Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 1, Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ - Sách Chân trời sáng tạo
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 1, Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ - Sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_tiet_1_bai_7_thang_nhiet_do.pptx
Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 1, Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ - Sách Chân trời sáng tạo
- BÀI 7: THANG NHIỆT ĐỘ CELSIUS. ĐO NHIỆT ĐỘ (TIẾT 1)
- KIỂM TRA BÀI CŨ Hãy trình bày các bước đo thời gian của một hoạt động?
- Khi đo thời gian của một hoạt động, ta cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo. Bước 2: Chọn đồng hồ đo phù hợp. Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo. Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ. Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo đúng cách theo vạch chia gần nhất và theo ĐCNN.
- Mẹ: Mẹ sờ trán em Vinh thấy hơi nóng. Có lẽ em Vinh bị sốt rồi. Hùng: con sờ trán em Vinh thấy bình thường mà. Vậy em Vinh có bị sốt không? Để biết chính xác em Vinh có bị sốt không ta nên làm thế nào?
- TIẾT 7: THANG NHIỆT ĐỘ CELSIUS. ĐO NHIỆT ĐỘ Tìm hiểu về nhiệt độ, Tiết 1 nhiệt kế Tìm hiểu về thang Tiết 2 nhiệt độ Thực hành đo Tiết 3 nhiệt độ
- 1. NHIỆT ĐỘ VÀ NHIỆT KẾ • Tìm hiểu nhiệt độ Thực hiện thí nghiệm như mô tả ở thí nghiệm 1 và cho biết cảm nhận của em về độ ‘nóng’, ‘lạnh’ ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 có như nhau không?
- Không chính xác Nhiệt độ Cốc 3 → Cốc 2: thấy mát Cốc 1 → Cốc 2: thấy ấm
- - Để so sánh độ ‘‘nóng, lạnh’’ của các vật, người ta dùng đại lượng nào? ➔ Để so sánh mức độ nóng, lạnh của vật người ta dùng đại lượng nhiệt độ.
- NHIỆT ĐỘ LÀ GÌ
- 1. NHIỆT ĐỘ VÀ NHIỆT KẾ Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. Vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- - Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của vật.
- Kể tên đơn vị đo nhiệt độ mà e biết? - Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Kelvin (kí hiệu: K). - Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là độ C (kí hiệu: C).
- ĐƠN VỊ ĐO NHIỆT ĐỘ 0C Nhà Vật lí học người Thuỷ Điển Celsius Nhà Vật lí học người Scoland Willam Thomson 0F Nhà Vật lí học người Đức Gabriel Fahrenheit
- Muốn đo độ ‘‘nóng, lạnh’’ của vật ta dùng dụng cụ gì? → Muốn đo độ ‘‘nóng, lạnh’’ của vật ta dùng nhiệt kế. Hãy kể tên một số loại nhiệt kế mà em biết. → Một số loại nhiệt kế: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại,
- Nêu những ưu và hạn chế của mỗi loại dụng cụ? Nhiệt kế điện tử Nhiệt kế cổ xưa Nhiệt Nhiệt kế kế rượu thuỷ Nhiệt kế ngân dán trán
- Đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế thủy ngân: - Trước khi đo, lau sạch nhiệt kế, cầm đầu nhiệt kế dốc bầu đựng chất lỏng xuống và vẩy mạnh. - Giữ nhiệt kế ở nách, ép sát khuỷu tay vào ngực trong khoảng 4 - 5 phút. - Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo. Nhiệt kế thủy ngân
- Đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế điện tử: - Bấm ON. - Kẹp nhiệt kế tại nách hoặc miệng. Nhiệt kế điện tử - Nhiệt độ sẽ được hiển thị và có tiếng báo khi xong.
- Đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế hồng ngoại: - Bấm nút ON/OFF. Màn hình được kích hoạt để hiển thị tất cả các phần trong khoảng 2 giây. Nhiệt kế hồng ngoại - Đặt đầu dò tại giữa trán không quá 5 cm. - Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.
- Nhiệt kế Ưu điểm Hạn chế Nhiệt kế thủy Rẻ tiền, chính xác, Thời gian đo lâu, khó ngân không thuộc pin, phổ đọc kết quả nguy hiểm biến, đo ở nhiệt độ khi bị vỡ. cao. Nhiệt kế rượu Ít nguy hiểm, ít độc Đo ở nhiệt độ thấp, hại, không phụ thuộc kém bền hơn vì rượu pin. bay hơi nhanh. Nhiệt kế điện An toàn, thời gian đo Đắt tiền, phụ thuộc pin, tử nhanh, dễ đọc kết nguồn điện. quả.
- CẤU TẠO NHIỆT KẾ
- HOẠT ĐỘNG CỦA NHIỆT KẾ
- ❖Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế (lỏng) - Cấu tạo của nhiệt kế gồm bầu đựng chất lỏng, ống quản, thang chia độ. - Nguyên tắc hoạt động: nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. Nước trong bình nóng lên → thể tích nước trong bình tăng → mực nước dâng lên. => Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân khi đo nhiệt độ cơ thể người cần lưu ý gì?
- 1. NHIỆT ĐỘ VÀ NHIỆT KẾ Đơn vị đo nhiệt độ: - Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Kelvin (kí hiệu: K). - Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là độ C (kí hiệu: C). - Dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau.
- Xác định GHĐ và ĐCNN của các nhiệt kế ở hình 7.3, 7.4, 7.5. Hình 7.3: GHĐ là 42 C; ĐCNN là 0,1 C Hình 7.4: GHĐ là 45 C; ĐCNN là 0,1 C Hình 7.5: GHĐ là 50 C; ĐCNN là 1 C
- CỦNG CỐ Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: a. là số đo độ nóng, lạnh của một vật. b. Người ta dùng để đo nhiệt độ. c. Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là a. Nhiệt độ là số đo độ nóng, lạnh của một vật. b. Người ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ. c. Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là C.
- CỦNG CỐ Bài 2: Tại sao thang chia nhiệt độ của nhiệt kế y tế thủy ngân thường ghi nhiệt độ từ 35 C đến 42 C? Thang chia nhiệt độ của nhiệt kế thủy ngân thường ghi nhiệt độ từ 35 C đến 42 C vì nhiệt kế y tế chủ yếu đo nhiệt độ cơ thể người mà nhiệt độ người nằm trong khoảng đó.
- CỦNG CỐ Bài 3: Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế thường dùng? A. Dãn nở vì nhiệt của chất khí. B. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. C. Hiện tượng nóng chảy của các chất. D. Thay đổi màu sắc của các vật theo nhiệt độ.
- BÀI 7: THANG NHIỆT ĐỘ CELSIUS. ĐO NHIỆT ĐỘ (TIẾT 2,3)
- KIỂM TRA BÀI CŨ Đơn vị đo nhiệt độ là gì? Kể tên một số loại dụng cụ đo nhiệt độ mà em biết?
- Nhiệt kế điện tử Nhiệt kế cổ xưa Nhiệt Nhiệt kế kế rượu thuỷ Nhiệt kế ngân dán trán
- 2. THANG NHIỆT ĐỘ
- Thang nhiệt độ Celsius Năm 1742, nhà Vật lý người Thụy Điển, Celsius đã đề nghị chia nhỏ khoảng cách giữa nhiệt độ đông đặc của nước (0 C) và nhiệt độ sôi của nước (100 C) thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu 1 C. Những nhiệt độ thấp hơn 0 C gọi là nhiệt độ âm. Trong thang nhiệt độ Celsius: + Đơn vị đo nhiệt độ là độ C (C) + Nhiệt độ sôi của nước là 100 C Anders Celsius (1701 – 1744) + Nhiệt độ đông đặc của nước là 0C
- Gabriel Fahrenheit (1686-1736) Nhà Vật lí người Đức ĐÃ ĐỀ XUẤT THANG ĐO ĐỘ F, KÝ HIỆU oF
- Thang nhiệt độ Fahrenheit ĐIỂM CHUẨN oC oF -17,8 0 Nước đá đang tan 0 32 Nước đang sôi 100 212 o o o o 5 t( F) = 1,8 t( C) + 32 t( C) = [t( F) − 32] 9
- William Thomson, 1st Baron Kelvin (1686-1736) Nhà Vật lí người Ai Len NĂM 1848 ĐÃ ĐỀ XUẤT THANG ĐO ĐỘ K, KÝ HIỆU K
- Thang nhiệt độ Kelvin ĐIỂM CHUẨN oC K -273 0 Nước đá đang tan 0 273 Nước đang sôi 100 373 T(K) = t(oC) + 273 t(oC) = T(K) − 273
- 2. THANG NHIỆT ĐỘ - Thang nhiệt độ Celsius: C - Thang nhiệt độ Fahrenheit: oF - Thang nhiệt độ Kelvin: K - Công thức đổi nhiệt độ: + oF sang C + K sang C o o 5 o t( C) = [t( F) − 32] 9 t( C) = T(K) − 273
- ĐỔI: 212oF = C 281 K = C o o 5 o t( C) = [t( F) − 32] 9 t( C) = T(K) − 273
- 3. THỰC HÀNH NHIỆT ĐỘ Có các nhiệt kế như hình 7.6, để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm ta nên dùng nhiệt kế nào? Đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Vì sao? (32 C – 45 C) - Đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm dùng nhiệt kế ở hình c. Vì GHĐ của nhiệt kế này là 140 C. - Đo nhiệt độ của cơ thể ta có thể dùng nhiệt kế ở hình a hoặc b. Vì GHĐ của các loại nhiệt kế này phù hợp với nhiệt độ của cơ thể.
- LƯU Ý VỀ ĐỘ ÂM
- a. Ước lượng nhiệt độ của vật và lựa chọn nhiệt kế Để xác định chính xác và đảm bảo an toàn trong khi đo nhiệt độ các vật, chúng ta cần ước lượng nhiệt độ của vật trước khi đo → lựa chọn được nhiệt kế phù hợp.
- b. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế Đối tượng Nhiệt độ Chọn dụng cụ đo nhiệt độ Kết quả đo (C) cần đo ước lượng (C) Tên dụng GHĐ ĐCNN cụ đo Người thứ 1 Người thứ 2
- Quy trình đo Nội dung Bước .?2 Chọn nhiệt kế phù hợp. Bước .?1 Ước lượng nhiệt độ cần đo. Bước .?5 Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo. Bước .?3 Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo. Bước .?4 Thực hiện phép đo.
- 3. THỰC HÀNH NHIỆT ĐỘ Chọn nhiệt kế Thực hiện đo Bước 1 Bước 3 Bước 5 Bước 2 Bước 4 Ước lượng nhiệt độ Hiệu chỉnh nhiệt kế Đọc & ghi kết quả
- CỦNG CỐ a. Tại sao chỉ có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu mà không có nhiệt kế nước? Vì nước dãn nở vì nhiệt không đều (đông lại ở 0 C, sôi ở 100 C, từ 4 C trở lên thì nở ra). b. Mô tả cách đo nhiệt độ cơ thể bằng các nhiệt kế sau: Hình 1. Nhiệt kế điện tử Hình 2. Nhiệt kế thủy ngân Hình 3. Nhiệt kế hồng ngoại
- Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng. Loại nhiệt kế Thang nhiệt độ Y tế Từ 35 C đến 42 C Rượu Từ - 30 C đến 60 C Thủy ngân Từ - 10 C đến 110 C Hãy lựa chọn loại nhiệt kế để đo nhiệt độ của a. Cơ thể người. b. Nước sôi. c. Không khí trong phòng. a. Để đo nhiệt độ của cơ thể người, ta dùng nhiệt kế y tế. b. Để đo nhiệt độ của nước sôi, ta dùng nhiệt kế thủy ngân. c. Để đo nhiệt độ của không khí trong phòng, ta dùng nhiệt kế rượu.
- Hãy quan sát các hình bên và cho biết: - Nhiệt kế sử dụng thang nhiệt độ tên gì? - Nhiệt độ thấp nhất và cao nhất ghi trên nhiệt kế. - ĐCNN của nhiệt kế là bao nhiêu? - Nhiệt kế đang chỉ giá trị bao nhiêu? Hình 1: Nhiệt kế sử dụng thang nhiệt độ Celsius. Nhiệt độ thấp nhất là - 20 C. Nhiệt độ cao nhất là 50 C. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 2 C. Nhiệt kế đang chỉ 44 C. Hình 2: Nhiệt kế sử dụng thang nhiệt độ Celsius. Nhiệt độ thấp nhất là - 10 C. Nhiệt độ cao nhất là 60 C. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 2 C. Hình 1 Hình 2 Nhiệt kế đang chỉ 52 C.
- Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của một số vùng như sau: - Hà Nội: Nhiệt độ từ 19 C đến 28 C. - Nghệ An: Nhiệt độ từ 20 C đến 29 C. Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kelvin? Ta có: t (C) = T (K) – 273 => T (K) = t (C) + 273 Vậy trong nhiệt giai Kelvin: Với: - Hà Nội: Nhiệt độ từ 292 K đến 301 K t = 19 (C) => T = 19 +273 = 292 (K) - Nghệ An: Nhiệt độ từ 293 K đến 302 K t = 28 (C) => T = 28 +273 = 301 (K) t = 20 (C) => T = 20 +273 = 293 (K) t = 29 (C) => T = 29 +273 = 302 (K)
- - Dùng để đo nhiệt độ. - - Một số nhiệt kế thường dùng: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử,
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Xem lại bài. - Ôn lại các nội dung của chủ đề mở đầu và chủ đề 1.