Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Thực hành Tiếng Việt trạng ngữ

ppt 40 trang thanhhuong 18/10/2022 30688
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Thực hành Tiếng Việt trạng ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_bai_2_thuc_hanh_tieng.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Thực hành Tiếng Việt trạng ngữ

  1. CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI LỚP HỌC NGỮ VĂN 6
  2. Miền cổ tích Bài 2 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRẠNG NGỮ
  3. HÀNH KHÚC CHỐNG DỊCH ( Hoàng Hà) Sẵn sàng và quyết tâm, ta chống dịch Covid. Nơi cháy lên ngọn lửa, là trái tim yêu thương, là trái tim thương yêu. Hỡi những người Việt Nam chúng ta cùng chống dịch Mọi người luôn ý thức và hãy nhớ 5K Nhân dân luôn khắc ghi bác sĩ nơi tuyến đầu Ta cách li chống dịch cho nước Nam an toàn. Ngày và đêm cách li 21 ngày đâu khó Người dân tin chính phủ sẽ có đủ Vắc xin Chiến sĩ ta ngày đêm đi khoanh vùng dập dịch Bộ đội với người dân, công an, cùng bác sĩ. Cho Covid gục đầu, vì ngày mai tươi sáng ngày đêm ta bên nhau Chúng ta diệt Covid, Việt Nam ta bên nhau chúng ta diệt Covid Ta diệt tan Covid, đất nước ta sẽ yên bình hơn.
  4. Miền cổ tích ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CỦA TRẠNG NGỮ
  5. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Nhận biết được đặc điểm và chức năng liên kết câu của trạng ngữ. Biết cách sử dụng trạng ngữ để liên kết khi viết câu, dựng đoạn.
  6. I. Đặc điểm của trạng ngữ
  7. Hãy xác định trạng ngữ trong các câu sau, cho biết trạng ngữ có ý nghĩa gì? a) Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc, mọi người phải tuân thủ luật lệ giao thông. b) Năm học trước, Lan là học sinh giỏi. c) Vì chủ quan, em đã bị điểm kém. d) Con Bìm Bịp, bằng chất giọng trầm ấm, ngọt ngào, báo hiệu mùa xuân về. e) Các bác sĩ đang phải vất vả ngày đêm chăm sóc cho bệnh nhân mắc Covid- 19 trong bệnh viện. f) Như một luồng gió lốc, bốn chiếc máy bay nối đuôi nhau ào tới.
  8. Hãy xác định trạng ngữ trong các câu sau, cho biết trạng ngữ có ý nghĩa gì? a) Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc, mọi người phải tuân thủ luật lệ giao thông TN chỉ mục đích b) Năm học trước, Lan là học sinh giỏi. Tn chỉ thời gian c) Vì chủ quan, em đã bị điểm kém. Tn chỉ nguyên nhân d) Con Bìm Bịp, bằng chất giọng trầm ấm, ngọt ngào, báo hiệu mùa xuân về. Tn chỉ phương tiện e) Các bác sĩ đang phải vất vả ngày đêm chăm sóc cho bệnh nhân mắc Covid-19 trong bệnh viện. TN chỉ nơi chốn f) Như một luồng gió lốc, bốn chiếc máy bay nối đuôi nhau ào tới. Tn chỉ cách thức
  9. Câu Ý nghĩa Từ nhận diện a) Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc, mọi người Chỉ mục đích phải tuân thủ luật lệ giao thông. Để, nhằm, vì b) Năm học trước, Lan là học sinh giỏi. Chỉ thời gian Năm, ngày, hồi, từ khoảng c) Vì chủ quan, em đã bị điểm kém. Chỉ nguyên nhân Vì, do, tại d) Con Bìm Bịp, bằng chất giọng trầm ấm, ngọt Chỉ phương tiện ngào, báo hiệu mùa xuân về. Bằng, với e) Các bác sĩ đang phải vất vả ngày đêm chăm Chỉ nơi chốn Trong, dưới, ở sóc cho bệnh nhân mắc Covid-19 trong bệnh viện. f) Như một luồng gió lốc, bốn chiếc máy bay nối Chỉ cách thức Như, với đuôi nhau ào tới.
  10. Hãy xác định vị trí trạng ngữ trong các câu sau? Câu Vị trí Dấu hiệu a) Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc, mọi người phải Đầu câu tuân thủ luật lệ giao thông. Trạng ngữ thường ngăn b) Năm học trước, Lan là học sinh giỏi. Đầu câu cách với chủ ngữ và vị ngữ: - Khi viết bởi c) Vì chủ quan, em đã bị điểm kém. Đầu câu dấu phẩy. - Khi nói bởi d) Con Bìm Bịp, bằng chất giọng trầm ấm, ngọt Giữa câu một quãng ngào, báo hiệu mùa xuân về. nghỉ. e) Các bác sĩ đang phải vất vả ngày đêm để chăm sóc Cuối câu cho bệnh nhân mắc Covid-19 trong bệnh viện. f) Như một luồng gió lốc, bốn chiếc máy bay nối Đầu câu đuôi nhau ào tới.
  11. BÀI TẬP NHANH Nêu vị trí của trạng ngữ trong câu và cho biết nội dung của câu thay đổi như thế nào? a) (1) Tre ăn ở với người, đời đời , kiếp kiếp. (Thép Mới) (2) Tre, đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người. b) (1) Vui mừng, tôi cầm tay bạn ấy. (2)Tôi cầm tay bạn ấy, vui mừng. c) (1) Ngày mùa ở quê tôi thật vui. Những ngày này, ai cũng vội vã, khẩn trương làm việc. (2) Ngày mùa ở quê tôi thật vui. Ai cũng vội vã, khẩn trương làm việc, những ngày này. Gợi ý : a) (1) Trạng ngữ nằm ở cuối câu, chỉ thời gian. (2) Trạng ngữ nằm ở giữa câu, chỉ thời gian b) (1) Trạng ngữ nằm ở đầu câu, chỉ cách thức. ➔ Khi thay đổi vị trí trạng ngữ (2) Trạng ngữ nằm ở cuối câu, chỉ cách thức. trong câu, nội dung của câu không c) (1)Trạng ngữ nằm ở đầu câu, chỉ thời gian. thay đổi. (2) Trạng ngữ nằm ở cuối câu, chỉ thời gian
  12. Lưu ý ! - Khi thay đổi vị trí trạng ngữ trong câu thì nội dung của câu không thay đổi. - Việc lựa chọn vị trí trạng ngữ cần: + Phù hợp với nội dung câu văn. + Đúng với mục đích của người nói, người viết. + Tạo liên kết với các câu văn, đoạn văn khác.
  13. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG NGỮ VỀ Ý NGHĨA VỀ HÌNH THỨC Trạng ngữ được thêm - Trạng ngữ có thể vào câu để xác định: đứng ở đầu câu, cuối - Thời gian, nơi câu hay giữa câu chốn, nguyên nhân, - Giữa TN với CN và mục đích, phương VN thường có một tiện, cách thức diễn quãng nghỉ khi nói ra sự việc nêu trong hoặc một dấu phẩy khi câu. viết.
  14. II. Chức năng của trạng ngữ.
  15. Hãy xác định trạng ngữ trong những ví dụ sau, cho biết ý nghĩa và công dụng của các trạng ngữ đó? a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng [ ] Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân đã bắt đầu thay thế TN chỉ thời gian cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, TN chỉ thời gian nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện lên ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay TN chỉ nơi chốn đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn TN chỉ thời gian TN chỉ nơi chốn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột ( Vũ Bằng) b) Vào mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun. TN chỉ thời gian
  16. SO SÁNH HAI NGỮ LIỆU KHI LƯỢC BỎ TRẠNG NGỮ a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng[ ] a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào Thường thường, vào khoảng đó trời đã khoảng sau ngày rằm tháng giêng[ ] hết nồm, mưa xuân đã bắt đầu thay thế , vào khoảng đó trời đã hết nồm, cho mưa phùn, không còn làm cho nền mưa xuân đã bắt đầu thay thế cho mưa trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng phùn, không còn làm cho nền trời đùng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những đục như màu pha lê mờ. , nằm dài vệt xanh tươi hiện lên ở trên trời, mình nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. hiện lên ở trên trời, mình cảm thấy rạo Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng rực một niềm vui sáng sủa. , vài con đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. giờ sáng, trên nền trời trong trong có , có những làn sáng hồng hồng rung những làn sáng hồng hồng rung động động như cánh con ve mới lột như cánh con ve mới lột b) , lá bàng đỏ như màu đồng hun. b) Vào mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.
  17. Chức năng của trạng ngữ Nội dung Xác định Làm cho hoàn cảnh, nội dung điều kiện của câu diễn ra sự được đầy việc nêu đủ, chính trong câu. xác.
  18. SO SÁNH HAI NGỮ LIỆU a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào Thường thường, vào khoảng đó trời khoảng sau ngày rằm tháng giêng đã hết nồm, mưa xuân đã bắt đầu thay , vào khoảng đó trời đã hết nồm, thế cho mưa phùn, không còn làm cho mưa xuân đã bắt đầu thay thế cho mưa nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. phùn, không còn làm cho nền trời đùng Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy đục như màu pha lê mờ. , nằm dài những vệt xanh tươi hiện lên ở trên trời, nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng hiện lên ở trên trời, mình cảm thấy rạo sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng rực một niềm vui sáng sủa. , vài con năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. chín giờ sáng, trên nền trời trong trong , có những làn sáng hồng hồng rung có những làn sáng hồng hồng rung động động như cánh con ve mới lột như cánh con ve mới lột
  19. Chức năng của trạng ngữ Nội dung Hình thức Xác định Làm cho hoàn cảnh, nội dung điều kiện của câu Nối kết diễn ra sự được đầy các câu, việc nêu đủ, chính các đoạn. trong câu. xác.
  20. Nêu công dụng của trạng ngữ trong đoạn trích sau? Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của nhà thơ. Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo TN chỉ nơi chốn Nguyễn Ái Quốc, hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm. Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi TN chỉ nơi chốn ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, ( Theo Nguyễn Đăng Mạnh)
  21. Công dụng của trạng ngữ: - Về nội dung, ý nghĩa: TN thêm vào đoạn văn góp phần làm nổi bật lời nhận xét, đánh giá của tác giả về sự đa dạng, phong phú trong phong cách sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Về hình thức: TN giúp liên kết các luận cứ trong mạch lập luận giúp văn bản trở nên mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu.
  22. Chức năng của trạng ngữ Nội dung Hình thức Xác định Làm cho hoàn cảnh, nội dung Làm cho điều kiện của câu Nối kết đoạn văn, diễn ra sự được đầy các câu, bài văn việc nêu đủ, chính các đoạn. mạch lạc. trong câu. xác.
  23. III. LUYỆN TẬP
  24. Câu 1/ T.48: Tìm và nêu tác dụng của trạng ngữ trong các câu dưới đây. CÂU VĂN TRẠNG NGỮ TÁC DỤNG a/ Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Ngày cưới, trong nhà Sọ Thời gian, nơi chốn Dừa b/ Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu cả. Đúng lúc rước dâu Thời gian c/ Lập tức, vua cho hai cha con vào ban thưởng rất hậu Lập tức Cách thức d/ Sau khi nghe sứ thần trình Sau khi nghe sứ thần bày về mục đích cuộc đi sứ, vua trình bày về mục đích quan đưa mắt nhìn nhau. Thời gian, cuộc đi sứ
  25. Câu 2/ trang 48 Nêu tác dụng liên kết câu của trạng ngữ trong hai đoạn văn sau. a/ Năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và một quả trứng gà, dặn luôn phải giắt trong người phòng khi dùng đến b/ Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước.
  26. Câu 2/ trang 48 Nêu tác dụng liên kết câu của trạng ngữ trong hai đoạn văn sau. a/ Năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và một quả trứng gà, dặn luôn phải giắt trong người phòng khi dùng đến → Các trạng ngữ: năm ấy, chẳng bao lâu, khi chia tay → Tác dụng: Liên kết các câu trong đoạn, các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian, sự việc này nối tiếp sự việc kia.
  27. Câu 2/ trang 48 Nêu tác dụng liên kết câu của trạng ngữ trong hai đoạn văn sau. b/ Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước. → Các trạng ngữ: + Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên + Nhân quan trạng đi sứ vắng → Tác dụng: Liên kết các câu trong mối liên hệ về thời gian và cách thức diễn đạt sự việc.
  28. Câu 3/ trang 48 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. “ Một hôm cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên nấp sau bụi cây rình xem, thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như thế, cô gái đã biết Sọ Dừa không phải người phàm trần. Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng.” a) Tìm các từ láy trong đoạn văn trên? b) Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên?
  29. Câu 3/ trang 48 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. “ Một hôm cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên nấp sau bụi cây rình xem, thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như thế, cô gái đã biết Sọ Dừa không phải người phàm trần. Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng.” a) Các từ láy trong đoạn văn trên là: véo von, rón rén, lăn lóc. b) Tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên: Giúp cho việc miêu tả âm thanh, hình ảnh sinh động và ấn tượng hơn.
  30. Câu 4/ trang 48 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: « Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.» a) Tìm thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên? b) Nêu ý nghĩa của thành ngữ đó?
  31. Câu 4/ trang 48 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: « Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.» a) Thành ngữ: mở cờ trong bụng. b) Ý nghĩa: Thể hiện niềm vui sướng, vui mừng hạnh phúc.
  32. Quê hương tôi đẹp vô ngần với rất nhiều danh Buổi sáng, trên bãi biển, các bạn học lam thắng cảnh. sinh đang nhặt rác. Trong tim mình, chúng tôi luôn gọi Để phòng, chống dịch Covid 19, chúng ta phải vang hai tiếng “ Việt Nam.” tuân thủ nguyên tắc 5K.
  33. BÀI TẬP MỞ RỘNG VIẾT NGẮN
  34. Viết một đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nghĩ về quê hương em, trong đó có sử dụng thành phần trạng ngữ. Gợi ý * Hình thức: - Đoạn văn ngắn khoảng 7 câu. - Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ. * Nội dung: Cảm nghĩ của em về quê hương. * Lưu ý: Thêm trạng ngữ để cung cấp những thông tin sau: - Trạng ngữ chỉ thời gian: Tình cảm của em với quê hương. - Trạng ngữ chỉ cách thức: Quê hương em tươi đẹp ở những phương diện nào? - Trạng ngữ chỉ phương tiện, nơi chốn
  35. Đoạn văn tham khảo Vũng Tàu quê hương tôi đẹp vô ngần với rất nhiều những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, với sự đa dạng phong phú về ẩm thực và với những con người đôn hậu, thật thà. Với tôi, tình yêu quê hương bắt nguồn từ những điều bình dị nhất. Tôi yêu từ mái nhà đơn sơ, từng góc phố thân thương đến những bờ biển dài xa tít tắp. Trải qua những thăng trầm của thời gian, quê hương tôi đang vươn mình phát triển và hội nhập. Những ngày qua, khi đại dịch Covid 19 đang đe dọa sự bình yên của người dân quê tôi thì tôi lại càng thêm yêu quê hương mình. Bằng tất cả sức mạnh vật chất và tinh thần, hàng triệu người dân quê tôi cùng nhân dân cả nước chung sức, đồng lòng, kề vai sát cánh để vượt qua khó khăn. Tôi tin rằng, với sức mạnh đoàn kết và quyết tâm, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch. Quê hương đã dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất. Bởi vậy, trong tim mình, tôi luôn thổn thức gọi vang hai tiếng “ quê hương”.
  36. TRẠNG NGỮ ĐẶCĐẶC ĐIỂMĐIỂM CHỨCCHỨC NĂNG * Ý nghĩa: Trạng ngữ là ● Nội dung: Xác định hoàn thành phần phụ, được thêm cảnh, điều kiện diễn ra sự việc vào câu để xác định thời nêu trong câu, góp phần làm gian, nơi chốn, của việc nêu cho nội dung của câu được trong câu đầy đủ, chính xác. * Hình thức: Trạng ngữ có ●Hình thức: Liên kết các câu, thể đứng đầu câu, cuối câu các đoạn với nhau, góp phần hoặc đứng giữa câu. Giữa làm cho đoạn văn, bài văn trạng ngữ với thành phần được mạch lạc. chính thường có quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết.
  37. Hướng dẫn tự học ➢Vẽ SĐTD hệ thống lại nội dung bài học. ➢Hoàn thiện phần viết đoạn văn vào vở. ➢Soạn bài: Đọc mở rộng Nol Bu và Heung Bu
  38. Chúc các em học tốt nhé !