Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 2, Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

pptx 13 trang Mẫn Nguyệt 21/07/2023 4540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 2, Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_tiet_2_bai_10_khong_khi_va_b.pptx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 2, Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

  1. BÀI 10: KHÔNG KHÍ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ (Tiết 2)
  2. - Nhóm 1: Trình bày nội dung về ô nhiễm không khí - Nhóm 2: Trình bày nội dung về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí - Nhóm 3,4: Trình bày nội dung về biện pháp bảo vệ môi trường không khí
  3. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 NHÓM: TÌM HIỂU VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 1. Khi không khí bị ô nhiễm có những đặc điểm nào? 2. Em hãy tìm hiểu và cho biết những tác tác hại do không khí bị ô nhiễm gây ra?
  4. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 NHÓM: NGUYỄN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 1. Em hãy liệt kê các nguồn gây ô nhiễm không khí? 2. Em hãy tìm hiểu và cho biết những chất nào gây ô nhiễm không khí? 3. Các nguồn gây ô nhiễm không khí do tự nhiên hay con người gây ra?
  5. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 NHÓM: BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 1. Có thể giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm không khí được không? Để làm được điều đó ta cần phải làm gì? 2. Em hãy đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí?
  6. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 NHÓM: TÌM HIỂU VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 1. Khi không khí bị ô nhiễm có những đặc điểm nào? - Có mùi khó chịu; - Bụi mờ, tẩm nhìn bị giảm; - Cay mắt, khó thở, gây ho; - Da bị kích ứng; 2. Em hãy tìm hiểu và cho biết những tác tác hại do không khí bị ô nhiễm gây ra? - Ảnh hưởng đến an toàn giao thông, tẩm nhìn bị cản trở; - Gây biến đổi khí hậu; - Gây bệnh cho con người, động vật và thực vật; - Làm hỏng cảnh quan tự nhiên hoặc các công trình xây dựng.
  7. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 NHÓM: NGUYỄN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 1. Em hãy liệt kê các nguồn gây ô nhiễm không khí? 2. Em hãy tìm hiểu và cho biết những chất nào gây ô nhiễm không khí? 3. Các nguồn gây ô nhiễm không khí do tự nhiên hay con người gây ra?
  8. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 NHÓM: BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 1. Có thể giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm không khí được không? Để làm được điều đó ta cần phải làm gì? Có thể giảm tình trạng ô nhiễm không khí. Để làm được điều đó chúng ta cẩn hiểu nguyên nhân làm ô nhiễm không khí từ đó có các hành động cụ thể phù hợp và trong phạm vi khả năng của bản thân. 2. Em hãy đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí? - Xây dựng các hệ thống xử lí khí thải gây ô nhiễm môi trường. - Hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí như bụi, rác thải, do xây dựng. - Sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch dần thay thế than đá, dầu mỏ, để giảm thiểu khí carbon monoxide và carbon dioxide khi đốt cháy. - Giảm phương tiện cá nhân, tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. - Trồng nhiều cây xanh. - Lắp đặt các trạm theo dõi tự động môi trường không khí, kiểm soát khí thải ô nhiễm
  9. BÀI 10: KHÔNG KHÍ VÀ  BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 3. Ô nhiễm không khí: - Ô nhiễm không khí là sự thay đổi các thành phần của không khí do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ. Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người, động vật và thực vật, làm hỏng cảnh quan tự nhiên hoặc các công trình xây dựng. - Biểu hiện của không khí bị ô nhiễm: + Có mùi khó chịu. + Giảm tầm nhìn. + Da, mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh đường hô hấp. + Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: sương mù giữa ban ngày, mưa axít, 4. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: - Chất gây ô nhiễm không khí là các chất ở dạng hạt nhỏ lơ lửng trong không khí gây hại cho con người và môi trường. - Nguồn gây ô nhiễm không khí: Con người hoặc tự nhiên. 5. Bảo vệ môi trường không khí: Để bảo vệ môi trường không khí cần phải thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu chất gây ô nhiễm.
  10. Luyện tập - Vận dụng AQI (Air Quality Index) là một chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày. Đây được coi là một thước đo đơn giản mức độ ô nhiễm không khí tại thời điểm hiện tại và dự đoán mức độ ô nhiễm ở tương lai. Ngoài chỉ số AQI chuẩn cả thế giới thì một vài quốc gia khác nhau thì có thước đo mức độ ô nhiễm khác nhau ví như: Singapore, Malaysia, Canada, Có rất nhiều trang web cũng như ứng dụng báo cáo chỉ số AQI này. Các thông tin chỉ số AQI được cập nhật theo từng quận huyện theo thời gian thực.
  11. Hãy tìm hiểu và cho biết: a. Chất lượng không khí tại Hà Nội tại thời điểm đó như thế nào? Vì sao? b. Với chỉ số AQI như trên thì sức khỏe của người dân Hà Nội sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? c. Em có đề xuất gì để bảo vệ sức khỏe cộng đồng khi sinh sống tại các khu vực có mức báo động về ô nhiễm không khí? Hình ảnh bên trên ghi lại chỉ số AQI tại một số khu vực ở Hà Nội trong 1 thời điểm.