Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 15+16, Chương 3, Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại - Bùi Thị Duyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 15+16, Chương 3, Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại - Bùi Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_lich_su_va_dia_li_lop_6_tiet_1516_chuong_3.pptx
Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 15+16, Chương 3, Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại - Bùi Thị Duyên
- CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC LỊCH SỬ 6 HÀ HẢI PHÒNG NỘI VINH ĐÀ NẴNG NHA TRANG TP HCM Giáo viên: Bùi Thị Duyên Trường THCS Phương Đình-ĐanPhượng- Hà Nội.
- Tranh minh họa Vườn treo Ba-bi-lon
- CHƯƠNG 3. XÃ HỘI CỔ ĐẠI Tiết 15+16:Bài 7. LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN( học sinh tự học) II. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ TIÊU BIỂU
- Lưỡng Hà là vùng đất giữa 2 con sông Tigris và Euphrates. Bắt đầu xuất hiện lần đầu tại miền nam Iraq, nền văn minh Lưỡng Hà phát triển trên một khu vực rộng lớn bao gồm Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và tây nam Iran ngày nay Lược đồ Lưỡng Hà cổ đại
- I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Nhiệm vụ 1 -Quan sát Hình 7.1 và Lược đồ 7.2 kết hợp với kiến thức đã học, em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà cổ đại. - Tại sao nhiều người Lưỡng Hà lại trở thành thương nhân? Nhiệm vụ 2 -Tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành văn minh Lưỡng Hà?
- AI CẬP LƯỠNG HÀ Nằm ở vùng đất thuộc Đông Bắc châu Phi. Nằm ở khu vực Tây Nam Á (Trung Đông) Có sông Nin. Có sông: Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát Phía Bắc là đồng bằng châu thổ sông Nile (Hạ Bao bọc xung quanh Lưỡng Hà là các sa mạc. Ai Cập), phía Nam là Thượng Ai Cập (vùng Vùng đất giữa hai con sông Ti-gơ-rơ và Ơ- đất dài hẹp, chủ yếu là cồn cát). Nước sông phơ-rát, khá bằng phẳng và màu mỡ. Nin hàng năm dâng tràn 2 bờ để lại lớp phù sa Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng trọt, màu mỡ, thuận lợi canh tác nông nghiệp. giao thông và buôn bán Thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, thuỷ sản, giao lưu đi lại buôn bán, thúc đẩy văn minh phát triển => Quà tặng của những dòng sông
- I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN AI CẬP LƯỠNG HÀ - Ai Cập cổ đại có sự cô lập khá - Lưỡng Hà là vùng bình nguyên nhiều về địa hình với sa mạc bao rộng mở ,bằng phẳng không có quanh tạo thành các ranh giới tự thiên nhiên hiểm trở, người Lưỡng nhiên Hà đi lại dễ dàng và hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa với những vùng xung quanh.
- I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN -Lưỡng Hà nằm trên lưu vực 2 con sông lớn: Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ.
- I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN -Lưỡng Hà nằm trên lưu vực 2 con sông lớn: Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ. -Bình nguyên rộng lớn, bằng phẳng, không có thiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng → nông nghiệp, buôn bán phát triển. *Tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành nền văn minh Lưỡng Hà + Kinh tế nông nghiệp phát triển sớm. + Hoạt động buôn bán phát triển →Tạo điều kiện cho nhà nước ra đời.
- II. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI Nhiệm vụ: Dựa vào trục thời gian hình thành nhà nước Lưỡng Hà cổ đại và thông tin trong SGK hãy hoàn thiện niên biểu lịch sử theo mẫu sau(5 phút): Thời gian Đế chế
- SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
- BẢNG NIÊN BIỂU QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI Thời gian Đế chế 3500 TCN Quốc gia thành thị của người Xu-me 2330 TCN Đế chế của người Akkad 1792 TCN Đế chế của người Babylon 1250 TCN Đế chế của người Assyria 626 TCN Đế chế của người Chaldea 539 TCN Người Ba Tư xâm chiếm Lưỡng Hà
- II. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI - Khoảng 3500 TCN, người Xu-me xây dựng những quốc gia thành thị → nhà nước đầu tiên của người Lưỡng Hà. - Sau người Xu-me, nhiều tộc người khác thay nhau làm chủ Lưỡng Hà và lập nên những vương quốc, đế chế hùng mạnh.Nhiều thành thị được xây dựng trong đó nổi tiếng nhất là thành Ba-bi-lon - Năm 539 TCN, người Ba Tư xâm lược Lưỡng Hà.
- Quan sát lược đồ 7.2 , em hãy kể tên những thành thị gắn với những nhà nước ra đời sau giai đoạn Xu-me. Thành thị nào nổi tiếng nhất?
- II. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI Nhìn vào sơ đồ em thấy đặc điểm nổi bật trong quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại là gì?
- NHIỆM VỤ VỀ NHÀ ( tiết học sau trình bày) Dựa vào SGK trang 39,40 hoàn thành sơ đồ tư duy về thành tựu văn hoá tiêu biểu của Lưỡng Hà cổ đại. Giới thiệu về một thành tựu mà em ấn tượng nhất? Vì sao?
- III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU
- NHIỆM VỤ VỀ NHÀ : NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ TIÊU BIỂU ( tiết học sau trình bày) Dựa vào SGK hoàn thành sơ đồ tư duy về thành tựu văn hoá tiêu biểu của cư Lưỡng Hà cổ đại. Giới thiệu về một thành tựu mà em ấn tượng nhất? Vì sao?
- NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ TIÊU BIỂU -Người Lưỡng Hà giỏi về số học, họ -Người Su me dùng cây sậy vót làm được các phép tính cộng, trừ, nhọn là bút viết trên những tấm đất sét nhân, chia tới hàng triệu. Họ có còn ướt, rồi đem phơi nắng hay nung nhiều phương pháp đếm khác nhau, khô. Chữ của họ có hình nêm (hình góc nổi bật là hệ thống đếm lấy số 60 nhọn). làm cơ sở. -Sử thi Gin-ga-met (Gilgames): xây dựng hình tượng người anh hùng dựa trên hình tượng 1 vị vua người Sume. Năm 1750 TCN bộ luật thành văn Ha-mu-ra-bi ra - thành Ba-bi-lon với Vườn đời, quy định các nguyên treo Ba-bi-lon tắc trong đời sống, trong gia đình
- Bộ luật Hammurabi • Bộ luật Hammurabi cho các nhà khảo cổ biết rất nhiều về cuộc sống của người dân Babylon. • Tấm bia diorite – ghi lại bộ luật là một tảng đá lớn hình ngón tay khổng lồ. Nó cao khoảng 2,1 mét và rộng 0,6 mét, chứa khoảng 4000 dòng với 282 điều luật. • Ở trên cùng, hay còn gọi là "đầu ngón tay", của tấm bia là hình chạm khắc của Vua Hammurabi được thần Mặt Trời Shamash của Babylon ban cho pháp luật.
- Một số điều luật Hamurabi • Điều 1. Nếu một người tố cáo và buộc tội người khác mà không chứng minh được, anh ta sẽ bị buộc tội chết. • Điều 195.Nếu con trai đánh bố của anh ta thì tay anh ta phải bị chặt đi. • Điều 196. Nếu đàn ông móc mắt của người đàn ông khác thì mắt anh ta cũng bị móc. • Điều 197. Nếu đàn ông đánh vỡ xương của người đàn ông khác thì xương của anh ta cũng bị đánh vỡ. • Điều 229. Nếu một người xây dựng một ngôi nhà cho một người đàn ông mà ngôi nhà bị sụp đổ làm người chủ nhà bị thiệt mạng, người xây nhà sẽ bị buộc tội chết.
- Vườn treo Babylon • Vườn Treo Babylon là một trong Bảy kỳ quan thế giới cố đại. • Nó được xây dựng một chuỗi vườn bậc thang, có đủ các loại cây, cây bụi và cây leo đa dạng, tạo nên một ngọn núi xanh lớn được đắp bởi gạch bùn. • Theo một truyền thuyết, vườn treo được xây dựng bởi Nebuchadnezzar II (605- 562 TCN), dành tặng cho vợ của mình, Amytis người Media, để làm bà khuây khỏa nỗi nhớ quê hương. • Vườn treo là công trình duy nhất trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại vẫn chưa được xác định chính xác. Không có văn bản thời Babylon còn tồn tại nào nhắc tới vườn treo, và không có bằng chứng khảo cổ nào được tìm thấy tại Babylon.
- III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU Lĩnh vực Thành tựu văn hóa -Thiên niên kỉ IV TCN người Lưỡng Hà sử dụng chữ hình Chữ viết và nêm văn học - Bộ sử thi Gin-ga-mét Luật pháp - Năm 1750 TCN bộ luật thành văn Ha-mu-ra-bi ra đời - giỏi về số học nổi bật là hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ Toán học sở. Kiến trúc – -Vườn treo Ba-bi-lon Điêu khắc
- KẾT LUẬN Lưỡng Hà cổ đại đạt nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật có giá trị, đóng góp đối với nền văn minh nhân loại như: chữ viết, văn học, toán học, luật pháp, kiến trúc – điêu khắc,
- AI NHANH HƠN
- A. thiên niên kỉ IV TCN. Câu 1. Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại ra đời vào khoảng A. thiên niên kỉ IV TCN. B. thiên niên kỉ III TCN. C. thế kỉ IV TCN. D. thế kỉ III TCN.
- C. Ti-grơ và Ơ-phrát. Câu 2. Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được hình thành trên lưu vực sông A. Nin. B. Trường Giang và Hoàng Hà. C. Ti-grơ và Ơ-phrát. D. Hằng và Ấn.
- B. En-xi. Câu 3. Người đứng đầu nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được gọi là A. Pha-ra-ông. B. En-xi. C. Thiên tử. D. Thiên hoàng.
- B. Vườn treo Ba-bi-lon. Câu 3. Công trình nào của cư dân Lưỡng Hà cổ đại được công nhận là kỳ quan thế giới cổ đại? A. Tượng Nhân sư. B. Vườn treo Ba-bi-lon. C. Cổng I-sơ-ta. D. Khu lăng mộ Gi-za.
- A. Được các con sông lớn bồi đắp phù sa, tạo nên những đồng bằng màu mỡ. Câu 4. Tại sao ngành kinh tế nông nghiệp phát triển sớm và mạnh ở Lưỡng Hà cổ đại? A. Được các con sông lớn bồi đắp phù sa, tạo nên những đồng bằng màu mỡ. B. Địa hình chia cắt, những vùng đồng bằng nhỏ và hẹp. C. Giáp Địa Trung Hải và vịnh Ba Tư cung cấp nguồn nước tưới dồi dào. D. Các Pha-ra-ông và En-xi đưa ra những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp.
- C. Hệ đếm 60. Câu 5. Thành tựu nào sau đây của người Lưỡng Hà cổ đại còn sử dụng đến ngày nay? A. Chữ tượng hình B. Hệ đếm thập phân. C. Hệ đếm 60. D. Thuật ướp xác.
- B. đất sét. Câu 6. Chữ viết của người Lưỡng Hà viết trên A. thẻ tre. B. đất sét. C. giấy. D. mai rùa.
- Theo em thành tựu nào của Lưỡng Hà cổ đại còn có ảnh hưởng đến ngày nay?
- Phát minh ra bánh xe • Mặc dù không ai biết ai là người đã phát minh bánh xe tuy nhiên, bánh xe cổ nhất được phát hiện ở Lưỡng Hà vào khoảng 3.500 trước Công nguyên. • Bánh xe này được cho là do người Sumer chế tạo. Nó được làm bằng ván gỗ ghép lại với nhau. Hình ảnh dưới đây mô tả ngắn gọn các giai đoạn phát triển của bánh xe.
- Bảng chữ cái của người Sume Thử thách dành cho bạn: Bạn có thể viết tên mình sử dụng bảng chữ cái của người Sume?
- CẢM ƠN CÁC EM! CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!