Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Chủ đề 5, Bài 15: Chất tinh khiết, hỗn hợp - Sách Chân trời sáng tạo

pptx 69 trang Mẫn Nguyệt 21/07/2023 5761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Chủ đề 5, Bài 15: Chất tinh khiết, hỗn hợp - Sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_chu_de_5_bai_15_chat_tinh_kh.pptx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Chủ đề 5, Bài 15: Chất tinh khiết, hỗn hợp - Sách Chân trời sáng tạo

  1. 1. Để xây tường, lát sân người ta sử dụng vật liệu nào dưới đây? AA .Gạch. B. Ngói. C.Thuỷ tinh. D. Gỗ. 2. Người ta nấu rượu nếp dung cơm nếp để lên men. Vậy cơm nếp là: A. Vật liệu . B.B Nguyên liệu. C. Nhiên liệu D. Khoáng sản 3. Sản phẩm bên được tạo nên từ 1 chất hay nhiều chất? Các chất đó ở thể gì? 1 chất, ở thể lỏng
  2. Theo em, các loại lương thực, thực phẩm được tạo nên từ 1 chất hay nhiều chất? Được tạo nên từ nhiều chất
  3. Các loại lương thực – thực phẩm ở dạng tinh khiết hay hỗn hợp?
  4. I. CHẤT TINH KHIẾT. Em có nhận xét gì về số lượng các chất có trong nước cất, bình khí oxygen y tế, sản phẩm đường tinh luyện và muối tinh? Các chất đều được tạo nên từ một chất, không lẫn tạp chất. Nước cất Oxygen Muối Đường
  5. Theo em, nếu lẫn tạp chất Đường có vị ngọt khác thì những Muối có vị mặn tính chất trên có thay đổi không? Nước sôi ở 1000C Oxygen hóa lỏng ở -1830C
  6. Mỗi chất tinh khiết đều có thành phần hóa học và tính chất nhất định. Những tính chất này có thể dùng để nhận biết chất tinh khiết. Thành phần có chứa Nhiệt độ đông đặc ở 00C 11,2% hydrogen và tại áp suất thường. 88,8% oxygen Khối lượng riêng D= Nhiệt độ sôi 1000C 1g/ml Nước tinh khiết
  7. Chất, theo quy ước ta hiểu là chất tinh khiết. ➢ Trong thực tế không có chất tinh khiết 100%. ➢ Hóa chất sử dụng trong phòng thí nghiệm thường là chất tinh khiết. ➢ Độ tinh khiết của hóa chất ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thí nghiệm cũng như kết quả nghiên cứu. Trước khi làm thí nghiệm, người ta thường kiểm tra độ tinh khiết của hóa chất và có biện pháp làm sạch hóa chất nếu cần thiết.
  8. Chất, theo quy ước ta hiểu là chất tinh khiết Thế nào là chất tinh khiết?  Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất.
  9. II. HỖN HỢP. Quan sát một số sản phẩm chứa hỗn hợp các chất. Bột canh có phải chất tinh khiết hay không? Đường Chất điều vị Muối Bột tỏi Bột tiêu
  10. II. HỖN HỢP. Nếu có đủ nguyên liệu, em làm thế nào để có bột canh? Nếu bớt một trong các thành phần của bột canh thì vị có thay đổi không? Giải thích. Khi trộn lẫn các nguyên liệu với nhau Bột tỏi theo tỉ lệ thích hợp, ta Đường được bột canh. Nếu bớt một trong các thành phần thì vị của bột canh sẽ thay đổi do mỗi thành phần có Chất điều vị tính chất riêng, tạo nên vị đặc trưng. Bột tiêu Muối
  11. Em hãy cho biết, nước khoáng thiên nhiên có phải là nước nguyên chất không? Nước khoáng thiên nhiên không phải là nước nguyên chất. Vì ngoài nước, trong thành phần của nước khoáng còn chứa một số chất khoáng khác.
  12. Em hãy tìm hiểu xem cần những vật liệu gì để tạo nên vữa xây dựng? Những vật liệu tạo nên vữa xây dựng, bao gồm: xi măng, cát, nước, Thợ xây trộn vữa xây dựng.
  13. Bột canh, nước khoáng và vữa xây dựng được gọi là hỗn hợp. Em hãy rút ra khái niệm về hỗn hợp.  Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là một thành phần hỗn hợp. Tính chất của một hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp và hàm lượng của chúng. Các nguyên vật liệu trong tự nhiên thường ở dạng hỗn hợp.
  14. III. HỖN HỢP ĐỒNG NHẤT. HỖN HỢP KHÔNG ĐỒNG NHẤT. Tiến hành thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Tạo hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất. Nước cất B1: Lấy 2 ống nghiệm, sau đó thêm nước cất đến 1/3 ống nghiệm
  15. Ống nghiệm 1 Ống nghiệm 2 B2: Lần lượt cho 1 thìa etanol vào ống nghiệm thứ nhất và 1 thìa dầu ăn vào ống nghiệm thứ 2
  16. Hỗn hợp Hỗn hợp không đồng nhất đồng nhất B3: Lắc đều 2 ống nghiệm, để yên. Quan sát nêu hiện tượng và rút ra kết luận. Ống nghiệm thứ nhất: Rượu tan được trong nước; Ống nghiệm thứ hai: Dầu ăn không tan trong nước, nổi lên trên do nhẹ hơn nước.
  17. Lấy một vài ví dụ về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất???
  18. Em hãy nhận xét sự phân bố thành phần các chất trong hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất. Vậy: ➢ Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau tại mọi vị trí trong toàn bộ hỗn hợp. ➢ Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp.
  19. - Chất tinh khiết được tạo ra từ một chất duy nhất - Hỗn hợp được tao ra khi hai nhiều chất trộn lẫn vào nhau - Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau tại mọi vị trí trong toàn bộ hỗn hợp. - Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp.
  20. ĐỐ EM: Đèn dầu Bấc đèn Ở một số vùng chưa có điện, đèn dầu rất phổ biến trong việc thắp sáng.
  21. KIỂM TRA BÀI CŨ
  22. 1 Để phân biệt chất tinh khiết 1712181615101114131930282729262524232221202043897651 và hỗn hợp ta dựa vào A Số chất tạo nên B Màu sắc của chất. C Thể của chất. D Mùi vị của chất. TIME ANS
  23. 2 Hai chất trộn lẫn vào nhau, thành phần các chất giống nhau tại mọi 1712181615101114131930282729262524232221202043897651 vị trí trong toàn bộ hỗn hợp là: A Hỗn hợp không đồng nhất. B Hỗn hợp đồng nhất. C Chất tinh khiết. D Tạp chất
  24. 3 Vì sao bấc đèn quá ngắn hoặc dầu cạn gần hết thì người ta đổ nước vào bình dầu và đèn tiếp tục cháy sáng thêm một thời gian nữa. Em hãy giải thích vì sao người ta lại làm như thế. Đèn dầu Bấc đèn Ở một số vùng chưa có điện, đèn dầu rất phổ biến trong việc thắp sáng.
  25. IV. CHẤT RẮN TAN VÀ KHÔNG TAN TRONG NƯỚC. * Thử khả năng hòa tan các chất rắn trong nước. Thí nghiệm 2: Hòa tan các chất rắn trong nước Đường Muối ăn Bột mì Cát Màu trắng Màu vàng Sulfur Thuốc tím (lưu huỳnh) Màu tím Màu vàng Bước 1: Quan sát trạng thái và màu sắc của các chất rắn trước khi tiến hành thí nghiệm.
  26. IV. CHẤT RẮN TAN VÀ KHÔNG TAN TRONG NƯỚC. * Thử khả năng hòa tan các chất rắn trong nước. Thí nghiệm 2: Hòa tan các chất rắn trong nước Đường Muối ăn Bột mì Cát Màu trắng Màu vàng Sulfur Thuốc tím (lưu huỳnh) Màu tím Màu vàng Bước 1: Quan sát trạng thái và màu sắc của các chất rắn trước khi tiến hành thí nghiệm.
  27. Bước 2: Lấy 6 ống nghiệm và đánh số từ 1 đến 6, cho vào mỗi ống ¼ thể tích nước cất Bước 3: Cho một thìa nhỏ các chất rắn trên vào mỗi ống nghiệm. Sau đó khuấy đều ống nghiệm, quan sát hiện tượng. Em hãy kể tên một vài chất rắn tan được trong nước và chất rắn không tan được trong nước?
  28. Từ kết quả thí nghiệm em hãy hoàn thành bảng sau: Ống Chất tan Hiện tượng quan sát được Giải thích nghiệm 1 Muối ăn Muối ăn tan Hỗn hợp đồng nhất trong nước 2 Đường Hỗn hợp đồng nhất Đường tan trong nước 3 Bột mì Xuất hiện một ít bột mì lơ lửng trong nước, Bột mì không tan còn lại phần lớn lẳng xuống đáy ống trong nước nghiệm. Nếu để lâu, toàn bộ bột mì sẽ từ từ lắng hết xuống đáy ống nghiệm 4 Cát Cát không tan Lắng xuống đáy ống nghiệm trong nước 5 Thuốc tím Hỗn hợp đồng nhất, màu tím Thuốc tím tan trong nước 6 Lưu huỳnh Chất rắn màu vàng, lơ lửng trên mặt Lưu huỳnh không nước. Nước vẫn trong suốt, không tan trong nước màu
  29. IV. CHẤT RẮN TAN VÀ KHÔNG TAN TRONG NƯỚC.  ➢ Một số chất rắn tan được trong nước và một số chất rắn không tan được trong nước. ➢ Khả năng tan trong nước của các chất rắn là khác nhau.
  30. V. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG CHẤT RẮN HÒA TAN TRONG NƯỚC. Thí nghiệm 3: Hòa tan đường phèn.
  31. Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, chúng ta làm cách nào? Cốc 1 tan Cốc 5 tan chậm nhất nhanh nhất vì sử dụng đường có vì sử dụng đường nghiền kích thước lớn và nước nhỏ, được khuấy đều trong lạnh nên khó tan. nước nóng nên dễ tan.
  32. V. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG CHẤT RẮN HÒA TAN TRONG NƯỚC. Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, chúng ta làm cách nào?  Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, có thể thực hiện một, hai hoặc cả ba biện pháp sau: − Khuấy dung dịch. − Đun nóng dung dịch. − Nghiền nhỏ chất rắn.
  33. VI. CHẤT KHÍ TAN TRONG NƯỚC. Quan sát thí nghiệm rót nước ngọt đóng chai vào cốc. Cho biết hiện tượng quan sát được. Giải thích hiện tượng đó Nước ngọt đóng chai Thấy bọt khí tạo ra và nghe tiếng “xì xèo" ở miệng cốc
  34. Hiện tượng: ta thấy bọt khí tạo ra và nghe tiếng “xì xèo” ở miệng cốc. Trong nước ngọt có hòa tan thêm khí Một số chất khí khác có CO2 (khí không độc, tan được một phần thể tan trong nước như trong nước, tạo dung dịch có vị chua Oxygen. Giúp cá sống nhẹ, kích thích tiêu hóa thức ăn). Ở các được trong nước nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO2 hòa tan vào nước. Sau đó nạp vào chai hoặc lon và đóng kín ta được nước ngọt. Khi mở nắp chai và rót, áp suất bên ngoài thấp hơn trong chai nên CO2 lập tức bay vào không khí tạo ra bọt khí với tiếng “xì xèo” ở miệng cốc Ngoài khí CO2 em còn biết khí nào có khả năng tan được trong nước?
  35.  ➢ Một số chất khí có thể tan trong nước. ➢ Khả năng tan trong nước của các chất khí là khác nhau.
  36. Câu 1: Hãy hoàn thành thông tin theo mẫu bản sau: Chất tinh Hỗn hợp đồng Đối tượng Thành phần khiết hay nhất hay không nghiên cứu hỗn hợp đồng nhất Chất tinh Nước cất Nước Đồng nhất khiết Nước biển Muối, nước Hỗn hợp Đồng nhất Cà phê sữa Cà phê, sữa Hỗn hợp Không đồng nhất Khí oxygen Oxygen Chất tinh khiết Đồng nhất Oxygen, Không khí nitrogen, Hỗn hợp Đồng nhất Vữa xây Xi măng, cát, dựng nước, Hỗn hợp Không đồng nhất
  37. Câu 2 : Hãy cho biết một số hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất thường gặp (không lấy những ví dụ có trong bài học). Câu 3: Cho các từ sau: chất tính khiết; hỗn hợp; đồng nhất; không đồng nhất; oxygen; carbon dioxide. Xác định từ phù hợp để hoàn thành câu dưới đây: Nước uống có gas là một (1)hỗn hợp gồm đường, màu thực phẩm, hương liệu, chất bảo quản và khí (2carbon dioxide) . tan trong nước, tạo thành hỗn hợp (3) đồng nhất .
  38. VII. DUNG DỊCH – DUNG MÔI – CHẤT TAN. Phân biệt dung dịch – dung môi – chất tan. đường Nước Nước đường Chất tan. Dung môi Dung dịch Hiện tượng: Đường tan trong nước tạo thành nước đường.
  39. Hãy cho biết dầu ăn và ethanol, chất nào tan hoàn toàn trong nước. Hỗn hợp thu được là đồng nhất hay không đồng nhất? Ethanol tan hoàn toàn Dầu ăn không tan trong nước. trong nước. Hỗn hợp đồng nhất Hỗn hợp không đồng nhất Hãy chỉ ra chất tan, − Chất tan: Ethanol. dung môi, dung dịch − Dung môi: Nước. của ống nghiệm 1. − Dung dịch: Hỗn hợp đồng nhất.
  40. Ở thí nghiệm 2, những chất rắn tan trong nước tạo ra hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất? Hãy chỉ ra chất tan, dung môi, dung dịch. Khi hoà tan các chất rắn trong nước, ta sẽ thu được hỗn hợp đồng nhất. − Chất tan: muối ăn, đường, thuốc tím. − Dung môi: Nước. − Dung dịch: Các hỗn hợp đồng nhất.
  41. Hãy mô tả quá trình tạo ra nước đường. Khi cho đường vào nước và khuấy đều, các hạt đường sẽ tan và phân bố đều vào nước, tạo thành hỗn hợp đồng nhất gọi là dung dịch đường.
  42. Hãy cho biết thế nào là chất tan? Chất tan là chất được hòa tan trong dung môi. Chất rắn Chất lỏng Chất khí Đường Khí hydrogen chloride Muối Ethanol
  43. Thế nào là dung môi? Dung dịch là gì? Dung môi là chất dùng để hòa Dung dịch là hỗn hợp tan chất tan. đồng nhất của dung môi Dung môi thường là chất lỏng. và chất tan. Nước Dầu ăn Xăng Dung môi quan trọng và phổ biến nhất là nước. Dung môi hữu cơ như xăng, dầu ăn, .
  44. Chú ý: Có những chất tan trong dung môi này mà không tan trong dung môi khác. Em hãy lấy ví dụ minh họa. Muối tan trong Muối không Cao su Cao su tan nước tan trong xăng không tan trong xăng trong nước
  45. VII. DUNG DỊCH – DUNG MÔI – CHẤT TAN. Vậy: − Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi. − Chất tan là chất được hoà tan trong dung môi. Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí. − Dung môi là chất dùng để hoà tan chất tan. Dung môi thường là chất lỏng.
  46. VIII. HUYỀN PHÙ. Quan sát hiện tượng bồi đắp phù sa, hãy cho biết tại sao nước sông Hồng lại có màu nâu đất, ngầu đục. Nước sông đem theo phù sa giàu dinh dưỡng là các hạt rắn lơ lửng trong nước. Khi chảy qua đồng bằng, các hạt phù sa rắn này bị giữ lại, bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đồng bằng. Nước
  47. ➢ Phù sa là các thể vật liệu đất cát hay cặn, dạng nhỏ mịn hoặc hòa tan, được cuốn trôi theo dòng nước hoặc lắng đọng lại ở bờ sông, bãi bồi. Phù sa là gì?
  48. VIII. HUYỀN PHÙ. Vậy theo em khi hòa tan bột sắn vào nước thì thu được hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất? Vì bột sắn dây không tan hết trong nước, các hạt bột sắn dây lơ lửng trong nước và dần lắng xuống đáy cốc. Hỗn hợp không đồng nhất Vậy huyền phù là gì? Huyền phù là một hỗn hợp không đồng nhất, gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng.
  49. IX. NHŨ TƯƠNG. Món salad rau quả này thường được ăn kèm với loại sốt nào? Sốt mayonnaise Salad rau quả
  50. Quan sát cách tạo mayonnaise Chuẩn bị: Chanh Lòng đỏ trứng gà Dầu ăn (tạo nước cốt chanh) Muối Đường trắng nước lọc
  51. Cho sốt vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp và cho vào tủ lạnh dùng dần. Theo em, sốt mayonnaise là một dung dịch, huyền phù hay một dạng khác? ✓ Sốt mayonnaise không phải là dung dịch vì là hỗn hợp không đồng nhất. ✓ Sốt này cũng không là huyền phù vì không phải các hạt rắn phân bố trong chất lỏng. Sốt mayonnaise là nhũ tương.
  52. Một số nhũ tương thường gặp, như: Dầu giấm Mỹ phẩm dạng lỏng Viên nang dầu cá Giấm táo
  53. IX. NHŨ TƯƠNG. Trộn nhựa đường và nước ta được loại hỗn hợp không tan trong nhau gọi là nhũ tương nhựa đường. Nhũ tương là gì?  Nhũ tương là hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan trong nhau. Dùng để rải thảm đường nhựa.
  54. X. PHÂN BIỆT DUNG DỊCH, HUYỀN PHÙ VÀ NHŨ TƯƠNG. Em hãy phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tương. Dung Dung dịch Khuấy đều Để yên dịch đường trong suBốột sắn dây lắng Huyền xuống Dung dịch phù dưới Lắc đều Dầu giấm Nhũ tương
  55. Dung dịch Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung đường môi và chất tan. Dung dịch Huyền phù là một hỗn hợp không đồng nhất, gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng. Nếu để yên huyền phù một thời gian, thì Huyền phù các hạt chất rắn sẽ lắng xuống đáy tạo thành một lớp cặn. Nhũ tương là hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng Dầu giấm phân tán trong môi trường chất lỏng Nhũ nhưng không tan trong nhau. tương
  56. X. PHÂN BIỆT DUNG DỊCH, HUYỀN PHÙ VÀ NHŨ TƯƠNG. Vậy: Ngược lại với dung dịch, − Nếu để yên huyền phù một thời gian, thì các hạt chất rắn sẽ lắng xuống đáy tạo thành một lớp cặn. − Nếu để yên nhũ tương, thì các chất lỏng vẫn phân bố trong nhau nhưng không đồng nhất. Hãy phân biệt hai dạng hỗn hợp: cát trong nước biển và muối trong nước biển. Huyền phù Dung dịch Cát trong nước biển Muối trong nước biển.
  57. Hỗn hợp các chất phân tán vào nhau ngoài huyền phù và nhũ tương, trong thực tế còn gặp các dạng: - Bọt là hỗn hợp không đồng nhất gồm chất khí phân tán trong môi trường chất lỏng. - Sương là hỗn hợp không đồng nhất gồm các giọt nhỏ chất lỏng phân tán trong môi trường chất khí. - Bụi là hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt nhỏ chất rắn phân tán trong môi trường chất khí Bọt Sương Bụi
  58. Câu 1 (Bài tập 4 – SGK/ Tr.80) Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại: A. dung dịch. C. nhũ tương. B. huyền phù. D. hỗn hợp đồng nhất.
  59. Câu 2 (Bài tập 5 – SGK/ Tr.80) Cho các từ sau: lắc đều; huyền phù; nhũ tương; hai lớp. Em hãy lựa chọn từ phù hợp với chỗ trống để hoàn thành các câu dưới đây: Dầu giấm mẹ em thường trộn salad lànhũ tương (1) Khihai đlớểpyên lâu ngày, lọ đầu giấm thường phân thành .lắ(2)c đ ều chất lỏng. Trước khi dùng dầu giấm chúng ta cần phải (3)
  60. Câu 3 (Bài tập 6 – SGK/ Tr.80) Cho các từ sau: hỗn hợp đồng nhất; hỗn hợp không đồng nhất; nhũ tương; huyền phù; dung dịch; sương; bụi; bọt. Em hãy lựa chọn từ phù hợp điền vào các số từ (1) đến (6) trong sơ đồ dưới đây : hỗn hợp không đồng nhất nhũ huyền bọ bụi phù tương t sương
  61. Vào mùa hè chúng ta thường pha nước chanh đường có đá để giải khát.
  62. Theo em nên cho đường vào nước ấm rồi mới cho đá vào hay cho đá vào trước rồi mới hòa tan đường? ✓
  63. Câu 4: (Bài tập 1 – SGK/ Tr.80): Chất tinh Hỗn hợp đồng Đối tượng Thành phần khiết hay nhất hay không nghiên cứu hỗn hợp đồng nhất Chất tinh Nước cất Nước Đồng nhất khiết Nước biển Muối, nước Hỗn hợp Đồng nhất Cà phê sữa Cà phê, sữa Hỗn hợp Không đồng nhất Khí oxygen Oxygen Chất tinh Đồng nhất khiết Oxygen, Không khí nitrogen, Hỗn hợp Đồng nhất Vữa xây Xi măng, cát, dựng nước, Hỗn hợp Không đồng nhất