Gợi ý trả lời câu hỏi SGK Lịch sử 6 - Cánh diều

docx 93 trang thanhhuong 17/10/2022 11000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Gợi ý trả lời câu hỏi SGK Lịch sử 6 - Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgoi_y_tra_loi_cau_hoi_sgk_lich_su_6_canh_dieu.docx

Nội dung text: Gợi ý trả lời câu hỏi SGK Lịch sử 6 - Cánh diều

  1. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 1 [Type the document title] CHƯƠNG I: VÌ SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ? BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ? Câu hỏi mở đầu Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. (Lịch sử nước ta, Hồ Chí Minh) Em hãy cho biết ý nghĩa của hai câu thơ trên? Gợi ý Câu thơ của Bác muốn dạy chúng ta phải học, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu cầu của Bác với toàn thể nhân dân Việt Nam mà cốt lõi là Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có quyết định rõ ràng làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam mà đặc biệt là thế hệ học sinh phải hiểu rõ được lịch sử Việt Nam, bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ, không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại và tương lại. Biết về quá khứ để rút kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai. Câu hỏi giữa bài 1. Lịch sử và môn Lịch sử là gì? Câu hỏi • Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43) có phải là lịch sử không? Vì sao? • Lịch sử và môn Lịch sử là gì? Gợi ý
  2. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 2 [Type the document title] • Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43) chính là lịch sử. Bởi vì đó là hoạt động của Hai Bà Trưng đã từng diễn ra trong quá khứ. • Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. • Lịch sử còn là một khoa học có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người trong quá khứ. • Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ. 2. Vì sao phải học Lịch sử? Câu hỏi • Quan sát các hình từ 1.3 đến 1.6, hãy cho biết kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thống giao thông ở Hà Nội đã có sự thay đổi như thế nào. Chúng ta có cần phải biết về sự thay đổi đó không? Vì sao? • Sự kiện trong hình 1.7 đánh dấu bước ngoặt lịch sử nào của dân tộc Việt Nam? • Vì sao cần phải học môn lịch sử? Gợi ý
  3. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 3 [Type the document title] • Quan sát các hình từ 1.3 đến 1.6, ta thấy kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thống giao thông ở Hà Nội có sự thay đổi rõ rệt. o Về sản xuất, canh tác: Từ thời Pháp thuộc, hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào sức người là chính thì ngày nay, con người đã biết vận dụng máy móc vào sản xuất. o Về giao thông: Trước đây, thay vì con người đi bộ hoặc sử dụng tàu lửa để đi lại thì bước vào giai đoạn đổi mới, hệ thống giao thông phát triển, cầu đường được xây dựng mới, phương tiện đi lại đa dạng bao gồm xe máy, ô tô => Chúng ta cần phải biết những thay đổi đó bởi vì có như vậy chúng ta mới biết được những đổi mới, tiến bộ trong các giai đoạn lịch sử. Từ đó, thúc đẩy con người ngày càng khám phá, tìm tòi và cải tiến để ngày càng hiện đại hơn, hạn chế sử dụng sức người. • Sự kiện trong hình 1.7 là hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Chính tại thời điểm này, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức được thành lập. • Chúng ta cần phải học lịch sử để biết được cội nguồn dân tộc, biết được loài người chúng ta đã đầu tranh để sinh tồn và phát triển như thế nào. Chúng ta biết được những gì đã xảy ra trong quá khứ của tổ tiên, của cha ông và cả nhân loại để bản thân mình vừa kế thừa, phát huy những gì đã có, góp phần nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ phát triển vì sự tiến bộ của đất nước, của nhân loại. 3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử Câu hỏi • Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử? • Phân biệt các loại tư liệu lịch sử trong các hình từ 1.8 đến 1.11. Trong các loại tư liệu trên, đâu là tư liệu gốc? • Nêu ý nghĩa của các nguồn tư liệu lịch sử? Gợi ý
  4. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 4 [Type the document title] • Để biết và dựng lại lịch sử chúng ta cần phải dự vào những hoạt động của con người mà ngày nay vẫn được lưu trữ như truyền miệng, hiện vật, chữ viết • Phân biệt các loại tư liệu lịch sử: o Hình 1.8: Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện, lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác o Hình 1.9: Tư liệu hiện vật: là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất. o Hình 1.10 và 1.11: Tư liệu chữ viết: là những bản ghi, sách vở chép tay hay in, khắc bằng chữ viết. • Trong các tư liệu trên, thì hình 1.9; 1.10 và 1.11 là tư liệu gốc. • Ý nghĩa của các nguồn tư liệu lịch sử là: giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử. Phần luyện tập Câu 1: Trình bày khái niệm lịch sử và môn lịch sử. Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử? Câu 2: Học lịch sử có ý nghĩa như thế nào? Gợi ý Câu 1: • Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. Lịch sử còn là một khoa học có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người trong quá khứ. • Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ. • Để biết và dựng lại lịch sử chúng ta cần căn cứ vào các nguồn tư liệu khác nhau: o Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau. o Tư liệu hiện vật: là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.
  5. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 5 [Type the document title] o Tư liệu chữ viết: là những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết, gọi chung là tư liệu chữ viết. Câu 2: Học lịch sử có ý nghĩa: Giúp chúng ta biết được cội nguồn dân tộc, biết được loài người chúng ta đã đầu tranh để sinh tồn và phát triển như thế nào. Chúng ta biết được những gì đã xảy ra trong quá khứ của tổ tiên, của cha ông và cả nhân loại để bản thân mình vừa kế thừa, phát huy những gì đã có, góp phần nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ phát triển vì sự tiến bộ của đất nước, của nhân loại. Phần vận dụng Câu 3: Quan sát hình 1.12 dưới đây và cho biết: • Đây là loại sử liệu gì? • 3 thông tin mà em tìm hiểu được Câu 4: Đọc đoạn trích dưới đây và viết lại những từ khóa thể hiện ý nghĩa của việc học lịch sử: "Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời".
  6. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 6 [Type the document title] (Nên học sử ta, Hồ Chí Minh) Gợi ý Câu 3: Quan sát hình 1.12 ta thấy: • Đây là loại tư liệu hiện vật • Thông tin em tìm hiểu được: o Bia chủ quyền nằm trong khuôn viên chùa Nam Huyên, còn ở đảo Song Tử Tây, di tích này nằm ngay trên trục đường chính dẫn từ cầu cảng vào khu trung tâm hành chính của xã đảo. o Đây là tấm bia chủ quyền trên quần đảo Trường sa là một trong những dấu tích cổ xưa, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. o Đây là bằng chứng có giá trị quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Câu 4: Những từ khóa thể hiện ý nghĩa của việc học lịch sử: • Biết về tổ tiên, nguồn cội • Biết được lịch sử vẻ vang dân tộc • Biết giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ Câu hỏi mở đầu "Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ 1 (1010) Mùa thu, tháng 7, vua dời đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh phủ. Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, vì thế đổi gọi là thành Thăng Long" (Đại Việt sử kí toàn thư - Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê)
  7. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 7 [Type the document title] Căn cứ vào thông tin nào trong đoạn trích trên để biết được sự kiện này đã diễn ra trong lịch sử? Gợi ý Để biết được sự kiện này đã diễn ra trong lịch sử, ta căn cứ vào thông tin: Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ 1 (1010), Câu hỏi giữa bài ▪ Quan sát bảng trên và cho biết căn cứ vào thông tin nào để sắp xếp các sự kiện theo thứ tự trước, sau Gợi ý Quan sát vào bảng trên ta thấy, muốn sắp xếp các sự kiện theo thứ tự trước, sau thì chúng ta cần phải nắm được mốc thời gian của các sự kiện đó. Theo đó, sự kiện nào có mốc thời gian bé thì diễn ra trước và sự kiện nào có mốc thời gian lớn thì diễn ra sau. • Quan sát hình 2.2 và cho biết tờ lịch ghi ngày dương lịch là ngày nào, ngày âm lịch là ngày nào?
  8. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 8 [Type the document title] • Dựa vào sơ đồ hình 2.3, hãy giải thích khái niệm trước Công Nguyên và Công Nguyên. • Quan sát sơ đồ hình 2.4, hãy cho biết mỗi thập kỉ, thế kỉ và thiên niên kỉ là bao nhiêu năm. Gợi ý • Quan sát hình 2.2 và ta thấy: tờ lịch ghi ngày dương lịch là ngày 25/1, ngày âm lịch là ngày 1/1. • Dựa vào sơ đồ hình 2.3 ta thấy: o Trước Công Nguyên là thời điểm trước khi Giêsu được sinh ra
  9. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 9 [Type the document title] o Công nguyên là kỷ nguyên bắt đầu (đơn vị tính bằng năm) tính theo năm chúa Giêsu ra đời. • Quan sát sơ đồ hình 2.4, ta thấy: o Một thập kỷ là 10 năm. o Một thế kỷ là 100 năm. o Một thiên niên kỷ là 1000 năm. o Luyện tập và vận dụng Câu 1 Nêu cách tính thời gian trong lịch sử? Gợi ý Cách tính thời gian trong lịch sử là: Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng mà người xưa đã tính và làm ra lịch. Âm lịch là cách tính lịch dựa và sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng. Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời được tính là một năm. Câu 2: Tết nguyên đán của Việt Nam tính theo lịch gì? Lấy thêm ví dụ về việc sử dụng âm lịch và dương lịch ở Việt Nam hiện nay? Gợi ý Tết nguyên đán của Việt Nam tính theo lịch âm. Ví dụ về việc sử dụng lịch âm và lịch dương ở Việt Nam: • Lịch âm để sử dụng trong các ngày: tiết khí, lễ hội tư xa xưa, giỗ tổ • Lịch dương hầu như sử dụng hằng ngày, trong công việc, các ngày lễ như 20/11; 8/3; 2/9 Câu 3:
  10. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 10 [Type the document title] Tính từ năm 40 (khởi nghĩa Hai Bà Trưng) cho đến năm hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ? Gợi ý Tính từ năm 40 (khởi nghĩa Hai Bà Trưng) cho đến năm hiện tại là 1981 năm, 198 thập kỉ, 19 thế kỉ. CHƯƠNG II: THỜI NGUYÊN THỦY BÀI 3: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI Câu hỏi mở đầu Năm 1978, các nhà khảo cổ học đã phát hiện tại La-e-tô-li của Tan-da-ni-a (thuộc Đông Phi) các dấu chân người để lại trên tro bụi của núi lửa, có niên đại khoảng 3.7 triệu năm. Những dấu vết đặc biệt này được các nhà khoa học đặt tên là "Dấu chân vĩ đại châu Phi”. Đây là mội trong những dấu tích về sự xuất hiện đầu tiên của con người trên Trái Đất. Vậy quá trình tiến hoá của bài người đã diễn ra như thế nào? Trên lãnh thổ Việt Nam và khu vực Đông Nam Á dấu tích của Người lối cổ được tìm thấy ở những đâu? Gợi ý - Quá trình tiến hóa từ vượn thành người của người tối cổ trải qua hàng triệu năm, + Vượn người: sinh sống khoảng 5-6 triệu năm trước, có thể đi lại bằng hai chi sau, thể tích hộp sọ trung bình là 400cm3. + Người tối cổ: sinh sống khoảng 4 triệu năm trước, hoàn toàn đứng bằng hai chân, thể tích hộp sọ trung bình từ 650m3 đến 1200cm3.
  11. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 11 [Type the document title] +Người tinh khôn: sinh sống khoảng 150 000 năm trước. Hình dáng, cấu tạo cơ thể của cơ bản giống người ngày nay, còn được gọi là Người hiện đại. Thể tích hộp sọ trung bình khoảng 1400 cm3. - Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xia-a), các nhà khảo cổ đã phát hiện một số mẩu xương hóa thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước và đặt tên là “Người Gia va”. Bên cạnh đó ở nhiều nơi khác trong khu vực Đông Nam Á, nhiều di chỉ đồ đá gắn với giai đoạn người tối cổ cũng được tìm thấy ở một số nơi như: Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a. Câu hỏi giữa bài 1. Qúa trình tiến hóa từ vượn người thành người • Quan sát sơ đồ hình 3.1 và cho biết quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái Đất. Nêu đặc điểm tiến hóa về cấu tạo cơ thể của vượn người. Người tối cổ, Người tinh khôn. • Những phát hiện khảo cổ về "Người Nê-an-đéc-tan" (hình 3.2), "Cô gái Lu-cy" (hình 3.3) có ý nghĩa như thế nào trong việc giải thích nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài người?
  12. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 12 [Type the document title] Gợi ý • Qúa trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái Đất gồm: Vượn người => Người tối cổ => Người tinh khôn. • Đặc điểm cụ thể: Vượn người Người tối cổ Người tinh khôn Thời gian Khoảng 5 - 6 Khoảng 4 triệu năm Khoảng 150 000 năm triệu năm trước trước trước Đặc điểm Có thể đi bằng Hoàn toàn đi đứng Hình dáng, cấu tạo cơ thể hai chi sau bằng hai chân. cơ bản giống người ngày nay, còn được gọi là "người hiện đại". Thể tích hộp sọ khoảng 400 cm3 khoảng 1 200 cm3 khoảng 1 400 cm3 • Những phát hiện khảo cổ về "Người Nê-an-đéc-tan" (hình 3.2), "Cô gái Lu-cy" (hình 3.3) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải thích nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài người. 2. Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á Hãy cho biết những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á? Gợi ý
  13. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 13 [Type the document title] Những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á: • Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a), các nhà khảo cổ phát hiện mẩu xương hóa thạch của người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước đặt tên là "Người Gia-va". • Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy: o Di cốt hóa thạch ở Pôn-a-ung (Mi-an-ma); Sa-ra-wak (Ma-lay-xi-a), o Di chỉ đồ đá ở: A-ny-át (Mi-an-ma); Lang-spi-an (Cam-pu-chia); Kô-ta Tham-pan (Ma-lay-xi-a) 3. Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam Quan sát lược đồ hình 3.4, hãy: • Nêu một số dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam • Nhận xét về phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam. Gợi ý Một số dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam:
  14. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 14 [Type the document title] •Ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) phát hiện răng hóa thạch Người tối cổ (khoảng 400 000 - 300 000 năm trước). •Ở núi Đọ, Thanh Hóa phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 400 000 năm trước) •Ở An Khê (Gia Lai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 800 000 năm trước) •Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 40 000 - 30 000 năm trước). => Các dấu tích Người tối cổ phân bố đều ở các nơi trên phạm vi nước Việt Nam. Điều này chứng tỏ, từ lâu đời, con người đã sinh sống và sinh hoạt ở trên mọi miền của đất nước ta. Luyện tập và vận dụng Câu 1 Em hãy tóm tắt quá trình tiền hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất. Gợi ý Quá trình tiền hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất: Vượn cổ - Người tối cổ -Người tinh khôn. • Vượn cổ xuất hiện khoảng 5 - 6 triệu năm trước. Có thể đi lại bằng hai chi sau. • Người tối cổ xuất hiện khỏang 3-4 triệu năm, có thể đi bằng 2 chân, 2 chi trước biết cầm nắm (Đông Phi, Gia va , Bắc Kinh). Sống theo bầy vài chục người, sống lang thang nhờ săn bắt, hái lượm, ngủ trong hang động, biết ghè đẽo đá làm công cụ, biết sử dụng và lấy lửa • Người tinh khôn sống cách đây khoảng 4 vạn năm, hầu khắp các châu lục. Người Tinh khôn sống thành từng nhóm nhỏ gồm vài chục gia đình, có họ hàng với nhau gọi là thị tộc họ đều làm chung, ăn chung, họ biết trồng trọt và chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải, làm đồ trang sức . Câu 2.
  15. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 15 [Type the document title] Căn cứ vào những thông tin khảo cổ nào để khẳng định rằng, khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) là một trong những nơi con người xuất hiện từ sớm? Gợi ý Để khẳng định khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) là một trong những nơi con người xuất hiện từ sớm, ta căn cứ vào dấu tích các nhà khảo cổ phát hiện được: •Ở khu vực Đông Nam Á: Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số mẩu xương hóa thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước. •Ở Việt Nam: Những dấu tích của người tối cổ được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng 800 000 năm trước (ở An Khê, Gia Lai). Câu 3. Lấy chủ để về những chiếc rìu đá đầu tiên của nhân loại (hình 3.5 và hình 3.6), hãy phát biều cảm nghĩ của em về óc sáng tạo, tinh thần lao động cần mẫn, kiên trì của Người tối cổ. Gợi ý
  16. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 16 [Type the document title] Qua hình ảnh chiếc rìu đá, em nhận thấy, Người tối cổ đã có óc sáng tạo trong việc vận dụng đá để làm công cụ sinh hoạt săn bắt, hái lượm, trồng trọt Mặc dù, các công cụ còn nhiều thô sơ nhưng cho thấy Người tối cổ đã có những bước tiến bộ ban đầu. BÀI 4: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY Câu hỏi mở đầu Năm 1879, cô bé Ma-ri-a theo bố của mình đi thu thập những hóa thạch ở hang An-ta-mi-ra (Tây Ban Nha). Trong lúc vui chơi, cô bé đã phát hiện một bích họa rất lớn vẽ những động vật hoang dã, tự như đang phi nhanh về phía mình. Về sau, các nhà khảo cổ học đã chứng minh những bích họa này có niên đại từ khoảng 17 000 đến 12 000 năm trước. Bích họa là một trong những minh chứng sinh động trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy. Vậy đời sống của người nguyên thủy được thể hiện như thế nào? Gợi ý Qua bức bích họa, có thể thấy rằng người nguyên thủy đã có nhận thức về những thứ xung quan mình đặc biệt là những con mồi mà họ săn bắt, họ miêu tả khá chi tiết về con hươu, dê, và màu sắc của chúng. Chứng tỏ đời sống của người nguyên thủy trong giai đoạn này có sự phát triển cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Câu hỏi giữa bài 1. Tổ chức xã hội nguyên thủy
  17. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 17 [Type the document title] • Dựa vào sơ đồ hình 4.2, hãy mô tả sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy Gợi ý Các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy gồm: •Ở giai đoạn Người tối cổ, con người sinh sống bầy đàn gồm 5 - 7 gia đình lớn, có sự phân công lao động giữa nam và nữ. •Ở giai đoạn Người tinh khôn, xã hội được chia thành thị tộc, bộ lạc. Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống mà đứng đầu là tộc trưởng. Bộ lạc gồm nhiều thị tộc cư trú trên cùng bản địa, người đứng đầu là tù trưởng. => Như vậy, người nguyên thủy đã tổ chức xã hội của mình từ giai đoạn bầy đàn chuyển lên giai đoạn thị tộc, bộ lạc. 2. Đời sống vật chất của người nguyên thủy Quan sát hình 4.3 đến 4.8 và cho biết:
  18. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 18 [Type the document title] • Đời sống vật chất của người nguyên thủy thể hiện trên những phương diện nào? • Công cụ lao động, cách thức lao động, địa bàn cư trú của Người tinh khôn có gì khác so với Người tối cổ? Gợi ý Đời sống vật chất của người nguyên thủy thể hiện trên những phương diện: • Công cụ lao động: rìu đá • Cách thức lao động: săn bắt là chính • Địa bàn cư trú: hang động Công cụ lao động, cách thức lao động, địa bàn cư trú của Người tinh khôn khác với Người tối cổ ở chỗ:
  19. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 19 [Type the document title] Người tối cổ Người tinh khôn Công cụ lao động rìu đá lưỡi cuốc và đồ dùng bằng gốm Cách thức lao động săn bắt trồng trọt và chăn nuôi Địa bàn cư trú hang động dựng lều, nhà ven sông, suối 3. Đời sống tinh thần của người nguyên thủy • Nêu đời sống tinh thần của người nguyên thủy? • Quan sát các hình 4.1, 4,10 và 4.11, hãy kể tên một số loại hình nghệ thuật thời nguyên thủy. Em ấn tượng với loại hình nghệ thuật nào nhất? Vì sao? Gợi ý Đời sống tinh thần của người nguyên thủy rất phong phú, trong đó nổi bật là đời sống tâm linh và nghệ thuật. Một số loại hình nghệ thuật thời nguyên thủy: • Hình 4.1: tranh bích họa động vật • Hình 4.10: làm đồ trang sức bằng vỏ trứng, đá điều • Hình 4.11: làm sáo bằng xương chim Trong các loại hình nghệ thuật trên, em ấn tượng nhất là làm sáo bằng xương chim. Bởi nó vừa thể hiện óc sáng tạo của loài người mà còn là phát minh đầu tiên của loài người dùng xương động vật để chế tác thành nhạc cụ. 4. Đời sống người nguyên thủy ở Việt Nam Dựa vào các hình từ 4.12 đến 4.17 và đọc thông tin, hãy nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân thuộc các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn.
  20. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 20 [Type the document title] Gợi ý Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân thuộc các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn là: • Văn hóa Hòa Bình: Chế tạo rìu ngắn, khắc hình trên vách hang Đồng Nội • Văn hóa Bắc Sơn: Chế tạo công cụ mài, chày và bàn nghiền thức ăn • Văn hóa Quỳnh Văn: dùng vỏ sò, vỏ điệp trang trí, chế tạo đồ gốm đáy nhọn. Luyện tập và vận dụng Câu 1 Vẽ sơ đồ tư duy về đời sống người nguyên thủy? Gợi ý
  21. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 21 [Type the document title] Câu 2 Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam Gợi ý Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam • Đời sống vật chất: o Người nguyên thủy đã có những bước tiến trong chế tạo công cụ đá và sáng tạo thêm nhiều công cụ, vật dụng mới. o Họ biết trồng trọt và chăn nuôi gia sức, quần tụ thành thị tộc, bộ lạc. • Đời sống tinh thần: o Biết làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, vỏ điệp. o Biết viết lên vách những hình mô tả cuộc sống. Câu 3. Qua các hình từ 4.3 đến 4.6, hãy nêu vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy. Từ đó, phát biểu cảm nhận của em về vai trò của lao động đối với bản thân, gia đình và xã hội ngày nay. Gợi ý
  22. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 22 [Type the document title] Lao động có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của người nguyên thủy. Từ rìu đá, con người đã biết chế tác thành lưỡi cuốc và đồ dùng bằng gốm để phục vụ sản xuất và sinh hoạt dễ dàng hơn. Từ việc chỉ biết săn bắt, con người dần dần biết cách chăn nuôi và trồng trọt. => Từ đó giúp con người tự tạo ra được lương thực, thức ăn cần thiết để đảm bảo cuộc sống của mình. Phát biểu cảm nghĩ: Theo em, lao động giúp con người tạo ra sản phẩm vật chất, tỉnh thân nuôi sống bản thân, gia đình, góp phân xây đựng xã hội phát triển. Nó giúp con người làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của chính mình, nó đem đến cho con người niềm vui, tìm thấy được ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Quan trọng hơn hết, lao động chính là phương tiện để mỗi người khẳng định được vị trí và sự có mặt của mình trong cuộc sống Do đó, mỗi người cân thấy được lao động là vinh quang, là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của bản thân, từ đó phải biết lao động tự giác, sáng tạo không ngừng, cải tiễn nâng cao năng suất lao động. Biết quý trọng giá trị đích thực của lao động, khi đó thi sự có mặt của bạn trong xã hội này mới thật sự ý nghĩa. BÀI 5: CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CUỐI THỜI NGUYÊN THỦY Câu hỏi mở đầu Năm 1989, một giáo sư khảo cổ học đã dẫn đầu đoàn thám hiểm, khai quật sâu vào vừng thung lũng Tim-na (phía nam I-xra-en). Sau đó, ông và các cộng sự đã phát hiện ở đây nhiều mỏ đồng và trại luyện kim với lò nung cùng nhiều hiện vật khác chưa từng thấy ở đâu trên thế giới trước đó, có niên đại khoảng thiên niên kỉ IV TCN.
  23. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 23 [Type the document title] Công cụ lao động bằng kim loại đã xuất hiện như thế nào? Điều này làm cho kinh kế, xã hội cuối thời nguyên thuỷ có những chuyển biến ra sao? Gợi ý - Đồng và sắt được phát hiện một cách ngẫu nhiên, tìm thấy từ những đám cháy, những thỏi đồng nóng chảy, vón cục là đồng đỏ (đồng nguyên chất) vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN. Sau đó người ta biết pha chế để tạo ra đồng thau. Sắt được phát hiện muộn hơn vào cuối thiên niên kỉ I TCN. - Những chuyển biến từ khi công cụ lao động bằng kim loại ra đời: + Trong thị tộc, đàn ông dần đảm nhiệm những công việc nặng nhọc nên có vai trò lớn và trở thành chủ gia đình. Con cái lấy theo họ cha. Đó là gia đình phụ hệ. Một số gia đình có xu hướng tách khỏi công xã thị tộc, đến những nơi thuận lợi hơn để sinh sống. Công xã thị tộc dần bị thu hẹp. + Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của cải dư thừa, xã hội dần có sự phân hóa người giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần tan rã. Loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước. Câu hỏi giữa bài 1. Sự phát hiện ra kim loại và chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy Quan sát các hình từ 5.1 đến 5.4 và đọc thông tin, hãy:
  24. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 24 [Type the document title] • Trình bày quá trình phát hiện ra kim loại vào cuối thời nguyên thủy • Nêu ra vai trò của kim loại đối với sản xuất và đời sống của con người cuối thời nguyên thủy. Gợi ý • Quá trình phát hiện ra kim loại vào cuối thời nguyên thủy: o Ban đầu, con người nhặt được những khối đồng nguyên chất (đồng đỏ) bị nóng chảy và vón cục lại. o Từ thiên niên kỉ IV TCN, con người phát hiện và chế tác công cụ lao đồng bằng đồng đỏ, đồng thau. o Đến cuối thiên niên kỉ II - đầu thiên niên kỉ I TCN, con người biết chế tác công cụ lao động bằng sắt. • Nhờ có kim loại đã giúp diện tích canh tác nông nghiệp ngày càng mở rộng => năng suất lao động tăng, sản phẩm không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa. 2. Chuyển biến về xã hội cuối thời nguyên thủy Quan sát sơ đồ hình 5.5, hãy:
  25. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 25 [Type the document title] o Nêu sự chuyển biến trong đời sống xã hội của người nguyên thuỷ khi kim loại xuất hiện. o Cho biết mối quan hệ giữa người với người trong xã hội có giai cấp có gì khác so với xã hội nguyên thuỷ. • Sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thuỷ ở phương Đông thể hiện như thể nào? Gợi ý • Quan sát hình 5.5 ta thấy: o Khi kim loại xuất hiện, đời sống xã hội của người nguyên thủy có sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội giai cấp. o Nếu như mối quan hệ giữa người và người trong xã hội nguyên thủy là quan hệ bình đẳng thì mối quan hệ giữa người và người trong xã hội có giai cấp là quan hệ bất bình đẳng. • Sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thuỷ ở phương Đông thể hiện: cư dân đã sinh sống và canh tác nông nghiệp ven các dòng sông lớn. Họ sống quây quần và gắn bó với nhau để cùng làm thủy lợi, sản xuất nông nghiệp -> mối quan hệ giữa người với người vẫn rất gần gũi, mật thiết. 3. Việt Nam cuối thời nguyên thủy Quan sát các hình từ 5.6 và 5.8 và đọc thông tin, hãy cho biết kinh tế Việt Nam cuối thời nguyên thủy có chuyển biến như thế nào? Gợi ý Cuối thời nguyên thuyrm những chuyển biến về kinh tế Việt Nam gắn liền với các nền văn hóa tiêu biểu như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Cụ thể: • Từ văn hóa Phùng Nguyên, người Việt cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau. • Đến văn hóa Đồng Đậu, đặc biệt là văn hóa Gò Mun, công cụ bằng đồng thau nhiều hơn về số lượng và chủng loại.
  26. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 26 [Type the document title] • Cuối thời nguyên thủy, con người dần chuyển xuống khai phá khu vực đồng bằng ven những dòng sông lớn (sông Hồng, sông Mã, sông Cả (sông Lam), ) Luyện tập và vận dụng Câu 1: Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy. Chuyển biến nào quan trọng nhất? Vì sao? Gợi ý Những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy: • Chuyển biến về kinh tế: Con người phát hiện ra kim loại và chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ, đồng thau và bằng sắt. • Chuyển biến về xã hội: Chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp. Riêng ở phương Đông, cư dân đã sinh sống quây quần và canh tác nông nghiệp nên mối quan hệ giữa người với người vẫn rất gần gũi, mật thiết. Trong đó, chuyển biến kinh tế là quan trọng nhất. Từ việc phát hiện ra kim loại, chế tác ra công cụ kim loại nên diện tích sản xuất và canh tác càng mở rộng, năng suất tăng cao, sản phẩm dư thừa => Xã hội có sự phân hóa thành người giàu và người nghèo. Câu 2: Khái quát những nét cơ bản về kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thời nguyên thủy. Gợi ý Những nét cơ bản về kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thời nguyên thủy: • Về kinh tế: Biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau, số lượng lớn hơn và phong phú hơn về chủng loại • Về xã hội: Con người dần chuyển xuống khai phá khu vực đồng bằng ven những con sông lớn và dần ổn định. Câu 3:
  27. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 27 [Type the document title] Kể tên một số vật dụng bằng kim loại hiện nay mà em biết. Từ đó, phát biểu suy nghĩa của em về ý nghĩa của việc phát hiện ra kim loại vào cuối thời nguyên thủy? Gợi ý • Một số vật dụng bằng kim loại hiện nay mà em biết: o Đồ dùng sản xuất: liềm, kìm, búa, cuốc, xẻng, cày, o Đồ dùng gia đình: xoong, nồi, chảo, thìa, dao o Đồ dùng công nghiệp: Các loại máy móc công nghiệp • Ý nghĩa của việc phát hiện ra kim loại vào cuối thời nguyên thủy: Có thể nói, việc phát hiện ra kim loại để làm công cụ lao động có ý nghĩa hết sức to lớn. Trước kia con người chỉ biết sử dụng đá để làm công cụ. Cho tới khoảng 4000 năm TCN, con người đã phát hiện ra đồng kim loại. Đồng kim loại rất mềm, nên chủ yếu dùng làm đồ trang sức. Sau đó họ biết pha đồng với thiếc và chì cho đồng cứng hơn, gọi là đồng thau. Từ đó, người ta đã đúc ra được các loại rìu, cuốc, thương giáo, lao, mũi tên, trống đồng,v.v Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt để làm lưỡi cày, cuốc, liềm, kiếm, dao găm, v.v Như vậy, nhờ có công cụ kim khí, con người có thể khai phá thêm đất hoang, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa
  28. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ - CÁNH DIỀU 28 [Type the document title] CHƯƠNG III: XÃ HỘI CỔ ĐẠI BÀI 6: AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ Câu hỏi mở đầu Vườn treo Ba-bi-lon (Lưỡng Hà) và quần thể kim tự tháp Gi-za (Ai Cập) là hai trong bảy kì quan thế giới cổ đại. Trong đó, quần thể kim tự tháp Gi-za vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Vậy cư dân Lưỡng Hà và cư dân Ai Cập đã xây dựng những công trình này như thế nào? Những thành tựu văn hóa chủ yếu của họ là gì? Gợi ý Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà dưới khả năng tính toán và sự sáng tạo tuyệt vời đã tạo nên những công trình kiến trúc vô cùng to lớn và đồ sộ. Những thành tựu chủ yếu của họ chủ yếu về nghệ thuật kiến trúc. Câu hỏi giữa bài 1. Điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà • Quan sát lược đồ hình 6.1 và đọc thông tin, hãy cho biết điều kiện tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.