Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 117+118: Thực hành Tiếng Việt: Cách lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng

pptx 14 trang Mẫn Nguyệt 21/07/2023 17102
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 117+118: Thực hành Tiếng Việt: Cách lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_117118_thuc_hanh_tieng_viet_cach.pptx

Nội dung text: Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 117+118: Thực hành Tiếng Việt: Cách lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng

  1. Tiết 117-118: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT CÁCH LỰA CHỌN CẤU TRÚC CÂU VÀ TÁC DỤNG
  2. Câu 1: Xét về cấu tạo ngữ pháp của câu Tiếng Việt, câu có mấy thành phần chính? Kể tên? Xét về cấu tạo ngữ pháp của câu Tiếng Việt, câu có hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ.
  3. Câu 2: Cho các tổ hợp từ: Tôi/ có /năm/ quyển/sách. Tạo ra các câu có nghĩa từ tổ hợp từ trên (thêm dấu câu nếu cần thiết). Từ tổ hợp từ, có thể tạo ra 3 câu có nghĩa như sau: - Tôi có năm quyển sách. - Sách, tôi có năm quyển. - Tôi, sách có năm quyển.
  4. Câu 3: Xác định thành phần chính của câu sau đây: “ Ông nội bắc một chiếc ghế đẩu ra sân, rất gần cây ổi, ngồi đó nghe đài, đánh mắt nhìn theo trông chừng lũ trẻ, cười rất hiền lành.” “ Ông nội/bắc một chiếc ghế đẩu ra sân, rất gần cây ổi, ngồi đó nghe đài, C V1 V2 đánh mắt nhìn theo trông chừng lũ trẻ, cười rất hiền lành.” V3 V4
  5. Câu 4: Các vị ngữ ở câu văn trong câu hỏi 3 có tác dụng gì? 4 vị ngữ ở câu văn trong câu hỏi 3 giúp miêu tả đầy đủ hơn các hành động của người ông, làm cho hình ảnh người ông hiện lên đầy đủ, sống động hơn.
  6. I. Tri thức tiếng Việt TrongHãy cho hai biếtví dụ cách dưới lựa 1. Cách lựa chọn cấu trúc câu đây,chọn thành cấu phần trúc câu câu đã? thay đổi như thế nào? Nó có tác dụng gì? Lựa chọn cấu trúc câu bằng cách thay đổi trật tự các thành phần a.câuCây nhằmổi trong nhấnsân mạnhnhà cũ, đốinó đã tượngnhớ bao đượcnăm nóimà chẳngđến. có dịp nào để nói ra. Cụm từ “cây ổi trong sân nhà cũ” đặt ở đầu câu → nhấn mạnh vào đối tượng. b. Nó đã nhớ về cây ổi trong sân nhà cũ bao năm mà chẳng có dịp nào để nói ra. Cụm từ “cây ổi trong sân nhà cũ” đặt ở vị ngữ → nhấn mạnh vào nỗi nhớ của nhân vật.
  7. 2. Tác dụng Xác định thành phần câu và so sánh ý nghĩa của hai câu sau: 1. Ông nội bắc chiếc ghế đẩu ra sân, trông chừng lũ trẻ. C V1 V2 2. Ông nội bắc một chiếc ghế đẩu ra sân, rất gần cầy ổi, ngồi đó nghe đài, C V1 V2 V3 đánh mắt nhìn theo trông chừng lũ trẻ, cười rất hiền lành. V4 V5 Từ phân tích hai yêu cầu trên, em hãy rút ra tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản?
  8. 2. Tác dụng Viết câu chứa nhiều vị ngữ giúp cho việc miêu tả đối tượng được cụ thể, sinh động hơn. Ví dụ: Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. C V1 V2 V3 V4
  9. II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Nếu viết lại câu văn thì ý nghĩa của câu sẽ 1. Bài tập mất đi dụng ý nhấn mạnh việc cây ổi không 1/trang 71 bói quả là “phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông”.
  10. 2. Bài tập 2/Trang 71 a. Những câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ: C1: Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu TN C V1 V2 xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng. V3 C2: Màu xanh nhạt chuyển dần sang ửng vàng, thơm phức, gọi chim về ríu ran C V1 khắp trước sân nhà. V2 V3 b. Việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong đoạn văn có tác dụng: Mở rộng nội dung kể, tả, giúp người đọc hình dung quá trình phát triển của những quả ổi.
  11. Bài tập 3/trang 71 Câu văn viết lại nhấn mạnh nội dung được in đậm: "Tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu.” ➔ Những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu, tôi sẽ không bao giờ quên. Bài tập 4/trang 71 *Yêu cầu viết câu văn sử dụng nhiều vị ngữ: - Nhiệm vụ của một người con ngoan là nghe lời ông bà, cha mẹ, siêng năng C học tập, chăm làm giúp gia đình. V1 V2 V3 V4 - Chú cún nhà em có bộ lông dài màu trắng, rất thích gặm xương C V2 và hay chạy theo em chơi. V1 V3
  12. Bài tập 5/trang 71: *Đoạn văn: "Cũng có khi khói vui hơn niềm vui của người. Làng có đứa bé mới chào đời, giữa một ngày đông buốt giá. [ ] Trong bếp, ngọn lửa nhảy nhót reo vui phần phật, khói bay lên qua mái nhà rất thanh, rất cao." a) Các từ ngữ được dùng theo biện pháp nhân hóa trong đoạn văn trên là: khói vui, khói nhảy nhót reo vui. b) Tác dụng của biện pháp nhân hóa: - Nhấn mạnh khói cũng có cảm xúc như một con người, khói như một thành viên trong gia đình gắn bó và biết chia sẻ niềm vui với con người. - Làm cho cách diễn đạt thêm ấn tượng, hình ảnh khói thêm sinh động hơn.
  13. Viết ngắn: Đoạn văn của HS cần đảm bảo các yêu cầu: - Dung lượng đoạn văn khoảng 150 - 200 chữ, đảm bảo hình thức đoạn văn. - Ngôi kể: ngôi kể thứ nhất - Nội dung của đoạn văn: kể lại 1 kỉ niệm của em với người thân trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh chị em, ) - Đoạn văn có sử dụng ít nhất 01 câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.