Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 1, Bài 29:Thực vật

ppt 22 trang Mẫn Nguyệt 21/07/2023 7851
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 1, Bài 29:Thực vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_tiet_1_bai_29thuc_vat.ppt

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 1, Bài 29:Thực vật

  1. BÀI 29. THỰC VẬT (TIẾT 1) KHTN 6
  2. KHỞI ĐỘNG 1 Xem video 2 Trả lời câu hỏi
  3. KHỞI ĐỘNG 1 Xem video 2 Trả lời câu hỏi Câu 1: Dự đoán: Chủ đề bài học hôm nay là gì? Câu 2: Trong 2 phút hãy kể tên các loài thực vật xuất hiện trong video? ▪ + 02 HS lên bảng viết/2 phút + Người thắng cuộc: Viết nhiều tên TV đúng
  4. KHỞI ĐỘNG ? Vậy: TV rất đa dạng (gần 1 triệu loài), nhưng chúng có những nhóm chính và đại diện nào trong tự nhiên? TV có cấu tạo và vai trò như thế nào?
  5. 1. ĐA DẠNG THỰC VẬT Đọc SGK; Quan sát hình 36.1.a,b,c,d. SGK trang 151,152 và trả lời câu hỏi ra PHT: Câu 1: Quan sát hình 36.1.a,b,c,d SGK trang 151,152, cho biết TV chia thành mấy nhóm? Hãy kể tên một số đại diện thuộc các nhóm TV trên? Câu 2. Hoàn thành bảng SGK trang 150, cho biết môi trường sống của các nhóm TV trong tự nhiên? Câu 3. Những đặc điểm chung của nhóm TV: Rêu, dương xỉ, hạt trần và hạt kín? Câu 4: Có thể phân biệt cấu tạo bên trong của cây rêu và cây dương xỉ nhờ đặc điểm nào? Câu 5. Phân biệt cây hạt trần và cây hạt kín dựa vào đặc điểm nào? Câu 6. Dựa vào đặc điểm của các nhóm TV, hãy xây dựng khóa lưỡng phân theo sơ đồ gợi ý SGK trang 151.
  6. 1. ĐA DẠNG THỰC VẬT Tìm hiểu các nhóm TV TRÒ CHƠI: HIỂU Ý 1: Mỗi đội cử 2 HS lên bảng. Trong 2 phút hãy tìm các từ cho sẵn (Gồm: Tên nhóm TV, đại điện, đặc điểm và ví dụ ), sắp xếp đúng vào các nhóm TV.
  7. 1. ĐA DẠNG THỰC VẬT Tìm hiểu các nhóm TV Câu 1: TV rất đa dạng và phong phú. TV được chia thành các nhóm và các đại diện: Rêu (TV không có mạch); Dương xỉ (TV có mạch, không có hạt); Hạt trần (TV có mạch, có hạt, trần): Thông ; Hạt kín (TV có mạch, có hạt, kín): Nhãn, ổi
  8. 1. ĐA DẠNG THỰC VẬT Tìm hiểu các nhóm TV Trong 1 phút hãy hoàn thành bảng Câu 2: Hoàn thành bảng SGK trang 150: Dương xỉ-Nơi ẩm; Thông, Phong lan - Trên cạn; Xương rồng-Trên cạn (khô hạn),
  9. 1. ĐA DẠNG THỰC VẬT Tìm hiểu các nhóm TV: NHÓM RÊU TRÒ CHƠI: HIỂU Ý 2: Đọc SGK; Quan sát hình 36.1.a, SGK trang 150/1 phút. Mỗi đội cử 2 HS lên bảng. Trong 2 phút hãy tìm các từ cho sẵn, sắp xếp đúng vào đặc điểm của nhóm Rêu. Đội thắng: Xếp từ đúng và nhanh nhất. Đội khác: Nhận xét, bổ sung, đánh giá. GV chốt, cho điểm.
  10. 1. ĐA DẠNG THỰC VẬT Tìm hiểu các nhóm TV: NHÓM RÊU Câu 3. + Rêu: Là nhóm TV bậc thấp, thường mọc thành từng thảm, cây chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử. Rêu sống ở những nơi ẩm ướt (chân tường, trên thân cây to); Đại diện: Cây rêu tường (H36.1.a, SGK, trang 150).
  11. 1. ĐA DẠNG THỰC VẬT Tìm hiểu các nhóm TV: NHÓM DƯƠNG XỈ TRÒ CHƠI: HIỂU Ý 3: Đọc SGK; Quan sát hình 36.1.b, SGK trang 151/1 phút. Mỗi đội cử 2 HS lên bảng. Trong 2 phút hãy tìm các từ cho sẵn, sắp xếp đúng vào đặc điểm của nhóm Dương xỉ. Đội thắng: Xếp từ đúng và nhanh nhất. Đội khác: Nhận xét, bổ sung, đánh giá. GV chốt, cho điểm.
  12. 1. ĐA DẠNG THỰC VẬT Tìm hiểu các nhóm TV: NHÓM DƯƠNG XỈ Câu 3. + Dương xỉ: Là nhóm TV có tổ chức cơ thể gồm rễ, thân, lá (Lá khi còn non thường cuộn lại ở đầu), có hệ mạch dẫn với chức năng vận chuyển các chất trong cây, sinh sản bằng bào tử. Dương xỉ rất đa dạng, thường sống nơi đất ẩm, chân tường, dưới tán cây trong rừng; Đại diện: Cây dương xỉ.
  13. 1. ĐA DẠNG THỰC VẬT Tìm hiểu các nhóm TV: NHÓM HẠT TRÒTRẦN CHƠI: HIỂU Ý 4: Đọc SGK; Quan sát hình 36.1.c, SGK trang 151/1 phút. Mỗi đội cử 2 HS lên bảng. Trong 2 phút hãy tìm các từ cho sẵn, sắp xếp đúng vào đặc điểm của nhóm Hạt trần. Đội thắng: Xếp từ đúng và nhanh nhất. Đội khác: Nhận xét, bổ sung, đánh giá. GV chốt, cho điểm.
  14. 1. ĐA DẠNG THỰC VẬT Tìm hiểu các nhóm TV: NHÓM HẠT CâuTRẦN 3. + Hạt trần: Là nhóm TV bậc cao, sống trên cạn, cấu tạo phức tạp: Thân gỗ, có mạch dẫn trong thân, hạt nằm lộ trên noãn (gọi là hạt trần), chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón (nón thông); Đại diện: Cây thông.
  15. 1. ĐA DẠNG THỰC VẬT Tìm hiểu các nhóm TV: NHÓM HẠT KÍN TRÒ CHƠI: HIỂU Ý 5: Đọc SGK; Quan sát hình 36.1.b, SGK trang 151/1 phút. Mỗi đội cử 2 HS lên bảng. Trong 2 phút hãy tìm các từ cho sẵn, sắp xếp đúng vào đặc điểm của nhóm Hạt kín. Đội thắng: Xếp từ đúng và nhanh nhất. Đội khác: Nhận xét, bổ sung, đánh giá. GV chốt, cho điểm.
  16. 1. ĐA DẠNG THỰC VẬT Tìm hiểu các nhóm TV: NHÓM HẠT KÍN Câu 3. + Hạt kín: Là nhóm TV tiến hóa nhất về sinh sản, các cơ quan rễ, thân, lá biến đổi đa dạng, thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện, cơ quan sinh sản là hoa, hạt được bảo vệ trong quả, môi trường sống đa dạng (MT nước, MT cạn); Đại diện: Cây táo, cây đậu xanh, cây cà chua
  17. 1. ĐA DẠNG THỰC VẬT Tìm hiểu các nhóm TV: Phân biệt Rêu và Dương xỉ Thảo luận cặp đôi trong 01 phút: Tìm các đặc điểm cấu tạo phân biệt cây rêu và cây dương xỉ Câu 4: Có thể phân biệt cấu tạo bên trong của cây rêu và cây dương xỉ nhờ đặc điểm: Cây rêu chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn. Cây dương xỉ có rễ chính thức, có hệ mạch dẫn với chức năng vận chuyển các chất trong cây.
  18. 1. ĐA DẠNG THỰC VẬT Tìm hiểu các nhóm TV: Phân biệt Hạt kín và Hạt trần Thảo luận cặp đôi trong 01 phút: Tìm các đặc điểm cấu tạo phân biệt cây hạt trần và cây hạt kínCâu 5. Phân biệt cây hạt trần và cây hạt kín dựa vào đặc điểm: Cây hạt trần có hạt nằm lộ trên noãn (gọi là hạt trần), chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón. Cây hạt kín có cơ quan sinh sản là hoa, hạt được bảo vệ trong quả (hạt kín).
  19. 1. ĐA DẠNG THỰC VẬT Tìm hiểu các nhóm TV: Trong 01 phút: Dán tên các nhóm TV đúng theo các số 1-4: Câu 6. Dựa vào đặc điểm của các nhóm TV, xây dựng khóa lưỡng phân theo sơ đồ gợi ý SGK trang 151. 1. Rêu => 2. Dương xỉ => 3. Hạt trần => 4. Hạt kín. 3 4 1 2
  20. 1. ĐA DẠNG THỰC VẬT Tìm hiểu các nhóm TV: Trong 02 phút: Đọc thêm, SGK, trang 152: Tìm đặc điểm độc đáo của từng cây và sắp xếp đúng với tên cây.
  21. 1. ĐA DẠNG THỰC VẬT Tìm hiểu các nhóm TV: ? TV có vai trò như thế nào trong tự nhiên và đối với con người?