Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 104-108

doc 17 trang thanhhuong 8300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 104-108", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_6_tiet_104_108.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 104-108

  1. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 104-Văn bản: CÔ TÔ (Tiết 1) (Nguyễn Tuân) I. Mục tiêu dạy học 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được - Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn. - Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả. 2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh các kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả. - Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về thiên nhiên vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản. 3. Thái độ: Giáo dục HS có tình cảm yêu mến thiên nhiên, con người trên đất nước. 4. Định hướng phát triển năng lực: năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp tiếng Việt. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: Lập kế hoạch dạy học, phiếu học tập cho HS, bài tập, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Soạn văn, đọc trước bài, sưu tầm những bài viết về đảo Cô Tô. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra: Không 3. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp: Trực quan, vấn đáp - Thời gian: 2 phút. GV giới thiệu trò chơi: Quan sát tranh ảnh đoán tên văn bản. ? Những bức ảnh trên đã gợi cho em liên tưởng tới văn bản nào đã học? - “Sông nước Cà Mau” – Đoàn Giỏi - “Vượt thác” – Võ Quảng - “Cô Tô” – Nguyễn Tuân ( Học sinh chưa biết thì giáo viên giới thiệu và nối vào bài) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp nhận văn bản. - Mục tiêu: Giúp HS hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn. Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả. Yêu mến thiên nhiên và con người trên đất nước.
  2. - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp tái hiện, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, giảng bình. - Kĩ thuật: Động não, trình bày một phút - Thời gian: 37’ HS chú ý phần chú thích dấu * giới thiệu về tác I. Tìm hiểu chung về giả trong sgk/90 văn bản: ?Qua phần chú thích và chuẩn bị bài ở nhà, 1. Tác giả: hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Tuân? - HS trình bày – GV nhận xét GV: Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh Ông không những là nhà văn mà ông còn là một người nghệ sĩ. Có thể nói những đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của ông nói trên được thể hiện ở hầu hết các tác phẩm của ông, trong đó có bài kí “Cô Tô”. ?Ngoài văn bản “Cô Tô” em còn biết những tác phẩm nào khác của ông? GV giới thiệu một số tác phẩm của Nguyễn Tuân - Vang bóng một thời - Chiếc lư đồng mắt cua - Thiếu quê hương - Nguyễn Tuân có sở Với những đóng góp của mình, ông được đánh trường về tùy bút và kí giá là cây bút tiêu biểu cho nền văn học hiện đại - Phong cách độc đáo, tài Việt Nam. hoa, ngôn ngữ giàu có và GV ghi bảng điêu luyện. GV chuyển ý: GV hướng dẫn đọc: Các em đọc với giọng vui, 2. Văn bản tươi hồ hởi, nhấn giọng ở những từ ngữ đặc sắc: xanh mượt, lam biếc, vàng giòn - GV đọc đoạn: “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô và lớn lên theo mùa sóng ở đây” (Tr 88) - 2 học sinh đọc 2 đoạn tiếp theo của văn bản Yêu cầu học sinh chú ý chú thích trong - Hoàn cảnh sáng tác: SGK/Tr90, 91. Văn bản viết trong dịp ?Quan sát phần chú thích giới thiệu tác phẩm, nhà văn ra thăm đảo Cô em hãy cho biết văn bản “Cô Tô” được tác giả Tô viết trong hoàn cảnh nào? - Trong một chuyến ra thăm vùng biển đảo Cô
  3. Tô nhà văn Nguyễn Tuân đã ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở nơi đây. ?Lớp mình có ai được đến Cô Tô chưa? Gv bổ sung thông tin về đảo Cô Tô Cô Tô là một quần đảo nằm ở phía đông của tỉnh Quảng Ninh, diện tích 46,2 km², bao gồm khoảng 50 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai đảo lớn nhất là đảo Cô Tô và đảo Thanh Lân. Sự khác biệt của Cô Tô so với các đảo khác ở nước ta không chỉ là ở vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng – an ninh, sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, địa hình mà còn ở những nét văn hóa - Thể loại: Thể kí riêng của con người nơi đây. ?Quay trở lại văn bản, em hãy cho biết được viết theo thể loại nào? - Thể kí ?Em hãy trình bày những hiểu biết mình về thể loại này? (Kí là thể văn như thế nào?) - Hs trả lời theo sự cảm nhận của mình * GV bổ sung: ?Ghi lại cảm xúc một lần đến với Cô Tô, văn bản “Cô Tô” có bố cục khá rõ ràng, ứng với - Bố cục: 3 phần. từng đoạn văn cụ thể. Theo em, văn bản này có thể chia thành mấy phần? Xác định giới hạn và nêu nội dung từng phần. HS trả lời, HS khác bổ sung; GV chốt - Bố cục văn bản: 3 phần: + Phần 1: Từ đầu -> “lớn lên theo mùa sóng ở đây”. =>Cảnh Cô Tô sau cơn bão + Phần 2: Tiếp theo đến “ là là nhịp cánh”. =>Cảnh mặt trời mọc trên đảo. + Phần 3: Phần còn lại =>Cảnh sinh hoạt của người dân trên đảo. Chuyển: Đã có ý kiến cho rằng: Cô Tô là một trong những văn bản thể hiện rõ nét tài năng ngôn ngữ văn chương của Nguyễn Tuân - đặc biệt là nghệ thuật miêu tả. Để làm rõ điều đó, cô cùng các em chuyển sang mục II Hs quan sát đoạn văn 1 II. Đọc - hiểu văn bản ? Đây là đoạn văn mở đầu của văn bản “Cô văn bản Tô”. Em hãy nhắc lại: đoạn văn này miêu tả 1. Cảnh Cô Tô sau cơn
  4. cảnh gì? bão - HS đọc thầm đoạn 1: “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô lớn lên theo mùa sóng ở đây”-Tr 88 GV dẫn: Ngay ở đầu đoạn văn, nhà văn NT đã giới thiệu: “Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô”, tức là ông đến đảo đã 5 ngày. Ghi chép chính xác thời gian cũng là đặc điểm tiêu biểu của thế kí. ?Và cũng chính trong câu đầu tiên ấy, nhà văn nhận xét gì về cảnh Cô Tô vào ngày thứ 5 trên đảo? - Trong trẻo, sáng sủa ?Chú ý vào đoạn một, em thấy cảnh Cô Tô được miêu tả vào thời gian và thời điểm đặc biệt nào? - Thời gian: Ngày thứ - Thời gian: Ngày thứ năm năm - Thời điểm: Sau khi cơn bão đã đi qua. - Thời điểm: Sau khi cơn GV: Thông thường, trong thực tế, mỗi khi có bão đã đi qua. bão thì mưa to gió lớn. Sau bão, người ta thường thấy cảnh vật tiêu điều vì bị bão tàn phá nặng nề. Vậy mà NT lại chọn thời điểm ngay sau khi cơn bão đi qua để miêu tả cảnh vật. ?Tác giả đã lựa chọn vị trí nào để quan sát và -Vị trí quan sát: Trên nóc miêu tả Cô Tô? đồn biên phòng -Trên nóc đồn biên phòng ?Ở vị trí đó có lợi thế gì cho việc quan sát và miêu tả? - Trên cao, có thể nhìn bao quát cảnh vật, như -> Nhìn bao quát cảnh nhà văn nói: Có thể nhìn ra bao la Thái Bình vật Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. ?Vậy ở vị trí quan sát đó, tác giả Nguyễn Tuân đã lựa chọn những hình ảnh nào để miêu tả cảnh Cô Tô? => Thảo luận nhóm THẢO LUẬN NHÓM - Hình thức thảo luận: 3 nhóm ( theo bàn) - Nội dung: Tìm các hình ảnh miêu tả cảnh Cô Tô sau cơn bão? Những hình ảnh đó được miêu tả thông qua các từ loại và biện pháp nghệ thuật gì? - Thời gian: 3’ - Các nhóm tự cử nhóm trưởng để điều hành thảo luận, thư kí để ghi lại nội dung thảo luận đã thống nhất.
  5. - Sau thời gian 3’, các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. - Học sinh khác nghe, nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chốt kiến thức, đánh giá hoạt động của các nhóm. ?Nhóm 1 đã tìm các hình ảnh nào được -Hình ảnh miêu tả: Nguyễn Tuân lựa chọn để miêu tả cảnh Cô Tô +Bầu trời: Trong sáng sau cơn bão? + Cây trên núi đảo: xanh ? Đại diện nhóm 2 bổ sung gì không? Em có mượt nhận xét gì về việc lựa chọn những hình ảnh + Nước biển: lam biếc trên để miêu tả Cô Tô? đặm đà - Đây là những hình ảnh đặc trưng, tiêu biểu cho + Cát: vàng giòn vùng biển đảo ? Những hình ảnh thiên nhiên được nhà văn miêu tả thông qua các từ ngữ cụ thể nào? Nhóm 2 báo cáo kết quả? - trong sáng, xanh mượt, lam biếc, đặm đà, vàng giòn ? Mời đại diện nhóm 3, em đồng ý với kết quả của nhóm bạn không? Tính từ xanh mượt, gợi cho em cảm nhận màu xanh của cây trên núi đảo là màu xanh như thế nào? Từ lam biếc gợi màu sắc của nước biển ra sao? -Xanh mượt là màu xanh non, mỡ màng tươi tốt và tràn đầy sức sống của cây cối sau cơn bão. -Lam biếc là màu xanh tươi sáng, sóng sánh, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Nước biển lại còn “Đặm đà – đây là hương vị riêng biệt của biển cả ? Những từ ấy thuộc từ loại gì? Em có nhận xét gì về tác dụng của các tính từ này? - Tính từ chỉ màu sắc, đặc điểm sự vật - Tác dụng: gợi tả, gợi hình ảnh; nhấn mạnh vào đặc điểm của cây, nước Cô Tô sau cơn bão ?Bên cạnh sắc xanh của lá, của nước, Nguyễn Tuân còn viết cát lại vàng giòn hơn nữa. Vậy vàng giòn giúp em hình dung đó là thứ cát như thế nào? - Cát vàng giòn là thứ cát vàng, khô, rất khô đến độ cảm giác giòn có thể tan ra được. ?Vậy thì, qua các từ “đặm đà”, “vàng giòn”
  6. để miêu tả nước biển và cát, ta thấy nhà văn còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để tả cảnh Cô Tô? -Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. ?Ta còn thấy, ngoài biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, tác giả còn nhắc lại nhiều lần từ “lại”, “càng, thêm, hơn”. Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì? - Nhấn mạnh, khẳng định vẻ đẹp của cây, của nước biển, của cát trên đảo Cô Tô sau mỗi lần bão đi qua. ? Có thể thấy, đoạn văn đầu của văn bản đã gợi nên trước mắt ta một bức tranh về cảnh vật Cô Tô sau trận bão. Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của Cô Tô khi cơn bão đi qua? - HS bày tỏ ý kiến GV chốt ý và bình: ->Bức tranh thiên nhiên GV ghi bảng-> bừng lên vẻ đẹp trong ?Chúng ta đã được đắm mình trong vẻ đẹp Cô sáng, tinh khôi và giàu Tô qua tài năng miêu tả của Nguyễn Tuân. sức sống. Không chỉ tái hiện vẻ đẹp thiên nhiên, ở cuối đoạn văn, tác giả còn trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình đối với Cô Tô. Em hãy chỉ ra câu văn ấy? - yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. ? Câu văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? -So sánh: “như” ? Qua cách so sánh ấy, em nhận ra tình cảm gì mà nhà văn Nguyễn Tuân dành cho đảo Cô Tô ? -Tình yêu gắn bó máu thịt - như mình được sinh ra ở nơi đây, không hề lạ lẫm mà rất thân thuộc gắn bó. HS làm bài tập *Thảo luận nhóm: Giáo viên hướng dẫn - Bước 1: Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Bước 2: Thảo luận theo nhóm: ? Theo em những điều gì làm nên thành công trong nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Tuân? (Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào cột tương
  7. ứng) - Chọn vị trí quan sát thích hợp (điểm nhìn khi miêu tả) - Phát hiện và lựa chọn hình ảnh tiêu biểu. - Vận dụng khéo léo các biện pháp tu từ. - Sử dụng từ ngữ chọn lọc - Cảm xúc trước cảnh vật. - Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các học sinh khác nghe, nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Giáo viên chốt kiến thức, đánh giá hoạt động của các nhóm. GV dẫn: Các yếu tố ấy đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Tuân và đó cũng là một kinh nghiệm quý báu cho các em khi làm văn tả cảnh. Qua cảm nhận vẻ đẹp của đảo Cô Tô, chắc chắn trong các em đang ấp ủ những ước mơ và dâng trào cảm xúc. ?Em ước mơ và có cảm xúc gì, hãy bày tỏ cho cô và các bạn cùng nghe? - Mong được đến Cô Tô để ngắm cảnh, khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên - Thấy tự hào về thiên nhiên đất nước, mong góp phần bảo vệ để vẻ đẹp thiên nhiên mãi trường tồn ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG *Hoạt động tiểu kết - Mục tiêu: Hs khái quát kiến thức bài học - Phương pháp: Khái quát hóa - Thời gian: 1’ GV: Đoạn văn mở đầu bài kí Cô Tô dựng lại khung cảnh Cô Tô sau trận bão đẹp như một bức tranh tươi sáng, đầy sức sống. Đoạn văn cũng cho thấy nghệ thuật miêu tả với tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của nhà văn. Sắp tới các em sẽ viết bài văn số 6 ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức làm bài tập. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 4’ ?Viết một đoạn văn ngắn (có ít nhất 5 đến 7 Luyện tập
  8. câu) nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong đoạn văn miêu tả vẻ đẹp Cô Tô sau trận bão? GV giao bài tập về nhà ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG *Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng - Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm ý nghĩa văn bản - Phương pháp: Nêu vấn đề - Thời gian: 1 phút GV cho HS quan sát bức tranh của HS vẽ về đảo Cô Tô của HS lớp 6A (năm học 2017-2018) ?Sưu tầm những bài văn, bài thơ viết về vùng biển đảo Cô Tô? ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG 4. Củng cố ? Nghệ thuật nổi bật trong đoạn văn em vừa tìm hiểu là gì? ? Từ những biện pháp nghệ thuật đó đoạn văn thể hiện nội dung nào? 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Học bài. - Sưu tầm tranh ảnh về vùng biển đảo Cô Tô - Chuẩn bị học tiết 2 bài “Cô Tô”
  9. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 108: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU I. Mục tiêu dạy học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nắm được các thành phần chính của câu. - Phân biệt được thành phần chính và thành phần phụ của câu. 2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh các kỹ năng: - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu - Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước. 3. Thái độ: Giáo dục HS: - Có ý thức đặt câu và dùng câu có đầy đủ các thành phần chính. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp tiếng Việt. - Năng lực riêng: Năng lực tiếp nhận, tạo lập văn bản. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: Lập kế hoạch dạy học, máy chiếu, phiếu học tập cho HS, bài tập bổ sung, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của giáo viên. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra: Lồng ghép trong bài 3. Các hoạt động dạy học: *Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp: Trực quan, vấn đáp - Thời gian: 3 phút. GV: Trước khi vào giờ học hôm nay cô mời các em xem trích đoạn phim hoạt hình sau. ?Từ nội dung đoạn phim vừa được xem, em hãy đặt một câu để nêu nhận xét của em về 2 chú dế? - GV nhận xét câu trả lời của học sinh. GV dẫn vào bài mới: Bạn vừa đặt một câu hoàn chỉnh để nhận xét về nhân vật qua một đoạn phim hoạt hình về những chú dế đáng yêu và ngộ nghĩnh. Hằng ngày các em thường sử dụng câu để giao tiếp, để tạo lập văn bản. Và có lẽ, nhiều bạn trong chúng ta rất muốn biết: trong câu có các thành phần nào?Các thành phần của câu có đặc điểm gì? Hôm nay, cô sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi đó qua bài học: Tiết *Điều chỉnh, bổ sung:
  10. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT *Hoạt động 2: Hình thành kiến thức bài học - Mục tiêu: Học sinh nắm được được khái niệm về các thành phần chính của câu. Phân biệt được thành phần chính và thành phần phụ của câu. Đặc điểm của vị ngữ và chủ ngữ. - Phương pháp: Phân tích ngữ liệu, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, giải thích, quy nạp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học: Động não. - Thời gian: 35 phút HS đọc ví dụ I. Phân biệt thành phần ?Em còn nhớ câu văn trên được trích chính với thành phần phụ trong văn bản nào? Tác giả là ai? của câu. - Văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên” 1. Ví dụ: (trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài. ?Qua câu văn, Dế Mèn muốn giới thiệu điều gì? - Dế Mèn tự giới thiệu về mình: Trong thời gian không lâu, Dế Mèn đã trở thành một chàng dế thanh niên khoẻ mạnh, cường tráng. ?Bằng những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học về các thành phần câu, em hãy xác định các thành phần câu của câu văn trên? - 1 HS xác định các thành phần câu - Các HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét - TN: Chẳng bao lâu - TN: Chẳng bao lâu - CN: tôi - CN: tôi - VN: đã trở thành một - VN: đã trở thành một chàng dế thanh niên chàng dế thanh niên cường cường tráng. tráng. GV: Trong câu vừa cho chúng ta đã xác định được thành phần TN, CN, VN trong câu. GV: Từ câu văn đã cho, giả sử cô lần lượt lược bỏ từng thành phần câu thì cô có các câu như sau (chiếu): - Nếu bỏ CN: Chẳng bao lâu, đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. - Nếu bỏ VN: Chẳng bao lâu, tôi. - Nếu bỏ TN: Tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. ?Nếu lược bỏ thành phần chủ ngữ, vị ngữ
  11. đi thì cấu tạo và nội dung thông báo của câu sẽ thay đổi như thế nào? - HS trả lời: Câu sẽ không có cấu tạo hoàn chỉnh. Câu diễn đạt không trọn vẹn ý. ?Còn khi cô lược bỏ thành phần trạng ngữ đi, thì việc lược bỏ này có ảnh hưởng đến nội dung ý nghĩa và cấu tạo của câu không?Vì sao? - HS trả lời: Không ảnh hưởng nội dung chính của câu vì nếu lược bỏ trạng ngữ đi thì nội dung chính của câu và cấu tạo câu vẫn đảm bảo. (Tuy nhiên bỏ trạng ngữ thì câu bớt ND thông báo về thời gian). GV chốt và kết luận: - Bỏ CN hoặc VN của câu trên: Ý nghĩa của câu bị ảnh hưởng, nội dung thông báo không đầy đủ trọn vẹn, câu có cấu tạo không hoàn chỉnh. - Bỏ trạng ngữ của câu trên: Không ảnh hưởng đến nội dung chính của câu. Câu vẫn có cấu tạo hoàn chỉnh. => Thành phần CN, VN: Được gọi là thành => Thành phần CN, VN: phần chính của câu Được gọi là thành phần - Thành phần trạng ngữ: Được gọi là thành chính của câu. phần phụ của câu - Thành phần trạng ngữ: ?Qua việc phân tích ví dụ trên, em hiểu thế Được gọi là thành phần phụ nào là thành phần chính, thành phần phụ của câu. của câu? - HS trả lời. + GV: Các em đã rút ra được kết luận về thành phần chính và thành phần phụ của câu. Và đây cũng chính là nội dung trong phần ghi nhớ trong sách giáo khoa. - HS đọc ghi nhớ. 2. Ghi nhớ: (Sgk/tr92) GV đưa ví dụ : - Anh về hôm nào? Để trả lời câu hỏi trên cô có 3 cách trả lời như sau: - Tôi về hôm qua. ->Câu đủ các thành phần CN, VN, TN - Về hôm qua. ->Câu lược bỏ CN - Hôm qua. -> Câu lược bỏ cả CN, VN ?Vậy theo em gắn với hoàn cảnh giao tiếp
  12. cụ thể, nếu trả lời như câu thứ 2 và câu thứ 3 thì người hỏi có hiểu được không?Vì sao? - Vẫn hiểu được vì đang đối thoại. + GV: Khi nói thành phần chính của câu bắt buộc phải có mặt trong câu là nói về mặt kết cấu ngữ pháp ngữ pháp và tách khỏi hoàn cảnh nói năng cụ thể. Còn nếu đặt câu trong hoàn cảnh nói năng cụ thể như ví dụ trên thì có khi thành phần chính lại bỏ được mà thành phần phụ lại không bỏ đi được. Đây là hiện tượng rút gọn câu, lớp 7 các em sẽ học. GV hướng dẫn HS làm bài tập nhanh - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm + Hình thức: Nhóm nhỏ theo bàn + Nội dung: Xác định thành phần câu trong các trên. + Thời gian: 3 phút - HS trao đổi theo bàn, theo nội dung phiếu học tập. - Đại diện một nhóm trình bày - GV gọi 1,2 nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: Qua bài tập, cô thấy các em đã làm tốt việc xác định được các thành phần câu cô và các em tiếp tục tìm hiểu đặc điểm của 2 thành phần chính: CN, VN trong câu. Trước hết cô cùng các em tìm hiểu một trong 2 thành phần chính của câu đó là vị ngữ GV chuyển mục II GV cho học sinh tìm hiểu lại ví dụ: 7 câu II. Vị ngữ: Trong 7 câu vừa xác định CN, VN, TN. Các 1. Ví dụ. em chú ý vào VN. Các em lại tiếp tục thảo luận xem vị ngữ của từng câu có cấu tạo như thế nào? - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm: + Hình thức: Nhóm nhỏ theo bàn + Nội dung: Xác định cấu tạo của vị ngữ trong từng câu? (Vị ngữ là một từ hay cụm từ? Thuộc từ loại gì? Cụm từ gì?) + Thời gian: 5 phút GV: Phát phiếu học tập - HS trao đổi, thảo luận->cử thư kí ghi chép- > Đại diện một nhóm trình bày
  13. – GV gọi 1,2 nhóm khác nhận xét, bổ sung. Các em đã xác định đúng cấu tạo của vị ngữ và cô cũng đồng ý với các em. GV: Qua việc phân tích ví dụ, ta thấy vị ngữ có thể được cấu tạo 1 từ hoặc 1 cụm từ. ?Vậy em thấy VN thường được cấu tạo bởi những từ hay cụm từ loại nào? - VN thường là ĐT, CĐT, TT, CTT, DT, - Vị ngữ là ĐT, CĐT, TT, CDT. CTT, DT, CDT. ?Em hãy chú ý quan sát vào vị ngữ của câu 2, chúng ta vừa xác định vị ngữ là 2 cụm ĐT. Vậy đứng trước 2 CĐT là từ nào? - Từ đã ?Từ đã thuộc từ loại nào mà em đã được học? - VN khả năng kết hợp với - Phó từ chỉ quan hệ thời gian. phó từ chỉ quan hệ thời gian ?Vậy qua đây, em thấy VN có khả năng kết hợp được với từ loại nào đứng trước nó? - Câu có thể có 1 hoặc nhiều - Phó từ chỉ quan hệ thời gian vị ngữ. GV: Ngoài từ đã còn có các phó từ chỉ quan hệ thời gian như: sẽ, đang, vừa, sắp, mới ?Câu 1 có 1 VN là động từ, câu 2 có 2 VN là 2 CĐT. Em có nhận xét gì về số lượng vị ngữ trong câu ? ? Các em chú ý vào 4 câu sau đặt câu hỏi cho thành phần vị ngữ? 1. Gió làm sao? 2. Chiều nay tôi làm gì? 3. Mẹ của em là gì? 4. Cả làng như thế nào? - VN trả lời cho câu hỏi: ?Vậy VN thường trả lời cho câu hỏi nào? Làm sao? Như thế nào? - VN thường trả lời cho các câu hỏi: Làm Làm gì? Là gì? sao? Như thế nào? Làm gì? Là gì? GV chốt: Qua các ví dụ vừa phân tích, chúng ta đã tìm hiểu được về cấu tạo của VN, khả năng kết hợp của vị ngữ, câu hỏi tìm ra vị ngữ. Đó là những đặc điểm cơ bản của VN. ?Em thấy thành phần vị ngữ có những đặc 2. Ghi nhớ: (Sgk/tr93) điểm gì? - HS nhắc lại. GV: Đó cũng chính là phần ghi nhớ trong bài học. Mời một em đọc to phần ghi nhớ
  14. sgk/tr93 GV chuyển mục III. Chủ ngữ III. Chủ ngữ: +câu 1, 2, 3 ở ví dụ vừa phân tích 1. Ví dụ - GV hướng dẫn HS tiếp tục thảo luận *Nhận xét nhóm: - Chủ ngữ nêu tên sự vật, + Hình thức: Nhóm nhỏ theo bàn hiện tượng + Nội dung: Xác định cấu tạo của vị ngữ trong từng câu? (Vị ngữ là một từ hay cụm từ? Thuộc từ loại gì? Cụm từ gì?) + Thời gian: 3 phút - HS trao đổi, thảo luận->cử thư kí ghi chép- > Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung ý kiến ?Trong từng câu ở ví dụ, em xác định được chủ ngữ dùng để làm gì ? - Chủ ngữ nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở vị ngữ. ?Tương tự như thành phần vị ngữ, em xác định cấu tạo của chủ ngữ trong từng câu? (Chủ ngữ là một từ hay cụm từ, thuộc từ loại gì ?Cụm từ gì ?) 1. 1 DT 2. 1 Đại từ - Chủ ngữ là 1 từ hoặc 1 3. 1 CDT cụm từ 4. 2 CN-2 TT 5. 1 ĐT ? Qua những ví dụ này, em thấy CN được cấu tạo bởi từ hay cụm từ loại nào? - Chủ ngữ thường là DT, đại từ, CDT cũng có khi là ĐT, TT - Câu có thể có 1 hoặc nhiều ?Hãy quan sát vào các thành phần chủ chủ ngữ. ngữ ở phần ví dụ vừa phân tích. Em có nhận xét gì về số lượng CN trong câu? - Câu có thể có một hoặc nhiều CN. - VN trả lời cho câu hỏi: Ai? ?Em hãy đặt câu hỏi cho thành phần CN? Cái gì? Con gì? - Cái gì thổi? - Ai đã học bài và làm bài? - Con gì rất xinh? ?Vậy CN thường trả lời cho câu hỏi nào? GV chốt: Qua các ví dụ vừa phân tích, chúng ta đã tìm hiểu được CN là gì, cấu tạo
  15. của CN như thế nào? Và những câu hỏi tìm ra CN. ? Qua phân tích ví dụ, em thấy chủ ngữ có những đặc điểm nổi bật nào? + Đây cũng chính là phần ghi nhớ trong bài 2. Ghi nhớ (Sgk/tr93) học ngày hôm nay. + HS đọc ghi nhớ. GV: Chốt lại kiến thức cần khắc sâu của bài . Chuyển sang phần luyện tập ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được kiến thức phần lí thuyết để làm bài tập - Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật: Động não. - Thời gian: 7 phút - GV chiếu bài tập 1 IV. Luyện tập. - HS đọc Bài tập 1: GV cho học sinh phân tích câu 2 còn lại học sinh về nhà tự làm. + GV chiếu câu 2 cho hs làm. - Đôi càng tôi /mẫm bóng. CN (CDT) VN(TT) ?Xác định TN, CN, VN trong câu văn sau? - Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng/ mái TN VN đình, mái chùa cổ kính. CN ?Nhận xét về vị trí chủ ngữ, vị ngữ trong câu? GV lưu ý: Câu văn thứ 3 có cấu trúc đảo VN lên trước CN. Cách đảo này là do dụng ý của nhà văn muốn tạo ấn tượng về trạng thái của sự vật lúc ẩn lúc hiện -> gợi hình ảnh. Vậy khi viết văn cần linh hoạt trong việc sắp xếp trật tự các thành phần chính trong câu. Không phải lúc nào cũng cứng nhắc CN trước, vị ngữ sau. Sử dụng câu linh hoạt sẽ giúp cho lời văn thêm uyển chuyển, sinh Bài tập 2: (Sgk/tr94) động. - GV chiếu BT2
  16. - HS đọc Bài tập 2: Đặt câu theo yêu cầu sau: a. Một câu có vị ngữ trả lời cho câu hỏi Làm gì? để kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn em mới làm được. b. Một câu có vị ngữ trả lời cho câu hỏi Như thế nào? để tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một bạn trong lớp em. GV hướng dẫn học sinh làm BT: - Trả lời câu hỏi Làm gì? thường là động từ hoặc cụm động từ. - Trả lời câu hỏi Như thế nào? thường là tính từ hoặc cụm tính từ. - HS làm việc độc lập, suy nghĩ và đặt câu. - GV gọi 2 hs lên bảng đặt câu và xác định thành phần câu. - HS khác bổ sung, nhận xét GV nhận xét GV chiếu bài tập bổ sung: - Thảo luận cặp đôi. Bài tập bổ sung: Hãy nối thành phần chính chủ ngữ ở cột 1 với thành phần chính vị ngữ ở cột 2 (nếu được) để tạo thành câu hoàn chỉnh. Cột 1 (Chủ Cột 2 (vị ngữ) ngữ) 1. Những chú liếm trên bãi cát. dế mèn như một dải lựa mền 2. Dòng sông mại ôm lấy xóm làng. cứ chảy quanh co dọc 3. Những con những núi cao sừng sóng sững. ?Tại sao em không nối CN “Những chú dế mèn?” với một bộ phận vị ngữ nào ở cột 2? - CN không phù hợp với đặc điểm, hoạt động, trạng thái, tính chất được miêu tả ở cột 2-> không thể nối được, không thể tạo câu được. GV chốt: Vậy, khi viết câu em cần chú ý đến mối quan hệ ý nghĩa giữa bộ phận CN
  17. và VN. Tránh trường hợp bộ phận CN và VN không có mối quan hệ ý nghĩa, không diễn đạt trọn vẹn một ý (có thể cấu tạo ngữ pháp vẫn đúng), GV: Chú ý mối quan hệ về ý nghĩa giữa CN và VN. Tích hợp với bài TLV miêu tả. Một sự vật có thể iêu tả ở nhiều trạng thái, đặc điểm khác nhau, có thể sử dụng cả các phép tu từ Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào việc tạo lập văn bản - Phương pháp: Nêu vấn đề - Thời gian: 1 phút. ?Viết một đoạn văn (ít nhất 4 câu) miêu tả cảnh mùa xuân. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong đoạn văn. - GV định hướng cho HS cách viết rồi giao về nhà ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng - Mục tiêu: Học sinh có sự tìm tòi, sáng tạo trong bài học. - Phương pháp: Nêu vấn đề - Thời gian: 1 phút. ? Sưu tầm những câu văn miêu tả hay và tập phân tích cấu tạo câu. - GV giao về nhà ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: 4. Củng cố: ?Em cần ghi nhớ những kiến thức nào trong giờ học hôm nay? - GV chốt ý toàn bài. 5. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Học bài và làm bài tập. - Chuẩn bị bài: Câu trần thuật đơn.