Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 31: Động vật - Trương Thế Thảo

pptx 41 trang Mẫn Nguyệt 21/07/2023 8841
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 31: Động vật - Trương Thế Thảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bai_31_dong_vat_truong_the_t.pptx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 31: Động vật - Trương Thế Thảo

  1. BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIÁO VIÊN: TRƯƠNG THẾ THẢO
  2. Bài 31: ĐỘNG VẬT 1. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT: THẢO LUẬN NHÓM 4 (Thời gian: 8 phút)  Quan sát hình 31.1 và chỉ ra điểm khác biệt giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống  Em hãy kể tên một số đại diện thuộc nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống
  3. Bài 31: ĐỘNG VẬT 1. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT: - Căn cứ vào cột sống, động vật được chia thành hai nhóm: + Động vật không xương sống là động vật chưa có xương cột sống: Ruột khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp. + Động vật có xương sống là động vật đã có xương cột sống: Cá, Lưỡng cư, Bò Sát, Chim, Thú (Động vật có vú).
  4. Bài 31: ĐỘNG VẬT 1. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT: Trò chơi: Ai là nhà động vật học Hai nhóm bốc thăm và lần lượt kể tên các động vật thuộc nhóm động vật có xương sống và động vật không xương sống. Nhóm nào kể nhiều hơn sẽ được cộng 1 điểm vào điểm kiểm tra thường xuyên.
  5. Bài 31: ĐỘNG VẬT  Quan sát hình 31.2 em hãy kể tên các nhóm động vật không xương sống và xác định đặc điểm của mỗi nhóm
  6. Bài 31: ĐỘNG VẬT 1. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT: - Căn cứ vào cột sống, động vật được chia thành hai nhóm: + Động vật không xương sống là động vật chưa có xương cột sống: Ruột khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp. + Động vật có xương sống là động vật đã có xương cột sống: Cá, Lưỡng cư, Bò Sát, Chim, Thú (Động vật có vú). - Đặc điểm các nhóm động vật không xương sống: + Ruột khoang là động vật đa bào bậc thấp, cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng tỏa tròn, sống ở môi trường nước: thủy tức, sứa, hải quỳ, san hô + Giun có hình dạng cơ thể đa dạng, cơ thể có đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi – lưng bụng, thường sống trong đất ẩm, môi trường nước hoặc cơ thể sinh vật: sán lá gan, sán bã trầu, giun đũa, giun kim, giun đất, đỉa,
  7. Bài 31: ĐỘNG VẬT 1. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT: - Đặc điểm các nhóm động vật không xương sống: + Ruột khoang là động vật đa bào bậc thấp, cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng tỏa tròn, sống ở môi trường nước: thủy tức, sứa, hải quỳ, san hô + Giun có hình dạng cơ thể đa dạng, cơ thể có đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi – lưng bụng, thường sống trong đất ẩm, môi trường nước hoặc cơ thể sinh vật: sán lá gan, sán bã trầu, giun đũa, giun kim, giun đất, đỉa, + Thân mềm có cơ thể mềm, không phân đốt thường có vỏ đá vôi bao bọc, xuất hiện điểm mắt. Thân mềm có số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước và môi trường sống: trai, ốc, mực, hến, sò + Chân khớp: cơ thể chia ba phần (đầu, ngực, bụng); cơ quan di chuyển (chân, cánh); cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, các đôi chân khớp động. Chân khớp có số lượng loài đa dạng nhất, phân bố khắp các dạng môi trường sống: nhện, tôm, cua, châu chấu, ong
  8. Em hãy kể một số động vật nhóm Ruột khoang mà em biết? Sứa
  9. Em hãy kể một số động vật nhóm Ruột khoang mà em biết? San hô
  10. Em hãy kể một số động vật nhóm Ruột khoang mà em biết? Hải quỳ
  11. Em hãy kể một số động vật nhóm Ruột khoang mà em biết? Thủy tức
  12. Em biết những loại giun nào trong tự nhiên? Giun Rươi đất Vắt Đỉa
  13. Em biết những loại giun nào trong tự nhiên? Sán dây Sán lá gan Sán Sán lá bã máu trầu
  14. Em biết những loại giun nào trong tự nhiên? Giun đũa Giun kim Giun móc
  15. Kể tên những thân mềm thường dùng làm thực phẩm? Mực Bạch tuộc Ốc Ốc Trai hương sông
  16. Kể tên những đại diện chân khớp mà em biết? Điểm khác biệt lớn nhất của nhóm Chân khớp so với các nhóm Thân mềm, Giun, Ruột khoang là gì? Tôm Tôm hùm Nhện Cua Châu chấu Bọ cạp
  17. Bài 31: ĐỘNG VẬT  Để phân biệt các nhóm động vật không xương sống, em có thể dựa vào đặc điểm nào? Để phân biệt các nhóm động vật không xương sống, chúng ta có thể dựa vào: kiểu đối xứng của cơ thể, hình dạng cơ thể, vỏ bọc cơ thể, môi trường sống, cơ quan di chuyển
  18. Bài 31: ĐỘNG VẬT  Xác định môi trường sống của các nhóm động vật không xương sống bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau: Nhóm Môi trường sống Ruột khoang Môi trường? nước Giun Môi trường nước, trong? đất hoặc cơ thể sinh vật Thân mềm Môi trường ?nước, đất ẩm Chân khớp Môi trường nước, đất, cạn, không? khí, trên cơ thể sinh vật  Nhận xét về sự đa dạng của các nhóm động vật không xương sống. - Số lượng loài lớn (chiếm khoảng 80-90% số loài động vật) - Số lượng cá thể trong loài lớn - Đa dạng về kích thước, hình dạng, cấu tạo cơ thể - Môi trường sống đa dạng
  19. Bài 31: ĐỘNG VẬT  Quan sát hình 31.2 em hãy kể tên các nhóm động vật có xương sống và xác định đặc điểm của mỗi nhóm
  20. Bài 31: ĐỘNG VẬT Theo em cá có những đặc điểm nào phù hợp với đời sống trong môi trường sống nước?
  21. Bài 31: ĐỘNG VẬT 1. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT: - Đặc điểm các nhóm động vật có xương sống: + Cá là nhóm động vật thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước, di chuyển bằng vây: cá chép, cá mè, cá mập
  22. Bài 31: ĐỘNG VẬT 1. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT: - Đặc điểm các nhóm động vật có xương sống: + Lưỡng cư là nhóm động vật ở cạn đầu tiên, da trần và luôn ẩm ướt, chân có màng bơi, một số lưỡng cư có đuôi (cá cóc) hoặc thiếu chân (ếch giun) hoặc không có đuôi (ếch, nhái, cóc )
  23. Bài 31: ĐỘNG VẬT Vì sao ếch thường sống ở môi trường ẩm ướt?
  24. Bài 31: ĐỘNG VẬT 1. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT: - Đặc điểm các nhóm động vật có xương sống: + Bò sát thích nghi với đời sống ở cạn, da khô và có vảy sừng, di chuyển bằng cách bò sát đất: rắn, thằn lằn, rùa, cá sấu
  25. Bài 31: ĐỘNG VẬT 1. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT: - Đặc điểm các nhóm động vật có xương sống: + Chim là nhóm động vật sống trên cạn, mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng; đặc điểm cơ thể thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau: chim bồ câu, chim đà điểu, chim cánh cụt
  26. Bài 31: ĐỘNG VẬT Nhóm chim có những hình thức di chuyển nào? Lấy ví dụ
  27. Bài 31: ĐỘNG VẬT 1. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT: - Đặc điểm các nhóm động vật có xương sống: + Thú (Động vật có vú) là nhóm động vật có tổ chức cấu tạo cơ thể cao nhất, bộ lông mao bao phủ, răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm, phần lớn đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ, đa dạng về môi trường sống: ngựa, thỏ, khỉ
  28. Bài 31: ĐỘNG VẬT 1. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT: - Đặc điểm các nhóm động vật có xương sống: + Cá là nhóm động vật thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước, di chuyển bằng vây: cá chép, cá mè, cá mập + Lưỡng cư da trần và luôn ẩm ướt, chân có màng bơi, một số lưỡng cư có đuôi (cá cóc) hoặc thiếu chân (ếch giun) hoặc không có đuôi (ếch, nhái, cóc ) + Bò sát thích nghi với đời sống ở cạn, da khô và có vảy sừng, di chuyển bằng cách bò sát đất: rắn, thằn lằn, rùa, cá sấu + Chim là nhóm động vật sống trên cạn, mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng; đặc điểm cơ thể thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau: chim bồ câu, chim đà điểu, chim cánh cụt + Thú (Động vật có vú) là nhóm động vật có tổ chức cấu tạo cơ thể cao nhất, bộ lông mao bao phủ, răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm, phần lớn đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ, đa dạng về môi trường sống: ngựa, thỏ, khỉ
  29. Bài 31: ĐỘNG VẬT Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt các nhóm động vật có xương sống?
  30. Bài 31: ĐỘNG VẬT Các nhóm động vật có xương sống phân bố ở những môi trường nào?
  31. Bài 31: ĐỘNG VẬT Chứng minh sự đa dạng của nhóm động vật có xương sống?
  32. Bài 31: ĐỘNG VẬT 1. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT: - Đặc điểm các nhóm động vật có xương sống: + Cá là nhóm động vật thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước, di chuyển bằng vây: cá chép, cá mè, cá mập + Lưỡng cư da trần và luôn ẩm ướt, chân có màng bơi, một số lưỡng cư có đuôi (cá cóc) hoặc thiếu chân (ếch giun) hoặc không có đuôi (ếch, nhái, cóc ) + Bò sát thích nghi với đời sống ở cạn, da khô và có vảy sừng, di chuyển bằng cách bò sát đất: rắn, thằn lằn, rùa, cá sấu + Chim là nhóm động vật sống trên cạn, mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng; đặc điểm cơ thể thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau: chim bồ câu, chim đà điểu, chim cánh cụt + Thú (Động vật có vú) là nhóm động vật có tổ chức cấu tạo cơ thể cao nhất, bộ lông mao bao phủ, răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm, phần lớn đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ, đa dạng về môi trường sống: ngựa, thỏ, khỉ 2. TÁC HẠI CỦA ĐỘNG VẬT TRONG ĐỜI SỐNG:
  33. Bài 31: ĐỘNG VẬT Quan sát hình 31.4 nêu một số tác hại của động vật trong đời sống con người
  34. Bài 31: ĐỘNG VẬT Quan sát hình 31.4 hãy nêu con đường lây nhiễm bệnh dịch hạch ở người
  35. Bài 31: ĐỘNG VẬT 1. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT: 2. TÁC HẠI CỦA ĐỘNG VẬT TRONG ĐỜI SỐNG: - Là tác nhân gây bệnh: bọ chét, giun, sán kí sinh, ghẻ - Là động vật trung gian truyền bệnh cho con người, thực vật và động vật khác: ruồi, muỗi, bọ chét, - Gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kinh tế địa phương: + Phá hoại mùa màng, gây bệnh cho vật nuôi: ốc sên, ốc bươu vàng, chuột, sâu ăn lá, sán lá gan + Phá hoại các công trình: mối, mọt, hà, sun
  36. Bài 31: ĐỘNG VẬT Địa phương em đã sử dụng những biện pháp nào để phòng trừ động vật gây hại?
  37. Bài 31: ĐỘNG VẬT
  38. Bài 31: ĐỘNG VẬT Bướm Voi Ngựa Chim Khỉ Ốc sên ĐVKXS Bướm, ốc sên, đỉa ĐV Voi, ngựa, chim, ĐVCXS khỉ, gà, chim cánh Đỉa cụt Gà Chim cánh cụt
  39. Bài 31: ĐỘNG VẬT
  40. Bài 31: ĐỘNG VẬT
  41. Bài 31: ĐỘNG VẬT a) Giai đoạn sâu b) Biện pháp phòng trừ sinh học: sử dụng các loài thiên địch để tiêu diệt sâu hại