vụ?
- VẬN DỤNG - Gạo là lương thực, cung cấp lượng lớn tinh bột cho con người. - Hai khu vực sản xuất lúa gạo lớn nhất Việt Nam là: ➢ Đồng bằng sông Hồng ➢ Đồng bằng sông Cửu Long
- VẬN DỤNG - Cần phải thu hoạch lúa đúng thời vụ để: + Đảm bảo hạt gạo có chất lượng tốt nhất. + Tránh bị hao phí khi thụ hoạch vì nếu thu hoạch vào lúc lúa quá chín thì hạt rơi rụng ra đất rất nhiều. + Chuẩn bị đất, kịp thời làm vụ khác.
- VẬN DỤNG Để xây dựng một khẩu phần ăn hợp lí cần dựa vào những yếu tố nào? Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với từng đối tượng. Đảm bảo đủ các thành phần dinh dưỡng hữu cơ, vitamin và muối khoáng. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu cơ thể.
- DẶN DÒ - Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để hệ thống lại kiến thức. - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Ôn tập kiến thức chủ đề 4.
- CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG