Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 8 - Bài 28: Nấm

docx 7 trang thanhhuong 07/10/2022 9881
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 8 - Bài 28: Nấm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.docx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 8 - Bài 28: Nấm

  1. 1 BÀI 28: NẤM Môn học: Khoa học tự nhiên 6 Thời gian thực hiện: tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Đặc điểm hình thái và sự đa dạng của nấm. - Vai trò của nấm. - Kĩ thuật trồng nấm. 2. Năng lực 2.1. Năng lực khoa học tự nhiên - Quan sát và vẽ được một số đại diện nấm. - Nêu được sự đa dạng của nấm. Phân biệt được nấm đơn bào, nấm đa bào; nấm đảm, nấm túi; nấm ăn được, nấm độc. - Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và thực tiễn. Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. Trình bày được biện pháp phòng chống bệnh do nấm. - Giải thích được một số khâu trong kĩ thuật trồng nấm. 2.2. Năng lực chung - Năng lực tự học và tự chủ: + Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công công việc cho các thành viên trong nhóm. + Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: + Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. + Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ, tiến hành thí nghiệm. + Biết cách ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác. + Thảo luận và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ chung. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được phân công. Thích tìm hiểu, thu thập tư liệu để mở rộng hiểu biết về các vấn đề trong bài học. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào học tập và đời sống hàng ngày. - Trung thực: Báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện. - Trách nhiệm: Có ý thức và hoàn thành công việc được phân công. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Sách giáo khoa. - Tranh, hình ảnh một số loại nấm. - Mẫu vật thật: một số loại nấm phổ biến (nấm đùi gà, nấm hương, nấm sò, nấm mộc nhĩ, ) - Kính lúp, khẩu trang cá nhân, găng tay, kim mũi nhọn, panh, kính đồng hồ.
  2. 2 - Phiếu học tập. - Bài giảng powerpoint. - Giao nhiệm vụ cho HS từ tiết trước. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc bài trước ở nhà. Tự tìm hiểu về các tài liệu trên internet có liên quan đến nội dung của bài học. - Vở ghi chép, SGK. - Thực hiện yêu cầu: Chia lớp thành 4 nhóm: + Nhóm 1: Mang mẫu vật thật + chuẩn bị tranh ảnh về các loại nấm, chú thích tên và thông tin ngắn, dán vào giấy A0. + Nhóm 2: Mang mẫu vật thật + chuẩn bị tranh ảnh về nấm đảm và nấm túi, chú thích tên và thông tin ngắn, dán vào giấy A0. + Nhóm 3: Mang mẫu vật thật + chuẩn bị tranh ảnh về nấm đơn bào và nấm đa bào, chú thích tên và thông tin ngắn, dán vào giấy A0. + Nhóm 4: Mang mẫu vật thật + chuẩn bị tranh ảnh về nấm độc và nấm ăn được, chú thích tên và thông tin ngắn, dán vào giấy A0. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu a) Mục tiêu: Khảo sát về sự hiểu biết của HS về nấm qua bảng KWL. b) Nội dung: Bảng KWL về nấm c) Sản phẩm: - Nhận thức ban đầu của HS về nấm thông qua bảng KWL. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV phát phiếu KWL Hướng dẫn HS điền thông tin hiểu biết về nấm trong cột K; Mong muốn tìm hiểu nấm trong cột W. Cột L bỏ trống, điền sau khi học xong về nấm. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trong thời gian 2 phút.
  3. 3 - Báo cáo kết quả: GV gọi nhanh một số HS trình bày câu trả lời, yêu cầu không lặp lại. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá. - Đánh giá, tổng kết: GV nhận xét và ghi nhanh thông tin lên bảng. GV đặt vấn đề: Trong tự nhiên, có nhiều loại nấm ăn được có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng có nhiều loại nấm độc, gây bệnh, làm hỏng thực phẩm. Vậy các loại nấm đó có đặc điểm gì khác nhau? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 2.1. Hoạt động tìm hiểu: Đặc điểm của nấm a) Mục tiêu: Giúp học sinh: Quan sát và vẽ được một số đại diện nấm. b) Nội dung: Thực hành quan sát một số loại nấm: nấm mốc, nấm sò, nấm mộc nhĩ, c) Sản phẩm: - Tên và một số hình vẽ trong vở thực hành của HS về một số loại nấm. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS quan sát một số loại nấm: Chia lớp thành nhóm nhỏ 4 HS/ 1 nhóm. Thực hành cá nhân: 7 phút Bước 1: Đeo găng tay, khẩu trang cá nhân. Bước 2: Quan sát bằng mắt thường: viết tên, mô tả hình dáng, màu sắc và vẽ lại vào vở. Bước 3: Quan sát nấm mốc bằng kính lúp: + Dùng kim mũi nhọn lấy 1 phần nấm mốc ra đĩa đồng hồ. + Dàn mỏng nấm mốc, dùng kính lúp cầm tay quan sát sợi nấm. Bước 4: Vẽ sợi nấm mốc mà em quan sát được. Sau 7 phút, HS trong nhóm tiến hành trao đổi, thảo luận và chia sẻ kết quả thực hành. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện chia nhóm , quan sát và hoàn thành yêu cầu vào vở. - Báo cáo kết quả: GV sử dụng máy chiếu đa vật thể chiếu kết quả thực hành của một số HS. Các HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá. - Đánh giá, tổng kết: GV đánh giá và nhận xét: + quá trình thực hành của các nhóm. + kết quả thực hành thể hiện qua hình vẽ trong vở thực hành. 2.2. Hoạt động tìm hiểu: Sự đa dạng của nấm a) Mục tiêu: - Nêu được sự đa dạng của nấm. - Phân biệt được: nấm đơn bào, nấm đa bào; nấm đảm, nấm túi; nấm ăn được và nấm độc. b) Nội dung:
  4. 4 Quan sát hình 28.1 và 28.2/ SGK trang 125-136 và tranh ảnh đã chuẩn bị trả lời các câu hỏi: Câu 1: Hãy nhận xét về hình dạng của nấm. Câu 2: Em hãy phân biệt nấm túi và nấm đảm. Các loại nấm em quan sát ở hoạt động thực hành thuốc nhóm nấm đảm hay nấm túi? Câu 3: Kể tên một số loại nấm ăn được mà em biết. Câu 4: Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa cấu tạo cơ thể nấm độc và các loại nấm khác. Câu 5: Đặc điểm của nấm men có gì khác với các loại nấm khác. Từ đó hãy phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào. c) Sản phẩm: - Bài trình bày và câu trả lời của cá nhân HS. + Hình dạng đa dạng: hình cầu, hình sợi, + Nấm đảm: có mũ nấm, mặt dưới của mũ nấm có đảm bào tử là cơ quan sinh sản (nấm rơm, nấm sò, nấm mộc nhĩ, ) + Nấm túi: có túi bào tử chứa bào tử (nấm men, nấm mốc, ) + Một số loại nấm ăn được: nấm rơm, nấm mộc nhĩ, nấm đùi gà, nấm hương, + Nấm độc: màu sắc sặc sỡ; mọc hoang dại; có đầy đủ vòng cuống và bao gốc. + Nấm men cấu tạo từ 1 tế bào, mắt thường khó quan sát. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS: (Sử dụng kĩ thuật phòng tranh) + Treo tranh A0 tại vị trí ngồi của nhóm. + Trong thời gian 5 phút: Các nhóm di chuyển lần lượt theo chiều kim đồng hồ, nghiên cứu thông tin và hoàn thành PHT cá nhân. + Sau đó, trong thời gian 1 phút thành viên các nhóm quay trở lại vị trí, trao đổi, đối chiếu kết quả tìm hiểu được với các bạn trong nhóm. Câu 1: Hãy nhận xét về hình dạng của nấm. Câu 2: Em hãy phân biệt nấm túi và nấm đảm. Các loại nấm em quan sát ở hoạt động thực hành thuốc nhóm nấm đảm hay nấm túi? Câu 3: Kể tên một số loại nấm ăn được mà em biết. Câu 4: Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa cấu tạo cơ thể nấm độc và các loại nấm khác. Câu 5: Đặc điểm của nấm men có gì khác với các loại nấm khác. Từ đó hãy phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào. - Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân: HS lần lượt di chuyển vị trí và trả lời câu hỏi (5 phút). Nhóm: HS thảo luận, trao đổi kết quả hoạt động tìm hiểu. - Báo cáo: GV tổ chức báo cáo kết quả theo nhóm. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét, đánh giá. - Đánh giá: GV đánh giá nhận xét HS: + Quá trình chuẩn bị tư liệu. + Quá trình thực hiện tìm hiểu thông tin. + Quá trình báo cáo, phản biện giữa các nhóm. 2.3. Hoạt động tìm hiểu: Vai trò của nấm.
  5. 5 a) Mục tiêu: - Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và thực tiễn. - Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. - Trình bày được biện pháp phòng chống bệnh do nấm. b) Nội dung: Quan sát hình 28.4, 28.5, 28.6 và đọc thông tin trang 127, 128, 129/SGK, hãy vẽ sơ đồ tuy duy với chủ đề: Vai trò của nấm. c) Sản phẩm: - Sơ đồ tư duy thể hiện vai trò của nấm. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4HS/1 nhóm). Trong 7 phút: Quan sát hình 28.4, 28.5, 28.6 và đọc thông tin trang 127, 128, 129/SGK, hãy vẽ sơ đồ tư duy với chủ đề: Vai trò của nấm trên giấy A2. GV thông báo tiêu chí chấm SĐTD: GV gợi ý cho HS khi vẽ sơ đồ tư duy: + từ khóa trung tâm + các nhánh lớn, nhỏ. + màu sắc và chiều của nhánh. + chiều chữ viết. GV có thể phát phiếu SĐTD khung trống cho HS nếu HS lần đầu vẽ SĐTD. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ nhóm trên giấy A2. - Báo cáo: GĐ1: 4 phút. Sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút. - 02 nhóm gần nhau báo cáo chéo, mỗi nhóm được báo cáo trong 1 phút. - HS thảo luận, đánh giá nhóm bạn theo bảng tiêu chí (2 phút). GV quan sát nhanh và gọi 2 nhóm: 1 nhóm có kết quả đánh giá tốt, 1 nhóm kết quả chưa tốt báo cáo trước lớp. - Đánh giá: GV đánh giá nhận xét HS:
  6. 6 GV nhận xét và đánh giá quá trình hợp tác nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Lưu ý và chữa một số lỗi sai. Căn cứ theo tiêu chí chấm mẫu cho HS. Yêu cầu HS thảo luận và kết luận số điểm đánh giá cho nhóm bạn. GV ghi nhận điểm cho các nhóm. 2.4. Hoạt động tìm hiểu: Kĩ thuật trồng nấm a) Mục tiêu: - Giải thích được một số khâu trong kĩ thuật trồng nấm. b) Nội dung: Nghiên cứu thông tin SGK trang 129 -130, trả lời câu hỏi: Tại sao người ta không trồng nấm trên đất mà phải trồng trên rơm, rạ? Có ý kiến cho rằng: “Môi trường trồng nấm rơm tốt nhất là gần địa điểm có chăn nuôi gia sức, gia cầm”. Theo em ý kiến trên đúng hay sai? Giải thích. c) Sản phẩm: - Câu trả lời của HS. + Bởi vì môi trường sống của nấm rơm là rơm rạ + Ý kiến trên sai. Bởi vì nơi trồng nấm phải là nơi thoáng mát và sạch sẽ. Sạch sẽ ở đây có nghĩa là phải xa nơi gần chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm (heo, gà vịt, ). Những nơi này thường bẩn, không thích hợp với điều kiện sống của nấm rơm d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu: HS nghiên cứu thông tin SGK trang 129 -130, trả lời câu hỏi: Tại sao người ta không trồng nấm trên đất mà phải trồng trên rơm, rạ? Có ý kiến cho rằng: “Môi trường trồng nấm rơm tốt nhất là gần địa điểm có chăn nuôi gia sức, gia cầm”. Theo em ý kiến trên đúng hay sai? Giải thích. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân. HS trả lời câu hỏi - Báo cáo kết quả: GV gọi 1 HS bất kì trình bày câu trả lời. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá. - Đánh giá, tổng kết: GV đánh giá, nhận xét câu trả lời và ghi nhận điểm câu trả lời của HS dựa trên mức độ chính xác so với câu đáp án. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về phân loại sinh vật. Câu hỏi, bài tập GV giao cho học sinh thực hiện: Câu 1. Chất kháng sinh pênixilin được sản xuất từ A. nấm men. B. mốc trắng. C. mốc tương. D. mốc xanh. Câu 2. Loại nấm nào dưới đây không được xếp vào nhóm nấm đảm ? A. Nấm hương B. Nấm mộc nhĩ
  7. 7 C. Nấm rơm D. Nấm men Câu 3. Trong số các loại nấm sau, nấm nào là nấm độc? c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi do học sinh thực hiện. d) Tổ chức thực hiện: GV chiếu câu hỏi lên màn hình. 4. Hoạt động 4: Vận dụng: Làm bộ sưu tập nấm theo hướng dẫn trang 125/SGK. Em hãy làm bộ sưu tập nấm theo hướng dẫn sau: Bước 1: Quan sát và nhận dạng một số nấm, địa y qua tranh ảnh, sách giáo khoa. Bước 2: Sưu tầm tranh ảnh các loại nấm trong tự nhiên, các loại địa y mọc trên cây. Bước 3: Dán ảnh lên bìa cứng. Bước 4: Nêu vai trò của nấm. Bước 5: Cho mẫu vào hộp trong và trang trí theo chủ đề. Lưu ý: Ảnh nấm nên mô tả đầy đủ các bộ phận (chân nấm, cuống nấm, mũ nấm) và dán nhãn tránh nhầm lẫn các ảnh. Có thể vẽ các loại nấm để làm bộ sưu tập.