Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Chủ đề 10, Bài 41: Năng lượng - Sách Chân trời sáng tạo

pptx 37 trang Mẫn Nguyệt 21/07/2023 7490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Chủ đề 10, Bài 41: Năng lượng - Sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_chu_de_10_bai_41_nang_luong.pptx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Chủ đề 10, Bài 41: Năng lượng - Sách Chân trời sáng tạo

  1. CHỦ ĐỀ 10 NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG BÀI 41: NĂNG LƯỢNG
  2. Hằng ngày, em thường thực hiện rất nhiều các hoạt động như: Kéo đẩy đồ vật, đi bộ, đi xe đạp, Tất cả các hoạt động này đều cần có năng lượng. Mặt khác, khi thực hiện các hoạt động đó em đã tác dụng lực lên các vật. Vậy, giữa năng lượng và lực tác dụng lên các vật có liên hệ với nhau như thế nào? TL: Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
  3. 1. Các dạng năng lượng. a. Tìm hiểu một số dạng năng lượng.
  4. Một số dạng năng lượng: - Động năng: là năng lượng mà một vật có do chuyển động. - Thế năng hấp dẫn: là năng lượng vật có được khi ở trên cao so với mặt đất. - Thế năng đàn hồi: là năng lượng mà những vật như lò xo, dây cao su, có được khi bị biến dạng. - Quang năng: Mặt Trời, bóng đèn, ngọn lửa, phát ra ánh sáng. Ánh sáng mang năng lượng và được gọi là quang năng. - Nhiệt năng: cốc nước nóng, hòn than đang cháy, có năng lượng dưới dạng nhiệt năng. - Điện năng: Các nhà máy nhiệt điện, điện gió, thủy điện, sản xuất ra điện năng và được truyền tải qua đường dây tải điện đến nơi tiêu thụ. - Hóa năng: là năng lượng có được do quá trình biến đổi hóa học tạo ra.
  5. Quan sát các bức ảnh ghi lại các hoạt động trong đời sống hằng ngày, theo em hoạt động nào cần có năng lượng? 1. Chạy bộ 2. Chơi cầu trượt 3. Bóng điện sáng 4. Ấm nước đang sôi 5. Điện mặt trời 6. Nước chảy
  6. Động năng Thế năng Nhiệt năng hấp dẫn NĂNG LƯỢNG Năng lượng ánh sáng Điện năng
  7. ?1. Hãy nêu các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của em có sử dụng các dạng năng lượng như động năng, quang năng, nhiệt năng, điện năng, hóa năng. TL: - Động năng: các phương tiện giao thông chạy trên đường, con chim đang bay, - Quang năng: Ngọn lửa phát ra ánh sáng, mắt trời phát ra ánh sáng, bóng đèn, - Nhiệt năng: bàn là ủi quần áo, nấu cơm bằng nồi cơm điện, - Điện năng: trạm phát điện gió, nhà máy thủy điện, - Hóa năng: năng lượng trong cục pin, xăng dầu,
  8. ĐỌC THÊM Năng lượng mặt trời: Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng vô tận cho Trái Đất. Hiện nay năng lượng mặt trời được con người khai thác và sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như sản xuất điện, sấy khô các sản phẩm nông nghiệp, cung cấp năng lượng hoạt động cho hệ thống sưởi ấm, làm mát, thông gió cho các tòa nhà Năng lượng hạt nhân: là năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thông qua các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát. Năng lượng hạt nhân được dung để nung nóng nước tạo ra hơi nước và sau đó được chuyển thành cơ năng để phát hiện hoặc tạo lực đẩy
  9. Kể tên dạng năng lượng có liên quan đến hoạt động được mô tả trong hình sau: TL: Dạng năng lượng của thước khi nó bị biến dạng đàn hồi là thế năng đàn hồi
  10. b. Phân loại năng lượng theo tiêu chí: THẢO LUẬN NHÓM 1. Em hãy nêu một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là liên tục, được coi là vô hạn và một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn. 2. Theo em, những dạng năng lượng nào trong quá trình khai thác - sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường? Nêu một số ví dụ.
  11. 1.Em hãy nêu một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là liên tục, được coi là vô hạn và một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn. TL. - Một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn như: than đá, dầu mỏ, - Một số dạng năng lượng mà nguốn sản sinh ra nó được coi là vô hạn như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió,
  12. 2. Theo em, những dạng năng lượng nào trong quá trình khai thác - sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường? Nêu một số ví dụ. TL. Những dạng năng lượng mà trong quá trình khai thác - sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường là dạng năng lượng được sinh ra từ nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ, Ví dụ: Khai thác than đá, dầu mỏ tạo ra lượng lớn khói, bụi làm ô nhiễm không khí, gây ô nhiêm nguồn nước, làm phá huỷ hệ sinh thái và đa dạng sinh vật, Ví dụ như: Sự cố tràn dầu khi vận chuyển trên biển, ô nhiễm từ nhà máy nhiệt điện than, khí tự nhiên gây ra hiệu ứng nhà kính do lượng cacbon đioxide sinh ra đã thải vào khí quyển.
  13. Nêu các cách phân loại năng lượng? Theo những cách đó năng lượng được chia thành những loại nào?
  14. b. Phân loại năng lượng theo tiêu chí: - Theo nguồn tạo ra năng lượng, được phân loại thành các dạng: cơ năng (động năng, thế năng), nhiệt năng, điện năng, quang năng, hóa năng, năng lượng hạt nhân, - Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng: + Năng lượng chuyển hóa toàn phần: là dạng năng lượng được sinh ra từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên. + Năng lượng tái tạo: là dạng năng lượng như ánh sáng mặt trời, gió, thủy triều, hạt nhân, - Theo mức độ ô nhiễm môi trường: + Năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều. + Năng lượng gây ô nhiễm môi trường: năng lượng hóa thạch.
  15. Thông thường trong khoa học người ta phân loại theo nguồn gốc của năng lượng thì ta có các dạng năng lượng là: Cơ – nhiệt – điện - quang - hóa năng. Trong đời sống ta luôn thấy sự biến đổi và chuyển hóa giữa các dạng năng lượng này. Ví dụ: Dòng điên chạy qua ấm nước làm ấm và nước nóng lên: Điện năng → Nhiệt năng Cơ năng Hóa năng Nhiệt năng NĂNG LƯỢNG Quan năng Điện năng
  16. 2. Đặc trưng của năng lượng • Tìm hiểu đặc trưng của năng lượng: Mọi vật đều cần năng lượng để hoạt động. Sự hoạt động (thay đổi chuyển động hoặc biến dạng của vật) có được là do có tác dụng lực giữa các vật. => Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
  17. ?4. Quan sát thí nghiệm trong hình 41.2, sau khi buông vật 1, nó chuyển động xuống phía dưới và va chạm với vật 2, đẩy vật 2 chuyển động. Hãy cho biết năng lượng ban đầu của vật 1 trong trường hợp nào lớn hơn? Vì sao? Lực do vật 1 tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong trường hợp nào lớn hơn? a/ b/ TL: Năng lượng ban đầu của vật 1 trong trường hợp a lớn hơn vì ở trường hợp a, vật 1 ở trên cao hơn. Lực do vật 1 tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong trường hợp a lớn hơn.
  18. ?5. Năng lượng gió có thể làm cây bị cong hoặc gãy. Năng lượng gió càng lớn thì tác dụng lực lên cây càng lớn. Từ thảo luận 4 và minh họa hình 41.3, em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa năng lượng của vật và khả năng tác dụng lực của nó? TL: Mối liên hệ giữa năng lượng của vật và khả năng tác dụng lực của nó là: Năng lượng của vật càng lớn thì nó có khả năng gây ra tác dụng lực càng lớn lên các vật khác. →Năng lượng của vật đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
  19. Trong hình 41.1c, khi lò xo bị nén nhiều hơn thì năng lượng của nó sẽ tăng hay giảm? Lực lò xo tác dụng lên tay sẽ thay đổi như thế nào? TL: Khi lò xo bị nén nhiều hơn thì năng lượng của nó sẽ tăng. Lực lò xo tác dụng lên tay thay đổi đó là khi càng nén nhiều thì lực tác dụng càng mạnh.
  20. 2. Đặc trưng của năng lượng Năng lượng của vật càng lớn thì nó có khả năng gây ra tác dụng lực càng lớn lên các vật khác. →Năng lượng của vật đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
  21. 3. Nhiên liệu và năng lượng tái tạo a. Tìm hiểu về nhiên liệu. - Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng. Nhiệt Nhiên liệu Đốt cháy Ánh sáng
  22. Một số nhiên liệu trong cuộc sống Than gầy Than bùn Gỗ Xăng Gas Cồn Dầu hỏa Dầu mazut
  23. ?6. Ở bài 12, các em đã biết một số nhiên liệu và tính chất của chúng. Vậy khi bị đốt cháy, nhiên liệu giải phóng năng lượng dưới dạng nào? Biểu hiện nào thể hiện các dạng năng lượng đó? TL - Khi bị đốt cháy, nhiên liệu giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt năng và quang năng. - Biểu hiện để nhận ra các dạng năng lượng đó là có nhiệt độ cao và ánh sáng từ ngọn lửa phát ra.
  24. Em hãy cho biết những ứng dụng trong đời sống khi đốt cháy nhiên liệu. - Cắt kim loại bằng - Nung gốm sứ - Đốt cháy than, khí cháy axetylen bằng than, củi, gas củi, khí tự nhiên để đun nấu, sưởi ấm
  25. 3. Nhiên liệu và năng lượng tái tạo b. Tìm hiểu về năng lượng tái tạo.
  26. ?7. Các nhà máy điện ở hình 41.4 sử dụng năng lượng gì? Nguồn cung cấp những năng lượng đó có đặc điểm gì chung? Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng nào?
  27. ?7. Các nhà máy điện ở hình 41.4 sử dụng năng lượng gì? Nguồn cung cấp những năng lượng đó có đặc điểm gì chung? Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng nào? TL. Các nhà máy điện ở trong hình sử dụng: Năng lượng từ mặt trời (hình a), năng lượng từ gió (hình b), năng lượng từ nước (hình c). - Đặc điểm chung của những nguồn năng lượng đó là đều là nguồn năng lượng tái tạo. - Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng vô hạn.
  28. b. Tìm hiểu về năng lượng tái tạo. - Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn như Mặt Trời, gió, thủy triều, sóng, * Năng lượng tái tạo được sử dụng thay thế các nguồn nhiên liệu truyền thống trong các lĩnh vực như: phát điện, đun nước nóng, nhiên liệu động cơ và hệ thống điện độc lập nông thôn.
  29. Kể tên một số dạng năng lượng tái tạo mà em biết. - Một số năng lượng tái tạo: năng lượng Mặt Trời, năng lượng thủy triều, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng nước Trạm điện thủy triều Sihwa Tấm pin năng lượng mặt trời Lake, Hàn Quốc
  30. - Một số năng lượng tái tạo: năng lượng Mặt Trời, năng lượng thủy triều, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng nước Máy phát điện gió tại Gỗ là nguồn sinh Nhà máy thủy điện Ninh Thuận khối điển hình Lai Châu
  31. Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào? TL. Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng cơ năng: động năng và thế năng hấp dẫn vì nó chuyển động và ở trên cao so với mặt đất.
  32. Bài tập 1 (Trang 182). Lấy ví dụ chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. TL. Năng lượng gió càng lớn thì khả năng tác dụng lực lên mọi vật càng lớn. Khi gió nhẹ thì cây chỉ lay chuyển nhẹ, nhưng khi có bão lớn thì cây có thể bị quật đổ.
  33. Bài tập 2 (Trang 182). Hãy nêu một số nhiên liệu thường dùng và sự ảnh hưởng của việc sử dụng các nhiên liệu đó đối với môi trường. TL. - Khí thiên nhiên dùng làm nhiên liệu trong công nghiệp (lò gạch, lò gốm, ) khi đốt thải ra rất nhiều khí cacbon dioxit gây hiệu ứng nhà kính. - Dầu mỏ được vận chuyển bằng đường biển gây ra sự cố tràn dầu ảnh hưởng đến môi trường biển.
  34. Bài tập 3 (Trang 182). Hãy chọn tên dạng năng lượng ở cột A phù hợp với tất cả các nguồn cung cấp ở cột B. A: Dạng năng lượng B: Nguồn cung cấp 1. Cơ năng a) Đèn LED, Mặt Trăng, Mặt Trời 2. Nhiệt năng b) Gas, pin, thực phẩm 3. Điện năng c) Quả bóng đang lăn, lò xo dãn, tàu lượn trên cao 4. Quang năng d) Lò sưởi, Mặt Trời, bếp gas 5. Hóa năng e) Pin mặt trời, máy phát điện, tia sét
  35. Bài tập 4 (Trang 182). Hoàn thành các thông tin bằng cách đánh dấu vào cột phù hợp theo mẫu bảng sau: Chuyển hóa Ô nhiễm Loại năng lượng Tái tạo Sạch toàn phần môi trường Năng lượng dầu mỏ X X Năng lượng mặt trời X X Năng lượng hạt nhân X X Năng lượng than đá X X