Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 8 - Bài 27: Nguyên sinh vật

docx 9 trang thanhhuong 07/10/2022 13222
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 8 - Bài 27: Nguyên sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.docx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 8 - Bài 27: Nguyên sinh vật

  1. Bài 27: NGUYÊN SINH VẬT Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 5 tiết I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Nêu được “Thế nào là nguyên sinh vật”? - Dựa vào hình thái nhận biết được một số đại diện của nguyên sinh vật trong tự nhiên như: Trùng gioi, trùng giày, tảo lục đơn bào, tảo silic - Nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật. - Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra. Trình bày được các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra. 2. Về năng lực: 2.1. Năng lực khoa học tự nhiên: - Quan sát hình ảnh một số nguyên sinh vật rút ra được hình dạng, đặc điểm cấu tạo và khái niệm về nguyên sinh vật. - Vẽ đẹp và chú thích đúng cấu tạo của trùng giầy, tảo lục đơn bào - Làm bài thuyết trình powerpoint, sơ đồ cây, sơ đồ tư duy, bảng biểu về nguyên nhân, biểu hiện, con đường lây truyền và biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh kiết lị. - Vẽ được sơ đồ thể hiện con đường truyền bệnh kiết lị, bệnh sốt rét. - Viết một bài tuyên truyền bạn bè và người thân trong gia đình về lợi ích của việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong việc phòng chống bệnh kiết lị. 2.2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin SGK, tài liệu tham khảo, Internet về nguyên nhân, con đường lây truyền và một số biện pháp phòng chống bệnh sốt rét, bệnh kiết lị thông qua hoạt động tìm hiểu về bệnh do nguyên sinh vật gây ra. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, thuyết trình, phản biện thông qua hoạt động tìn hiểu về hình dạng và đặc điểm cấu tạo, bệnh do nguyên sinh vật gây ra . 3. Về phẩm chất. - Chăm học, chịu khó nghiên cứu thông tin trong sgk, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo và các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra. - Biết cách bảo vệ bản thân, tuyên truyền và vận động người thân chủ động phòng tránh bệnh sốt rét, bệnh kiết lị - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm. II. Thiêt bị dạy học và học liệu: - Giáo viên: Máy chiếu, phiếu học tập 1. Video về hình ảnh nguyên sinh vật trong một giọt nước. Hình ảnh thông tin một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra như: amip ăn não, trùng bệnh ngủ, cầu trùng Hình ảnh một số nguyên sinh vật có lợi như: Trùng lỗ, tảo đơn bào, trùng roi sống kí sinh trong ruột mối - Học sinh: Bài tập về nhà
  2. Mỗi nhóm làm bài tìm hiểu: * Nội dung : + Nhóm 1, 2, 3 tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện, con đường lây truyền và biện pháp phòng chống bệnh sốt rét. + Nhóm 4, 5, 6 tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện, con đường lây truyền và biện pháp phòng chống bệnh kiết lị. * Hình thức: Trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, sơ đồ cây, bảng vào giấy A0 hoặc bài powerpoint. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: - Kiểm tra kiến thức bài cũ. - Tạo tâm thế bước vào bài mới. b) Nội dung Em đã vẽ cơ thể đơn bào nào khi quan sát một giọt nước ao hồ ở Bài 21? Sinh vật đó có đặc điểm gì? c) Sản phẩm: HS nêu được: - Cơ thể đơn bào HS đã vẽ như: Sinh vật số 1, 2, 4 - Đặc điểm: Cơ thể gồm 1 tế bào. d) Tổ chức thực hiện: - GV: Chiếu video, hình ảnh một giọt nước ao, hồ qua kính hiển vi điện tử. - Hỏi: Em đã vẽ cơ thể đơn bào nào khi quan sát một giọt nước ao hồ ở Bài 21? Sinh vật đó có đặc điểm gì? - HS: Quan sát và trả lời. - GV: Nhận xét, chốt kiến thức. - GV nêu vấn đề: Những sinh vật đơn bào mà các em quan sát và vẽ lại đó được gọi là nguyên sinh vật. Vậy thế nào là “Nguyên sinh vật”? Chúng có đặc điểm gì? Vai trò gì trong tự nhiên và cuộc sống? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức 2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu “Thế nào là nguyên sinh vật?”, hình dạng và nơi sống của nguyên sinh vật. a) Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm “Nguyên sinh vật” . - Nêu môi trường sống và hình dạng của nguyên sinh vật, cho ví dụ. - Dựa vào hình thái nhận biết một số loại nguyên sinh vật như :trùng giày, trùng biến hình b) Nội dung - Quan sát hình 27.1 kết hợp với thông tin đã được học và tìm hiểu. Thảo luận nhóm hoàn thành thông tin phiếu học tập số 1. - Thế nào là nguyên sinh vật? Nguyên sinh vật phân bố ở đâu, cho ví dụ. - Nguyên sinh vật có hình dạng như thế nào? Cho ví dụ.
  3. - Tại sao lại gọi là trùng giày, trùng biến hình? - Dựa trên hình dạng của các nguyên sinh vật trong hình 27.1, Thảo luận nhóm đôi chú thích tên cho các nguyên sinh vật quan sát trong giọt nước ao hồ. c) Sản phẩm - Học sinh quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm hoàn thành thông tin và trình bày được nội dung phiếu học tập số 1. - Học sinh nêu được: + Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực. + Nơi sống: ở nước (Trùng roi xanh, trùng giày, tảo lục đơn bào ), kí sinh (trùng kiết lị, trùng sốt rét ), đất: Tảo (cộng sinh với nấm). + Hình dạng: hình cầu (tảo lục, trùn kiết lị ), hình giày (trùng giày), hình thoi (trùng roi, tảo silic ), hình dạng không ổn định (Trùng biến hình). + Trùng giày: vì hình dạng giống chiếc giày, trùng biến hình vì không có hình dạng nhất định. + HS: Đặt tên cho các sinh vật quan sát được trong giọt nước như: 1.Trùng roi, 2. Tảo đơn bào, 4. Trùng giày. d) Tổ chức thực hiện: - GV chiếu hình ảnh một số nguyên sinh vật và nội dung phiếu học tập số 1. Yêu cầu: + Quan sát các nguyên sinh vật và môi trường sống của chúng. + Đọc nội dung phiếu học tập số 1. + Thảo luận nhóm, thống nhất trong thời gian 3 phút hoàn thành thông tin phiếu học tập số 1. - HS: Thực hiện yêu cầu của GV: + Quan sát các nguyên sinh vật và môi trường sống của chúng. + Đọc nội dung phiếu học tập số 1. + Thảo luận nhóm, thống nhất hoàn thành thông tin phiếu học tập số 1. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - GV: Nhận xét, chiếu đáp án. - Hỏi: Thế nào là nguyên sinh vật? Nguyên sinh vật phân bố ở đâu, cho ví dụ. - Hỏi: Nguyên sinh vật có hình dạng như thế nào? Cho ví dụ. - Hỏi: Tại sao lại gọi là trùng giày, trùng biến hình? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, chốt kiến thức. - HS: Ghi bài. - GV: Chiếu lại hình ảnh các sinh vật đã được đánh số trong một giọt nước quan sát ở Bài 21. - GV yêu cầu: Thảo luận nhóm đôi chú thích tên cho các nguyên sinh vật trong thời gian 2 phút. - HS: Thảo luận nhóm đôi, thống nhất chú thích tên cho các nguyên sinh vật. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - GV: Nhận xét, chiếu đáp án.
  4. - GV mở rộng : Như vậy, nguyên sinh có 40.000 loài, chúng không chỉ đa dạng về số lượng loài mà có môi trường sống, lối sống đa dạng như: Tự do: ở nước, ở cạn; Kí sinh: Trên cơ thể người và động vật ngoài da chúng còn đa dạng cả về hình dạng và cấu tạo. 2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về cấu tạo của nguyên sinh vật. a) Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật . - Phân biệt được cơ thể đơn bào với cơ thể đa bào. b) Nội dung - Cá nhân điền chú thích cấu tạo của trùng giày, tảo lục đơn bào theo hình 27.2 – SGK/120. - Thảo luận nhóm chú thích cấu tạo của trùng giày, tảo lục đơn bào. - Nêu đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật? Phân biệt cơ thể đơn bào với cơ thể đa bào. - Quan sát cấu tạo của một số nguyên sinh vật. Hãy cho biết những nguyên sinh vật nào có khả năng quang hợp? Tại sao. c) Sản phẩm - Cá nhân HS điền chính xác chú thích cấu tạo của trùng giày, tảo lục đơn bào theo hình 27.2 – SGK/120. - Học sinh thảo luận nhóm, chú thích chính xác cấu tạo của trùng giày và tảo lục đơn bào: 1. Màng tế bào; 2. Chất tế bào; 3. Nhân; 4. Diệp lục - HS nêu được: + Cơ thể gồm một tế bào nhưng đảm nhiệm được đầy đủ chức năng của một cơ thể sống. + Cơ thể đơn bào là cơ thể gồm 1 tế bào, cơ thể đa bào là cơ thể gồm nhiều tế bào. + Các nguyên sinh vật có khả năng quang hợp như: Trùng roi xanh, tảo lục đơn bào, tảo silic d) Tổ chức thực hiện: - GV: Chiếu nhiệm vụ yêu cầu Cá nhân điền chú thích cấu tạo của trùng giày, tảo lục đơn bào theo hình 27.2 – SGK/120 trong thời gian 2 phút. - HS: Điền chú thích cấu tạo của trùng giày, tảo lục đơn bào theo hình 27.2 – SGK/120. - GV: Chiếu nội dung nhiệm vụ nhóm và yêu cầu: Thảo luận, thống nhất điền chú thích cấu tạo trùng giày và tảo lục đơn bào trong thời gian 3 phút. - HS: Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận, thống nhất điền chú thích cấu tạo trùng giày và tảo lục đơn bào. Đại diện nhóm nhanh nhất lên bảng trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - GV: Nhận xét, chiếu đáp án. - Hỏi: Nêu đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật? Phân biệt cơ thể đơn bào với cơ thể đa bào. - HS: Trả lời.
  5. - GV: Nhận xét, chốt kiến thức. - HS: Ghi bài. - GV: Chiếu lại hình ảnh cấu tạo của trùng giày, tảo lục đơn bào, trùng roi xanh. - Hỏi: Quan sát cấu tạo của một số nguyên sinh vật. Hãy cho biết những nguyên sinh vật nào có khả năng quang hợp? Tại sao. - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, chốt kiến thức. - HS: Ghi bài. - GV mở rộng: Cấu tạo trùng roi xanh, trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng kiết lị. Đặc điểm cấu tạo của chúng thích nghi với lối sống. Hoạt động 2.3:Tìm hiểu về bệnh do nguyên sinh vật gây ra. a) Mục tiêu: - Kể tên được một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra. - Trình bày được nguyên nhân, biểu hiện, con đường lây truyền và biện pháp phòng chống bệnh sốt rét, bệnh kiết lị do. b) Nội dung: - Mỗi nhóm làm bài tìm hiểu với: * Nội dung : + Nhóm 1, 2, 3 tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện, con đường lây truyền và biện pháp phòng chống bệnh sốt rét. + Nhóm 4, 5, 6 tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện, con đường lây truyền và biện pháp phòng chống bệnh kiết lị. * Hình thức: Trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, sơ đồ cây, bảng vào giấy A0 hoặc bài powerpoint. - Kể tên và nêu các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra? c) Sản phẩm - Bài tìm hiểu của các nhóm. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm và nhận xét bài làm của nhóm bạn. - HS nêu đươc: + Nguyên sinh vật là nguyên nhân gây ra một số bệnh như: Bệnh sốt rét, bệnh kiết lị ở người + Một số biện pháp phòng tránh: 1. Tiêu diệt côn trùng trung gian gây bệnh: muỗi, bọ gậy, 2. Vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi; rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; bảo quản thức ăn đúng cách 3. Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. d) Tổ chức thực hiện: - GV: Chiếu nhiệm vụ của các nhóm và yêu cầu: + Đọc nhiệm vụ. + Cán sự bộ môn báo cáo tình hình chuẩn bị của các nhóm.
  6. + Đại diện nhóm có bài làm tốt nhất lên bảng trình bày bài làm của nhóm trong thời gian 5 phút. + Các nhóm còn lại nhận xét bài làm của nhóm bạn bằng cách đưa ra một lời khuyên, một góp ý và một chia sẻ. - HS: Thực hiện yêu cầu của GV + Đọc nhiệm vụ. + Cán sự bộ môn báo cáo tình hình chuẩn bị của các nhóm. + Đại diện nhóm có bài làm tốt nhất lên bảng trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét bài làm của nhóm bạn bằng cách đưa ra một lời khuyên, một góp ý và một chia sẻ. - GV: Nhận xét, cho điểm. - Hỏi: Kể tên và nêu các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, chốt kiến thức. - HS: Ghi bài. - GV mở rộng: + Một số bệnh khác do nguyên sinh vật gây ra như: amip ăn não, trùng bệnh ngủ, cầu trùng + Giới thiệu một số nguyên sinh vật có lợi như: Trùng lỗ, tảo đơn bào, trùng roi sống kí sinh trong ruột mối 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - Xác định được hình dạng, cấu tạo, lối sống của nguyên sinh vật. - Vẽ sơ đồ thể hiện con đường truyền bệnh kiết lị, bệnh sốt rét và biện pháp phòng chống. b) Nội dung: Bài tập 1: Hoàn thành nội dung của bảng sau bằng cách điền kí hiệu và các cụm từ gợi ý sao cho phù hợp Tên nguyên Cấu tạo từ Hình dạng Nơi sống sinh vật 1 tế bào Nhiều tế bào Trùng giày Trùng roi xanh Trùng kiết lị Trùng biến hình Tảo lục đơn bào Kí hiệu hay - Hình thoi X X - Nước cụm từ lựa - Hình giày - Kí sinh chọn - Không có hình dạng nhất định.
  7. - Hình cầu Bài tập 2: Vẽ sơ đồ thể hiện con đường truyền bệnh kiết lị, bệnh sốt rét và biện pháp phòng chống. c) Sản phẩm Hoàn thành bài tập và trình bày: Bài tập 1: Hoàn thành nội dung của bảng sau bằng cách điền các từ gợi ý sao cho phù hợp Tên nguyên Cấu tạo từ Hình dạng Lối sống sinh vật 1 tế bào Nhiều tế bào Trùng giày Hình giày X Tự do Trùng roi Hình thoi Tự do X xanh Trùng kiết lị Không có hình Kí sinh dạng nhất X định. Trùng biến Không có hình Tự do hình dạng nhất X định. Tảo lục đơn Hình cầu Tự do X bào Kí hiệu hay - Hình thoi - Tự do cụm từ lựa - Hình giày - Kí sinh chọn - Không có X X hình dạng nhất định. Hình cầu Bài tập 2: - Bệnh kiết lị: + Sơ đồ truyền bệnh Bào xác trùng kiết lị ở người bệnh theo phân ra ngoài Bám vào cơ thể ruồi nhặng, rau sống vào ruột người Chui ra khỏi bào xác Bám vào thành ruột người khỏe mạnh gây bệnh. + Biện pháp: Vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân - Bệnh sốt rét: + Sơ đồ con đường truyền bệnh sốt rét: Muỗi bị nhiễm bệnh đốt người Người bị nhiễm virut sốt rét Trùng sốt rét nhân lên trong gan người Lây nhiễm sang các hồng cầu Muỗi bị nhiễm bệnh đốt người Muỗi truyền bệnh sốt rét cho người khỏe mạnh. + Biện pháp: Tiêu diệt côn trùng trung gian truyền bệnh: muỗi, bọ gậy; Vệ sinh môi trường sạch sẽ, đi ngủ mắc màn
  8. d) Tổ chức thực hiện: - GV: Phát phiếu bài tập và yêu cầu: + Cá nhân hoàn thành bài 1 trong thời gian 3 phút. + Trao đổi bài với bạn bên cạnh về bài làm của mình trong thời gian 3 phút. - HS: Nhận bài tập và thục hiện yêu cầu của GV: + Cá nhân hoàn thành bài. + Trao đổi bài với bạn bên cạnh về bài làm của mình. - GV: Chiếu đáp án. - HS: Chữa bài cho bạn. - GV: Chiếu bài tập 2 và yêu cầu: + Đọc đề bài. + Phân nhiệm vụ: * Nhóm 1, 2, 3: Vẽ sơ đồ thể hiện con đường truyền bệnh sốt rét và biện pháp phòng chống. * Nhóm 4, 5, 6: Vẽ sơ đồ thể hiện con đường truyền bệnh kiết lị và biện pháp phòng chống. + Thảo luận nhóm, thống nhất và hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian 5 phút. - HS: Thực hiện yêu cầu của GV + Đọc đề bài. + Phân nhiệm vụ: + Thảo luận nhóm, thống nhất và làm bài tập 2 theo nhiệm vụ của nhóm đã được phân công. Đại diện nhóm nhanh nhất trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chiếu đáp án. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Vẽ cấu tạo một loại nguyên sinh vật (Trùng giầy, tảo lục đơn bào ). - Tuyên truyền vận động người thân thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá nhân để phòng chống bệnh kiết lị. b) Nội dung: - Vẽ và điền chú thích cấu tạo một loại nguyên sinh vật mà em đã được học. - Khi thực hiện vệ sinh an toàn thức phẩm như: ăn chín, uống sôi, rửa các rau, quả trước khi ăn, bảo quản thực phẩm đúng cách hay rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh sẽ góp phần phòng trống bệnh kiết lị. Em hãy viết một bài tuyên truyền bạn bè và người thân trong gia đình về lợi ích của việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá nhân. c) Sản phẩm - Vẽ đẹp và điền đúng chú thích cấu tạo một loại nguyên sinh vật vào vở bài tập (hoặc sổ nhật kí). - Viết và trình bày bài tuyên truyền trước bạn bè và người thân trong gia đình về lợi ích của việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá nhân. d) Tổ chức thực hiện:
  9. - GV yêu cầu: Cá nhân HS vẽ và điền chú thích cấu tạo một nguyên sinh vật vào vở bài tập hoặc nhận kí học tập bộ môn trong thời gian 10 phút. - HS: Vẽ và điền chú thích cấu tạo nguyên sinh vật. - GV: Chấm vở một vài HS có bài làm nhanh nhất và nhận xét. - GV: Chiếu nhiệm vụ và yêu cầu: + HS đọc nhiệm vụ. + Cá nhân viết bài tuyên truyền trong thời gian 10 phút. + Trình bày bài làm trước nhóm. - HS: Thực hiện yêu cầu của GV + Đọc nhiệm vụ. + Cá nhân viết bài tuyên truyền. + Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm trình bày bài làm của mình, các thành viên trong nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - GV: Yêu cầu đại diện 1, 2 nhóm trình bày bài làm. - HS: Đại diện nhóm trình bày bài làm của nhóm mình. - GV: Nhận xét, cho điểm. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn thiện bài viết và nộp lại cho GV vào tiết sau.