Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn (12 tiết)

pdf 42 trang Minh Tâm 31/12/2024 1020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn (12 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_bai_9_nuoi_duong_tam_ho.pdf
  • pdfBai-9_Tom-tat-tien-trinh-29.8.pdf

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn (12 tiết)

  1. Sản phẩm của: Lớp học hoa táo – Dự án soạn giáo án SGK Văn 6. BÀI 9: NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN (12 tiết) (Đọc và Tiếng Việt- 8 tiết; Viết -2 tiết; Nói nghe- 1 tiết; Ôn tập 1 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Củng cố lại các yếu tố cơ bản của truyện: đề tài, chủ đề, ngôi kể, sự việc chính, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, tình cảm cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng của nó đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản. 2. Năng lực 2.1. Năng lực đặc thù - Nhận biết được một số yếu tố của truyện. - Nhận biết được chủ đề văn bản; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản; nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật; những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. - Nhận biết được tác dụng của lựa chọn cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản. - Viết được bài văn và kể lại được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân. 2.2. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học. 3. Phẩm chất - Biết yêu con người, yêu cái đẹp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - SHS, SGV. -Máy chiếu, bảng, phấn, giấy A4, A0 -Phiếu học tập, bảng kiểm 2. Học liệu - Tri thức đọc hiểu, tri thức Tiếng Việt - Văn bản: Lẵng quả thông, Con muốn làm một cái cây, Và tôi nhớ khói, Cô bé bán diêm, Trải nghiệm về một chuyến đi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TÓM TẮT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiến trình Thời Sản phẩm Cách tổ gian chức Giới thiệu chủ đề bài học và tìm hiểu tri thức đọc hiểu 1.Khởi động chủ đề (hướng dẫn HS trả lời 10 phút -Lời nói hoặc -Thảo luận câu hỏi lớn của bài học) hình ảnh hoặc nhóm 4 đồ vật 1 | Page
  2. Sản phẩm của: Lớp học hoa táo – Dự án soạn giáo án SGK Văn 6. 2.Tìm hiểu tri thức đọc hiểu 5 phút -Câu ghép nối -Làm việc (hướng dẫn HS nhớ lại những đặc điểm của cá nhân truyện) Đọc hiểu văn bản 1: LẴNG QUẢ THÔNG 1.Khởi động (giới thiệu văn bản Lẵng quả 5 phút -Giấy ghi chú -Làm việc thông) -Chiếc hộp bí cá nhân mật 2.Hình thành kiến thức mới 2.1. Trải nghiệm và tóm tắt đoạn trích 20 phút -Phần đọc -Làm việc “Lẵng quả thông” (hướng dẫn HS đọc và phân vai. nhóm đọc tóm tắt đoạn trích “Lẵng quả thông” – câu -Câu trả lời phân vai. hỏi 1 phần suy ngẫm và phản hồi) của HS -Think- -Câu trả lời write-pair- của HS trên share giấy ghi chú 2.2. Tìm hiểu các yếu tố về truyện trong đoạn trích “Lẵng quả thông” 2.2.1. Nhân vật Dagni (trả lời câu hỏi 2,3 30 phút -Phiếu học tập -Làm việc phần suy ngẫm và phản hồi) số 1 nhóm 2.2.2. Chi tiết tiêu biểu – món quà của nhạc 10 phút -Câu trả lời -Làm việc sĩ Edvard Grieg tặng cho Dagni (trả lời câu trên giấy ghi cá nhân hỏi số 6 phần suy ngẫm và phản hồi) chú 2.2.3. Đề tài và chủ đề của truyện “Lẵng quả 10 phút -Phiếu học tập -Làm việc thông” (trả lời câu hỏi 4, 5) số 2 cặp đôi 2.3. Bài học rút ra qua truyện “Lẵng quả 5 phút -Câu trả lời -Làm việc thông” (trả lời câu hỏi 7 phần suy ngẫm và trên giấy ghi cá nhân và phản hồi) chú làm việc nhóm. 3.Luyện tập 10 phút -Câu trả lời -Làm việc của HS cá nhân A. PHẦN TỔNG QUAN 1. MỞ ĐẦU CHỦ ĐỀ (10 phút) a. Mục tiêu - Giới thiệu chủ đề “Nuôi dưỡng tâm hồn” và hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi lớn của bài học. b. Nội dung - GV thuyết trình giải thích khái niệm “tâm hồn”: là ý nghĩ và tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người. - HS lựa chọn các hình ảnh đại diện cho thế giới tâm hồn của con người và mô tả ngắn gọn thông điệp của hình ảnh đó. (Gợi ý có thể là hình ảnh cây cối, con vật, đồ vật ) 2 | Page
  3. Sản phẩm của: Lớp học hoa táo – Dự án soạn giáo án SGK Văn 6. c. Sản phẩm học tập - Câu trả lời hoặc hình vẽ, đồ vật của học sinh. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - Giao nhiệm vụ học tập: + GV thuyết trình giải thích khái niệm “tâm hồn”. -Hình ảnh một + GV tổ chức HS thảo luận nhóm 4 bạn tham gia hoạt động Đại bông hoa hướng diện của tâm hồn với yêu cầu: dương luôn vươn về Hãy lựa chọn một hình ảnh đại diện cho thế giới tâm hồn phía mặt trời -> tâm của con người và mô tả ngắn gọn thông điệp của hình ảnh đó? (Gợi hồn luôn biết vươn ý có thể là hình ảnh cây cối, con vật, đồ vật ) lên nghịch cảnh - Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs lắng nghe để hiểu khái niệm -Hình ảnh một tâm hồn từ đó thảo luận nhóm 4 lựa chọn và mô tả. đám mây -> tâm hồn - Báo cáo kết quả THNVHT: HS trình bày bằng lời nói, vẽ thong dong, thanh hình ảnh hoặc đưa ra đồ vật đại diện trước lớp. thản, tự tại. - Đánh giá kết quả THNVHT: -Hình ảnh cây bút + Các nhóm khác nhận xét, góp ý. -> Tâm hồn ham học + GV nhận xét các nhóm và chốt ý: Trình chiếu một vài hình hỏi, ham hiểu biết. ảnh có thể đại diện về tâm hồn trên nền nhạc, sau đó giới thiệu chủ -Hình ảnh một trái điểm NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN và câu hỏi lớn của bài học. Nuôi tim -> Tâm hồn biết dưỡng một đời sống tâm hồn phong phú sẽ mang đến cho chúng ta yêu thương. điều gì? 2. TÌM HIỂU TRI THỨC ĐỌC HIỂU (5 phút) a. Mục tiêu -HS nhớ lại những đặc điểm của truyện đã học ở bài 2, 6: đề tài, chủ đề, ngôi kể, sự việc, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, tình cảm cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. b. Nội dung - Thông qua bài tập ghép nối, HS nhớ lại những kiến thức đã học về những đặc điểm của truyện. - Trong bài 6 các em đã được học về truyện, bài 7 học về thể loại thơ. Vậy đọc truyện khác với đọc thơ ở những điểm nào? c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS d. Tổ chức hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM -Giao nhiệm vụ học tập: 1.2. Tìm hiểu tri thức đọc hiểu + Yêu cầu HS ghép nối nội Cột A Nối Cột B dung phù hợp với các khái 1.Chủ đề a. Là chi tiết gây ấn tượng, cảm niệm về các yếu tố của truyện. xúc mạnh đối với người đọc; góp phần quan trọng tạo nên hình 3 | Page
  4. Sản phẩm của: Lớp học hoa táo – Dự án soạn giáo án SGK Văn 6. + yêu cầu HS xác định sự tượng nghệ thuật gợi cảm và khác nhau giữa đọc truyện và sống động trong tác phẩm. đọc thơ. 2. Nhân vật b. Là một chuỗi các sự việc - Thực hiện nhiệm vụ học chính được sắp xếp theo một tập: HS suy nghĩ trình tự nhất định và có liên quan - Báo cáo kết quả thực hiện chặt chẽ với nhau nhằm thể hiện NVHT: HS trả lời câu hỏi nội dung ý nghĩa của tác phẩm. - Đánh giá kết quả thực 3. Chi tiết c. Là vai do tác giả tạo ra để kể hiện NVHT: tiêu biểu các sự việc. Người kể chuyện + GV nhận xét, chốt ý trên theo ngôi thứ nhất là người kể màn hình. chuyện xưng “tôi”. Người kể + Định hướng trả lời: chuyện theo ngôi thứ ba là người 1e-2d-3a-40-5f-6b-7c kể chuyện giấu mình. 4. Tình d. Là con người, hay loài vật, đồ cảm, cảm vật được miêu tả trong tác xúc của phẩm văn học. Đặc điểm nhân người viết vật thường được bộc lộ qua hình dáng, cử chỉ, hành động, lời nói, ý nghĩ 5. Đề tài e. là những vấn đề chính mà văn bản nêu lên qua một hiện tượng đời sống. 6.Cốt f. là hiện tượng đời sống được truyện miêu tả và thể hiện qua văn bản. 7. Người kể chuyện B. PHẦN HƯỚNG DẪN HỌC TẬP THEO CHỦ ĐỀ PHẦN ĐỌC VĂN BẢN 1: LẴNG QUẢ THÔNG (75 phút) HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (5 phút) a. Mục tiêu - Tạo tâm thế cho học sinh trước khi đọc văn bản. - Giới thiệu văn bản “Lẵng Quả thông” của K.G. Paustovsky. b. Nội dung - HS trả lời câu hỏi chuẩn bị đọc thông qua hoạt động Chiếc hộp bí mật, qua đó chuẩn bị tâm thế cho bài đọc hiểu. 4 | Page
  5. Sản phẩm của: Lớp học hoa táo – Dự án soạn giáo án SGK Văn 6. - Câu hỏi: Đã bao giờ em nhận được một món quà đặc biệt khiến em nhớ mãi? Hãy chia sẻ trải nghiệm ấy với các bạn? c. Sản phẩm: Tờ giấy ghi câu trả lời của học sinh d. Tổ chức hoạt động -Giao nhiệm vụ học tập + GV phát cho HS mỗi bạn 1 tờ giấy ghi chú yêu cầu HS ghi câu trả lời cho câu hỏi phần chuẩn bị đọc. + Sau đó, HS bỏ tờ giấy vào chiếc hộp bí mật. -Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời câu hỏi vào giấy và bỏ vào chiếc hộp. -Báo cáo kết quả thực hiện NVHT: HS sẽ mở và đọc các câu trả lời trong chiếc hộp bí mật ở cuối bài học, khi HS trả lời câu hỏi 7. -Đánh giá kết quả thực hiện NVHT: Được thực hiện vào cuối bài học, khi HS trả lời câu hỏi số 7. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (70 phút) 1. Trải nghiệm và tóm tắt đoạn trích “Lẵng quả thông” (20 phút) a. Mục tiêu: Hs đọc văn bản và tóm tắt được những sự việc chính xảy ra với nhân vật Dagni Pedersen. b. Nội dung: HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong khi đọc và câu hỏi 1 trong phần suy ngẫm và phản hồi để tóm tắt được những sự việc chính trong đoạn trích. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, câu trả lời trên giấy ghi chú. d. Tổ chức hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - Giao nhiệm vụ học tập: * NV 1: Trải nghiệm cùng văn bản – tìm hiểu tác giả, tác phẩm + GV yêu cầu HS đọc phần tác giả, tóm tắt truyện “Lẵng quả thông” và các chú thích. Sau đó GV giảng giải thêm về tác giả và chú thích “đêm trắng”. + GV hướng dẫn HS cách ngắt nhịp đọc, cách đọc tên nhân vật, địa danh. yêu cầu HS nêu cách đọc, giọng đọc của vai HS được đảm nhiệm và tiến hành đọc phân vai: người dẫn truyện, Dagni, nhạc sĩ Edvard Grieg, ông Nils, bà Magdar *Lưu ý: -Người dẫn truyện: đoạn đầu đọc chậm rải, êm đềm, nhẹ nhàng; đoạn sau: đọc nhịp nhanh dồn dập theo cảm xúc của nhân vật. -Dagni: giọng từ ngạc nhiên, bất ngờ đến xúc động. -Ông Nils – Bà Magdar: giọng vui vẻ, trìu mến, yêu thương. -Nhạc sĩ: giọng đầy tình cảm, yêu thương. + GV phát vấn yêu cầu HS trả lời 4 câu hỏi trải nghiệm cùng văn bản. 5 | Page
  6. Sản phẩm của: Lớp học hoa táo – Dự án soạn giáo án SGK Văn 6. *NV2: Tóm tắt đoạn trích *Phần đinh hướng + GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi 1 câu hỏi 1 suy ngẫm và phần suy ngẫm và phản hồi trên giấy ghi chú và tóm tắt các phản hồi: sự việc chính. Câu 1: Những sự việc + Trao đổi tờ ghi chú với bạn bên cạnh và sửa bài cho nhau chính xảy ra với nhân dựa trên phần chốt trên màn hình của GV. vật Đagni trong đoạn - Thực hiện nhiệm vụ học tập: trích là: *NV1: + Sự việc 1: Dagni + HS lắng nghe hướng dẫn đọc, suy nghĩ cách đọc, giọng chuẩn bị trang phục đi đọc của từng nhân vật và tiến hành đọc phân vai. nghe hòa nhạc cùng cô + Cá nhân HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi trải nghiệm cùng Magdar và chú Nils. văn bản + Sự việc 2: Dagni bất *NV2: ngờ đón nhận món quà + HS trả lời cá nhân trên giấy ghi chú. mà nhạc sĩ Edvard + Trao đổi với bạn bên cạnh và đánh giá chéo bài của nhau. Grieg hứa tặng cô -Báo cáo kết quả thực hiện NVHT: mười năm trước. + GV mời HS đọc phân vai và một vài hs trả lời câu hỏi trải + Sự việc 3: Cảm xúc, nghiệm cùng văn bản. suy nghĩ của Dagni sau + GV mời một vài cặp trình bày phần đánh giá câu hỏi 1 khi đón nhận món quà phần suy ngẫm và phản hồi của bạn. đặc biệt. -Đánh giá kết quả thực hiện NVHT: + GV nhận xét cách đọc đối với từng nhân vật, nhận xét câu trả lời phần trải nghiệm cùng văn bản. + GV chốt ý trên 2. Tìm hiểu các yếu tố truyện trong đoạn trích “Lẵng quả thông” a. Mục tiêu - Nhận biết được các yếu tố của truyện: chi tiết tiêu biểu; tình cảm, cảm xúc của người viết; nhận biết, phân tích được đặc điểm nhân vật; đề tài, chủ đề. b. Nội dung - Dựa vào văn bản HS trả lời câu hỏi 2, 3 SGK/ 65 thông qua PBT số 1 về các chi tiết miêu tả nhân vật Đagni từ đó nhận xét nhân vật Dgani và cảm xúc của người viết đối với nhân vật. - Dựa vào văn bản HS trả lời câu hỏi 4, 5 SGK/65 thông qua PBT số 2 về đề tài, chủ đề của văn bản. - Dựa vào văn bản HS trả lời câu hỏi: Hãy xác định chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích? và câu 6 SGK/65 về ý nghĩa của món quà đối với Đagni. c. Sản phẩm - Phiếu bài tập số 1 và số 2 - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức hoạt động 2.1. Nhân vật Dagni (30 phút) 6 | Page
  7. Sản phẩm của: Lớp học hoa táo – Dự án soạn giáo án SGK Văn 6. -Giao nhiệm vụ học tập: + GV phát PBT và yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 HS. + Sau thời gian thảo luận, thư kí nhóm được giữ lại còn các thành viên chia đều sang các nhóm khác. + Các nhóm mới được nghe thư kí nhóm cũ trình bày nội dung trong PHT và cùng góp ý bổ sung ý kiến. + Yêu cầu một nhóm đại diện trình bày -Thực hiện nhiệm vụ học tập + HS thảo luận nhóm 4HS hoàn thành PBT. + HS di chuyển tạo nhóm mới: 1 thư kí cũ trình bày nội dung và các thành viên nhóm khác góp ý bổ sung hoàn thiện PBT. -Báo cáo kết quả thực hiện NVHT: GV mời nhóm đại diện trình bày PBT đã hoàn thiện sau 2 vòng thảo luận. -Đánh giá kết quả thực hiện NVHT + Các nhóm đánh giá phần trình bày của nhóm đại diện. + GV chốt lại kiến thức trọng tâm Phần định hướng trả lời câu hỏi 2,3 phần suy ngẫm và phản hồi qua PBT số 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 - PHÂN TÍCH NHÂN VẬT DAGNI Đặc điểm Bối Ngoại Lời nói Hành động Tình cảm, Nhận xét cảnh hình cảm xúc Thời điểm - Đêm - Muốn - Cô gái xinh trắng mặc đẹp, trong - Ở chiếc áo sáng. nhà dài trắng - Mặc chiếc áo a. Chuẩn bị dài trang phục đi nhung nghe hòa nhạc tơ, màu đen. - Khuôn mặt xanh nghiêm nghị - Hai bím tóc dài lấp lánh màu vàng 7 | Page
  8. Sản phẩm của: Lớp học hoa táo – Dự án soạn giáo án SGK Văn 6. - Khi - Tác động lần lì lạ, những đầu giai điệu tiên uyển nghe chuyển và Cô gái có nhạc những giao tiếng sấm tâm hồn tinh b.Trong hưởng sét gợi lên tế, mơ quá những hình mộng, giàu trình ảnh giống trí tưởng lắng như những tượng, giàu nghe - Buổi giấc mộng. cảm xúc. bản - Khi hòa - Chú - Giật mình, nhạc nghe nhạc vừa gọi cau mày khi -> Ngạc lời ngoài cháu nghe người nhiên, bất giới trời ở phải giới thiệu ngờ. thiệu công không ạ? chương của viên - Sao thế trình hòa người thành ạ? nhạc nhắc dẫn phố đến tên cô. buổi - Thở một -> Xúc hòa hơi động nhạc dài ngăn nước mắt đang nghẹn ở cổ họng - Cúi xuống và áp vào hai lòng bàn tay - Khi - Khóc, - Trong lòng nghe không cần cô ào ạt cơn giai giấu ai nữa bão điệu - Tưởng bản tượng về nhạc quê hương cất với khu lên rừng, tiếng tù và, tiếng sóng - Lòng biết ơn 8 | Page
  9. Sản phẩm của: Lớp học hoa táo – Dự án soạn giáo án SGK Văn 6. c. Sau khi nghe - Cổng - Lời đối - Đứng dậy, - Cô gái hiểu bản nhạc công thoại bước nhanh biết, luôn viên trong ý ra cổng. biết ơn, trân nghĩ với trọng những - Trên bác nhạc - Nếu gặp giá trị mình đường sĩ bác sẽ ôm được đón phố “Cảm trái tim nhận ơn” nước mắt - Bờ “Vì vào má ông. biển bác . - Nắm chặt mà sống” hai bàn tay - Lời và rên rỉ thầm thì - Cười phá trước bờ lên biển: “Hỡi cuộc sống! Ta yêu người” 2.2. Chi tiết tiêu biểu – món quà của nhạc sĩ Edvard Grieg tặng cho Dagni (10 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM -Giao nhiệm vụ học tập: + yêu cầu HS xác định chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn trích ngoài những chi tiết miêu tả nhân vật Đagni? + Yêu cầu HS làm việc cá nhân, viết ra giấy *Phần đinh hướng câu hỏi 6 suy ngẫm ghi chú trả lời câu hỏi 6 SGK/65 về món quà và phản hồi: mà nhạc sĩ tặng Đagni có ý nghĩa như thế nào - Món quà đánh thức trong tâm hồn Dagni đối với cô? Sau đó chia sẻ trước lớp. những hình ảnh đẹp đẽ về thiên nhiên quê -Thực hiện nhiệm vụ học tập: hương và thời thơ ấu. + HS suy nghĩ trả lời. - Món quà giúp Dagni cảm nhận tình yêu, + HS suy nghĩ và viết ra giấy. lòng nhân hậu mà nhạc sĩ dành cho cô. -Báo cáo kết quả thực hiện NVHT: - Món quà giúp Dagni cảm nhận rõ rệt về + GV mời HS trả lời cá nhân. tình yêu cuộc đời, lòng biết ơn, những tình + GV mời HS trình bày. cảm tốt đẹp này sẽ giúp cô sống một cuộc -Đánh giá kết quả thực hiện NVHT: đời có ý nghĩa. + HS nhận xét - Món quà củng cố niềm tin về việc giữ + GV nhận xét, đánh giá, chốt ý trên màn lời hứa của người lớn với một đứa trẻ. hình trên nền nhạc nhẹ nhàng. 9 | Page
  10. Sản phẩm của: Lớp học hoa táo – Dự án soạn giáo án SGK Văn 6. 2.3. Đề tài và chủ đề của truyện “Lẵng quả thông” (10 phút) -Giao nhiệm vụ học tập: GV phát PBT số 2 và yêu cầu HS thảo luận cặp. -Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận cặp suy nghĩ về đề tài và chủ đề của văn bản. -Báo cáo kết quả thực hiện NVHT: GV mời nhóm đại diện trình bày PBT số 2. -Đánh giá kết quả thực hiện NVHT: + Các nhóm đánh giá phần trình bày của nhóm đại diện. + GV chốt ý trên màn hình. Phần định hướng trả lời câu hỏi 4, 5 thông qua PBT số 2: PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Câu 1: Câu chuyện “Lẵng quả thông” viết về đề tài gì? - Nuôi dưỡng đời sống tâm hồn con người. - Sự kết nối giữa thiên nhiên – con người. - Vẻ đẹp bình dị, nhân hậu của con người Nga. Câu 2: Em hãy nêu chủ đề của truyện? - Giá trị, sự kì diệu của âm nhạc đối với việc nuôi dưỡng đời sống tâm hồn con người. - Sự kết nối giữa thiên nhiên với con người giúp nuôi dưỡng đời sống nội tâm phong phú, giàu cảm xúc. - Tình yêu và lòng nhân hậu khơi dậy sự biết ơn với những điều tốt đẹp mà con người đón nhận trong cuộc sống. 3. Bài học rút ra qua đoạn trích “Lẵng quả thông” (5 phút) a. Mục tiêu - Kết nối văn bản với đời sống. - HS nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân qua văn bản. b. Nội dung: Dựa vào văn bản HS rút ra bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân qua văn bản. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS trên giấy ghi chú. d. Tổ chức hoạt động: Mở chiếc hộp bí mật HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - Giao nhiệm vụ học tập: Phần định hướng trả lời + GV mở chiếc hộp đựng các tờ giấy ghi chia sẻ ban đầu câu hỏi 7: của HS, yêu cầu các em nhận lại tờ giấy đó của mình. - Cách cho đi một món quà: + yêu cầu HS đọc nội dung chia sẻ đã viết ở tiết 1, tiếp + Đặt cả tấm lòng và tình tục viết vào tờ giấy (bằng mực đỏ) những suy nghĩ của cảm hoặc những lời chúc tốt em về cách cho và cách nhận một món quà dựa trên trải đẹp trong món quà trao cho nghiệm cá nhân và cách nhạc sĩ tặng quà, cách Dagni người khác. nhận quà trong truyện “Lẵng quả thông”. + Giá trị món quà trao đi + Yêu cầu HS thảo luận nhóm chia sẻ ý kiến của bản thân nhiều khi không cần là vật với các bạn trong nhóm, thống nhất ý kiến về cách cho và chất mà là một niềm vui, sự cách nhận một món quà. 10 | Page
  11. Sản phẩm của: Lớp học hoa táo – Dự án soạn giáo án SGK Văn 6. + GV mời một vài nhóm HS đại diện trình bày kết quả yêu thương, một sản phẩm -Thực hiện nhiệm vụ học tập: tinh thần, + HS đọc nội dung đã chia sẻ và tiếp tục suy nghĩ về cách + Cách tặng quà quan trọng cho và cách nhận một món quà. hơn món quà, vì vậy, hãy chỉ + Thảo luận và chia sẻ trong nhóm. tặng món quà khi người -Báo cáo kết quả thực hiện NVHT: Đại diện nhóm trình nhận hiểu giá trị của quà bày tặng đó. -Đánh giá kết quả thực hiện NVHT: - Cách nhận một món quà: + Các nhóm khác nhận xét đánh giá, bổ sung. + Nhận món quà với thái độ + GV chốt ý về thái độ cách ứng xử về cách cho và trân trọng tấm lòng của nhận bằng 1 đoạn clip trên nền nhạc “Để gió cuốn đi” người tặng quà. (Trịnh Công Sơn) kèm những hình ảnh về những chuyến + Nhận món quà với lòng thiện nguyện giúp đồng bào lũ lụt, hình ảnh những y bác biết ơn. sĩ xung phong vào tuyến đầu chống dịch; hình ảnh người + Nhận món quà với ý thức dân giúp đỡ những đơn vị chống dịch về vật chất lẫn tinh gìn giữ, nâng niu hoặc có thần; hình ảnh anh công an Bắc Giang đứng chào đoàn những thái độ, hành động xe của y bác sĩ làm tăng lên giá trị, ý nghĩa của món quà. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP (10 phút) a. Mục tiêu - Ôn tập, củng cố những kiến thức về các yếu tố của truyện trong văn bản “Lẵng quả thông”. - Nhận biết được những thuận lợi và khó khăn khi đọc văn bản theo thể loại truyện. b. Nội dung - Dựa vào kiến thức về các yếu tố của truyện và sự hiểu biết về văn bản “Lẵng quả thông” HS viết hoạt động phản hồi: + Hoạt động con làm tốt nhất khi đọc văn bản là gì? + Hoạt động con gặp khó khăn khi đọc văn bản là gì? c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức hoạt động - Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS viết phản hồi trên giấy ghi chú và nộp lại GV. -Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ và trả lời trên giấy - Báo cáo kết quả thực hiện NVHT: HS nộp lại cho GV. - Đánh giá kết quả thực hiện NVHT: GV đọc ở nhà và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn trong khi đọc văn bản. 11 | Page
  12. Sản phẩm của: Lớp học hoa táo – Dự án soạn giáo án SGK Văn 6. VĂN BẢN 2: CON MUỐN LÀM MỘT CÁI CÂY (2 tiết) TÓM TẮT TIẾN TRÌNH Tiến trình Thời Sản phẩm Cách tổ chức gian Khởi động: Tạo tâm thế vào bài học 5 phút -Những chia sẻ trên giấy -Làm việc cá ghi chú nhân Hình thành kiến thức mới 1. Đọc, trải nghiệm cùng văn bản 15 phút -Phần đọc diễn cảm của -Làm việc theo HS nhóm 2.1. Nhân vật ông nội và cậu bé Bum 27 phút -Phiếu học tập số 1 -Làm việc nhóm 2.2. Chi tiết tiêu biểu- hình ảnh cây ổi 8 phút -Câu trả lời của HS 2.3. Đề tài và chủ đề 5 phút -PBT -Think-write- pair-share 3. Kết nối 10 phút Câu trả lời vào giấy ghi Chia sẻ cặp đôi chú 4. Luyện tập 10 phút PBT Làm việc nhóm HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU (5 PHÚT) a. Mục tiêu -Tạo tâm thế cho học sinh trước khi đọc văn bản. -Giới thiệu văn bản “Con muốn làm một cái cây” của Vũ Thu Hương. b. Nội dung - Học sinh trả lời câu hỏi chuẩn bị đọc thông qua hoạt động viết ngắn ở nhà, qua đó chuẩn bị tâm thế cho phần đọc hiểu -Câu hỏi: Viết về một kỉ vật có ý nghĩ sâu sắc với bản thân em? Hãy chia sẻ những cảm nhận của em với các bạn c. Sản phẩm: Tờ giấy ghi câu trả lời của học sinh d. Tổ chức hoạt động - Giao nhiệm vụ học tập. GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi phần chuẩn bị đọc vào một tờ giấy ghi chú (làm ở nhà)=> Học sinh chia sẻ theo cặp câu trả lời của mình, - Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh trả lời câu hỏi (làm ở nhà) và chia sẻ với bạn bên cạnh (trên lớp) - Báo cáo kết quả thực hiện NVHT: GV mời 2 tới 3 cặp chia sẻ trước lớp. - Đánh giá thực hiện NVHT: GV chốt và dẫn vào bài HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (65 phút) 1. Trải nghiệm và tóm tắt văn bản “Con muốn làm một cái cây” (15phút) 12 | Page
  13. Sản phẩm của: Lớp học hoa táo – Dự án soạn giáo án SGK Văn 6. ` a. Mục tiêu: Học sinh đọc văn bản b. Nội dung: Học sinh đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi trong khi đọc c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, câu trả lời trên giấy ghi chú d. Tổ chức hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - Giao nhiệm vụ học tập: *Phần định hướng câu Trải nghiệm cùng văn bản – tìm hiểu tác giả, tác phẩm hỏi trải nghiệm cùng + GV yêu cầu HS đọc phần tác giả và các chú thích. Sau văn bản: đó GV giảng giải thêm về tác giả và chú thích “cây ổi”. + Câu 1 suy luận: + GV hướng dẫn HS cách ngắt nhịp, cách đọc, giọng đọc + Câu 2 liên hệ: cho từng phần truyện. + Câu 3 suy luận: *Lưu ý: + Câu 4 suy luận: + Phần 1, đọc với giọng vui tươi, hứng khởi. + Phần 2, đọc giọng trầm buồn. + GV phát vấn yêu cầu HS trả lời 4 câu hỏi trải nghiệm cùng văn bản. - Thực hiện nhiệm vụ học tập: + HS lắng nghe hướng dẫn đọc. + Cá nhân HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi trải nghiệm cùng văn bản -Báo cáo kết quả thực hiện NVHT: GV mời HS đọc và một vài hs trả lời câu hỏi trải nghiệm cùng văn bản. + GV mời một vài cặp trình bày phần tóm tắt. -Đánh giá kết quả thực hiện NVHT: + GV nhận xét cách đọc đối với từng phần truyện, nhận xét câu trả lời phần trải nghiệm cùng văn bản. + GV chốt ý trên 2. Tìm hiểu các yếu tố truyện trong văn bản “Con muốn làm một cái cây” 2.1. Nhân vật ông nội và cậu bé Bum (27 phút) a. Mục tiêu -Nhận biết được các yếu tố của truyện: chi tiết tiêu biểu; tình cảm, cảm xúc của người viết; nhận biết, phân tích được đặc điểm nhân vật; đề tài, chủ đề b. Nội dung -Dựa vào văn bản HS trả lời câu hỏi 2, 3 SGK/ 68 thông qua PBT số 1 về các chi tiết miêu tả nhân vật ông nội và cậu bé Bum từ đó nhận xét về hai nhân vật và cảm xúc của người viết đối với nhân vật. -Dựa vào văn bản HS trả lời câu hỏi 4 SGK/68 về chi tiết tiêu biểu của văn bản. -Dựa vào văn bản HS trả lời câu hỏi 1, 5 SGK/68 thông qua PBT số 2 về đề tài, chủ đề của văn bản. 13 | Page
  14. Sản phẩm của: Lớp học hoa táo – Dự án soạn giáo án SGK Văn 6. - Dựa vào văn bản HS trả lời câu hỏi 7 SGK/68 về kết nối từ văn bản tới sự trải nghiệm của cá nhân học sinh. c. Sản phẩm: Phiếu bài tập số 1, 2; câu trả lời của HS d. Tổ chức hoạt động Nhiệm vụ học tập số 1 -Giao nhiệm vụ học tập +GV phát PBT số 1a và 1b, yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, trong đó 2 HS thảo luận phiếu 1a và 2 HS thảo luận phiếu 1b (4 phút). +Sau thời gian thảo luận, các cặp HS trao đổi trong nhóm 4 để hoàn thành cả 2 phần của phiếu học tập số 1 (thời gian 3 phút) -Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận cặp và nhóm 4HS hoàn thành PBT số 1 -Báo cáo kết quả thực hiện NVHT: GV mời nhóm đại diện trình bày PBT đã hoàn thiện sau 2 vòng thảo luận. - Đánh giá kết quả thực hiện NVHT: Các nhóm đánh giá phần trình bày của nhóm đại diện=> GV chốt lại kiến thức trọng tâm Phần định hướng trả lời câu hỏi 2,3 phần suy ngẫm và phản hồi qua PBT số 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 – PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ÔNG NỘI VÀ CẬU BÉ BUM PHIẾU SỐ 1A: NHÂN VẬT ÔNG NỘI Bối cảnh Suy nghĩ Hành động Lời nói Nhận xét Khi mẹ - Nghĩ tới một - Bấm cho cây - Quan tâm, yêu thương, mang bầu cây ổi toả ra nhiều chăm sóc cháu Bum - Mong muốn cành cao thấp - Trồng cây ổi làm quà cháu có một tặng cháu nơi để chơi đùa Khi Bum - Ngồi nghe - Thấu hiểu tâm lí bé trai lớn đài và trông chừng lũ trẻ - Cười rất hiền PHIẾU SỐ 1B: NHÂN VẬT CẬU BÉ BUM Bối cảnh Suy nghĩ Hành động Lời nói Nhận xét Trước khi - Kể cho bạn - Dĩ nhiên là - Cậu bé tinh nghịch, hồn chuyển nhà nghe về câu nhờ có tao nhiên chuyện cây ổi - Hãnh diện, tự hào về - Thảo ăn món quà ông tặng Sau khi - Ước mang - Cười toe toét - Yêu ông nội chuyển nhà theo cây ổi mà mắt rưng - Chú bé nhạy cảm. đến nhà mới rưng - Ước gặp lại bạn cũ 14 | Page
  15. Sản phẩm của: Lớp học hoa táo – Dự án soạn giáo án SGK Văn 6. - Ước mơ làm cây ổi Nhiệm vụ học tập số 2 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - Giao nhiệm vụ học tập: Một số lập luận HS có thể đưa ra ở nhóm Bum mặt + Yêu cầu HS vẽ mặt cười nếu cho cười: rằng Bum là cậu bé hạnh phúc, vẽ mặt – Bum có một tuổi ấu thơ vui vẻ, hồn nhiên, được buồn nếu cho rằng Bum là cậu bé đùa nghịch với các bạn buồn – Bum có ông nội thương cháu, yêu cháu, hiểu + Yêu cầu HS di chuyển tạo thành hai cháu đã trồng cả một cây ổi cho chú bé leo trèo nhóm Bum mặt cười và Bum mặt – Bum có bố mẹ thương con, hiểu con nên khi biết buồn con buồn, đã cố gắng trồng lại cây ổi và rủ bạn bè + Hai nhóm thảo luận đưa ra ý kiến cũ về nhà chơi với Bum, dù gia đình chuyển chỗ ở. bảo vệ quan điểm của mình Một số lập luận HS có thể đưa ra ở nhóm Bum mặt + Hai nhóm cùng tranh luận. buồn: -Thực hiện nhiệm vụ học tập: – Bum mất ông nội, người bạn yêu thương và luôn + HS vẽ lựa chọn của mình bên cnahj Bum thời ấu thơ. + HS di chuyển tạo nhóm mới và thảo – Bum xa bạn bè cũ, xa cây ổi thân thiết thời thơ luận ấu nên có cảm giác lạc lõng, cô đơn sau khi gia -Báo cáo kết quả thực hiện NVHT: đình chuyển nhà. + GV mời HS tranh luận – Bố mẹ bận bịu làm ăn, ít có thời gian để quan -Đánh giá kết quả thực hiện NVHT: tâm đến Bum, nhất là quan tâm đến những nỗi + GV nhận xét, đánh giá, chốt ý buồn, sự cô đơn bên trong tâm hồn con. trên màn hình 2.2. Chi tiết tiêu biểu – hình ảnh cây ổi (8 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - Giao nhiệm vụ học tập: + yêu cầu HS xác định chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện? *Phần đinh hướng câu hỏi 4 suy ngẫm + Yêu cầu HS làm việc cá nhân, viết ra giấy và phản hồi: ghi chú trả lời câu hỏi 4 SGK/68 về ý nghĩ của - Về ý nghĩa nội dung: hình ảnh cây ổi + Cây ổi là quà tặng đặc bieteh với sự + Chia sẻ trước lớp. chăm chút và tinh yêu mà ông nội dành - Thực hiện nhiệm vụ học tập: cho Bum. + HS suy nghĩ và viết ra giấy + Cây ổi là nơi gắn kết bạn bè với những + HS bắt cặp và chia sẻ trò leo trèo nghịch ngợm của các chú bé. - Báo cáo kết quả thực hiện NVHT: + Cây ổi là niềm vui của thời thơ ấu hồn + GV mời HS trả lời cá nhân. nhiên, được lớn lên trong yêu thương và + GV mời HS trình bày. được làm bạn với thiên nhiên. - Đánh giá kết quả thực hiện NVHT: - Về ý nghĩa nghệ thuật: 15 | Page
  16. Sản phẩm của: Lớp học hoa táo – Dự án soạn giáo án SGK Văn 6. + HS nhận xét + Cây ổi là hình tượng xuyên suốt từ đầu + GV nhận xét, đánh giá, chốt ý trên màn đến cuối truyện ngắn, kết nối thời thơ ấu hình trên nền nhạc nhẹ nhàng. của ba Bum, của Bum, kết nối quá khứ (cây ổi ông trồng) – hiên tại (cây ổi trong bài văn viết về mơ ước của Bum) – tương lai (dự định trồng lại cây ổi của ba mẹ). 2.3. Đề tài và chủ đề của truyện “con muốn làm một cái cây” (5 phút) - Giao nhiệm vụ học tập: GV phát PBT số 2 và yêu cầu HS thảo luận cặp. - Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận cặp suy nghĩ về đề tài và chủ đề của văn bản. - Báo cáo kết quả thực hiện NVHT: GV mời nhóm đại diện trình bày PBT số 2. - Đánh giá kết quả thực hiện NVHT: Các nhóm đánh giá phần trình bày của nhóm đại diện=> GV chốt ý trên màn hình. Phần định hướng trả lời câu hỏi 5 thông qua PBT số 2: PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Câu 1: Câu chuyện “Con muốn làm một cái cây” viết về đề tài gì? - Tình cảm ông cháu - Kỉ niệm thời thơ ấu gắn với thiên nhiên - Sự cô đơn của đứa trẻ khi xa rời không gian sống quen thuộc Câu 2: Em hãy nêu chủ đề của truyện? - Trẻ em cần được lớn lên trong yêu thương, chăm sóc và sự kết nối với bạn bè, thiên nhiên. - Trẻ em cần được thấu hiểu, lắng nghe, nhất là thấu hiểu những cảm xúc bên trong (như cô đơn, buồn bã, ) - Trẻ em cần được lớn lên với một thơ ấu đầy ắp niềm vui, được chơi đùa, nghịch ngợm đúng với lứa tuổi. HOẠT ĐỘNG 3: KẾT NỐI (10 phút) -Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi số 7 SGK/68 theo kĩ thuật think – pair – share. -Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ và viết câu trả lời ra giấy ghi chú.=>HS bắt cặp và chia sẻ với bạn bên canh -Báo cáo kết quả thực hiện NVHT: GV mời một vài cặp chia sẻ trước lớp -Đánh giá kết quả thực hiện NVHT: GV tổng hợp kết quả từ những chia sẻ của học sinh và đưa ra định hướng. “Lắng nghe – thấu hiểu – mang tới niềm vui” cho mọi người xung quanh ta (trên nền nhạc) HOẠT ĐỘNG 4: LUYỆN TẬP (10 phút): So sánh nhân vật Dan- ni và nhân vật cậu bé Bum (20 phút) a. Mục tiêu: Học sinh so sánh được điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật của hai văn bản khác nhau bằng sơ đồ Venn 16 | Page
  17. Sản phẩm của: Lớp học hoa táo – Dự án soạn giáo án SGK Văn 6. b. Nội dung: Dựa vào văn bản HS trả lời câu hỏi 6, SGK/68 thông qua sơ đồ Venn về điểm giống và khác nhau giữa Dan-ni và Bum c. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS d. Tổ chức hoạt động học tập - Giao nhiệm vụ học tập: + GV phát PBT số 3 và yêu cầu HS thảo luận nhóm 4. + Các nhóm đổi bài, bổ sung cho nhóm bạn bằng bút đỏ -Thực hiện nhiệm vụ học tập: + HS thảo luận nhóm 4 suy nghĩ về sự giống và khác nhau giữa hai nhân vật của hai văn bản. + Trao đổi và bổ sung bài cho nhóm bạn -Báo cáo kết quả thực hiện NVHT: GV mời nhóm đại diện trình bày điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật thông qua sơ dồ Venn. -Đánh giá kết quả thực hiện NVHT: + Các nhóm đánh giá phần trình bày của nhóm đại diện. + GV chốt ý trên màn hình. Phần định hướng trả lời câu hỏi 5 thông qua sơ đồ Venn: PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 17 | Page