Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 6 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Vui bước đến trường

pdf 6 trang thanhhuong 11680
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 6 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Vui bước đến trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_bai_day_am_nhac_6_chan_troi_sang_tao_chu_de_1_vui_b.pdf

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 6 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Vui bước đến trường

  1. BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 1: VUI BƯỚC ĐẾN TRƯỜNG Thời lượng: 4 tiết I. Mục tiêu: 1. Phẩm chất: - PC1: Tích cực chủ động tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng. - PC2: Luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập. 2. Năng lực chung: - NLC1: Biết chủ động trong học tập, biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành. - NLC2: Xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm. - NLC3: Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho. 3. Năng lực âm nhạc: - NLÂN1: Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất vui tươi hồn nhiên của bài Mùa khai trường. - NLÂN2: Biết sử dụng nhạc cụ tiết tấu gõ đệm cho bài Mùa khai trường. - NLÂN3: Nêu được các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc. - NLÂN4: Đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1 - NLÂN5: Nêu được những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước - NLÂN6: Nêu được cảm nhận và bộc lộ cảm xúc với bài hát Lên đàng. II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: File âm thanh bài hát Mùa khai trường, keyboard, sáo recorder, kèn phím, một số nhạc cụ đơn giản, loa, máy chiếu (nếu có), - HS: SGK, các nhạc cụ gõ đơn giản, III. Tiến trình dạy học A. Nội dung Hát Mục tiêu: PC1, PC2, NLC2, NLC3, NLÂN1 PP&KTDH: làm mẫu, trò chơi, vận động theo nhịp điệu (Dalcroze), chia nhóm, mảnh ghép, đặt câu hỏi, 1. Khởi động HĐ1: Trò chơi âm nhạc - GV cho HS quan sát và nhận biết âm hình tiết tấu (ta – ta – ta – a) với âm tùng tùng 1
  2. tùng. GV gõ và đọc mẫu, HS làm theo với các hình thức khác nhau: vỗ tay, giậm chậm, Tùng tùng tùng - GV đặt câu hỏi để HS phát biểu về những trải nghiệm đã từng được biết về âm thanh của tiếng trống; gợi ý HS nêu cảm xúc khi nghe tiếng trống trường. HĐ2: Nghe bài hát và nêu cảm nhận - GV hướng dẫn HS nghe và động theo nhạc bài Mùa khai trường, kết hợp ngẫu hứng trong vận động, sau đó nêu cảm nhận về tính chất của bài hát. Có thể cho nghe 1 đến 2 lần nhạc. 2. Khám phá (Hình thành kiến thức mới) HĐ3: Tìm hiểu bài hát - GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, đọc trong SGK, kết hợp với kiến thức mới được giới thiệu để nêu: + Bài hát được viết ở nhịp 2/4 (cho HS nêu lại ý nghĩa của nhịp 2/4). + Một số ký hiệu đã học trong bài như tên nốt nhạc, trường độ đã được học + Bài hát được viết ở hình thức 2 đoạn, tìm chỗ kết thúc đoạn 1 và bắt đầu của đoạn 2 - GV chỉ trên bản nhạc các chỗ chia câu hát và đánh dấu lấy hơi của bài để HS biết trước khi vào phần thực hành học hát. 3. Luyện tập – Thực hành HĐ4: Dạy bài hát - GV hướng dẫn HS học bài hát theo lối móc xích, tuỳ vào năng lực HS mà GV tổ chức các bước dạy học hát phù hợp. - GV cho HS vừa hát vừa kết hợp vận động để ghi nhớ bài hát, - GV lồng ghép giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS. 4. Vận dụng – Sáng tạo HĐ5: Sản phẩm âm nhạc - GV hướng chia nhóm và yêu cầu HS hát và vận động theo nhạc - GV yêu cầu HS tạo mẫu tiết tấu đơn giản để gõ đệm cho bài hát - GV yêu cầu HS trình diễn bài hát với hình thức đơn ca, tốp ca, 2
  3. v Đánh giá: - Mức độ 1: hát đúng giai điệu và lời ca bài hát - Mức độ 2: hát đúng giai điệu, lời ca bài hát và thể hiện cảm xúc - Mức độ 3: hát được với cá hình thức biểu diễn khác nhau B. Nội dung Nhạc cụ Mục tiêu: NLÂN2, NLC1, NLC2 PP&KTDH: thực hành, làm mẫu, trò chơi, nói theo nhịp điệu (Orff), nhạc cụ (Orff), đọc tiết tấu theo âm tiết (Kodaly), chia nhóm, mảnh ghép, 1. Khởi động HĐ1: Trò chơi âm nhạc Truyền tín hiệu - GV tổ chức theo nhóm, mỗi nhóm xếp 1 hàng dọc, GV vỗ lên vai bạn đứng cuối cùng ở mỗi nhóm theo mẫu tiết tấu (ta – um – ta – ta), (ta – ta – ti ti – ta) và các thành viên trong nhóm tiếp tục truyền tín hiệu đến bạn đầu hàng. Bạn đầu hàng sẽ dùng trống nhỏ gõ lại tiết tấu (tín hiệu) đã được nhận 2. Khám phá (Hình thành kiến thức mới) HĐ2: Quan sát và nhận xét - GV cho HS quan sát hai mẫu tiết tấu a, b và nhận xét điểm giống và khác của hai mẫu đó. Gợi ý so sánh: nhịp, hình nốt, sự sắp xếp trường độ, - GV hướng dẫn HS đọc tiết tấu theo âm tiết (ta – um – ta – ta), (ta – ta – ti ti – ta) để cảm nhận về tiết tấu. - GV tổ chức trò chơi nói theo nhịp điệu với mẫu tiết tấu bằng các câu nói đơn giản như: ta – um – ta – ta: Em thương thầy, Em mến cô, Em yêu bạn, ; ta – ta – ti ti – ta: Chúng ta là bạn thân, Tình bạn không phai nhoà, Em yêu mến trường em, 3. Luyện tập – Thực hành HĐ3: Luyện tập nhạc cụ gõ - GV hướng dẫn HS chơi các nhạc cụ gõ đơn giản theo tiết tấu, lưu ý cách chơi và đúng tư thế - GV hướng dẫn HS cách chơi body percussion theo tiết tấu Lưu ý: GV có thể linh hoạt sáng tạo mẫu tiết tấu phù hợp, quan sát sửa lỗi cho HS. HĐ4: Gõ đệm cho bài hát 3
  4. - GV sử dụng kĩ thuật chia nhóm, nhóm 1: trống con, nhóm 2: thanh phách, nhóm 3: body percussion, nhóm 4: hát. Thực hiện tuần tự theo lối ostinato để các em cùng gõ đệm cho bài hát. Sau đó, lần lượt thay đổi nhiệm vụ cho từng nhóm. 4. Vận dụng – Sáng tạo HĐ5: Sản phẩm âm nhạc - GV yêu cầu mỗi nhóm HS tạo những mẫu tiết tấu chơi nhạc cụ - GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để tổ chức cho HS biểu diễn âm nhạc v Đánh giá: - Mức độ 1: đọc được các mẫu tiết tấu - Mức độ 2: chơi được nhạc cụ theo mẫu tiết tấu - Mức độ 3: gõ đệm cho bài hát cùng bạn C. Nội dung Đọc nhạc + Lí thuyết âm nhạc Mục tiêu: NLÂN3, NLÂN4, NLC1, NLC2, NLC3, PC1, PP&KTDH: thực hành, làm mẫu, trò chơi, nốt nhạc bàn tay (Kodaly), đọc tiết tấu theo âm tiết (Kodaly), chia nhóm, hỏi và trả lời, mảnh ghép, 1. Khởi động HĐ1: Trò chơi âm nhạc Nghe và đoán tên nốt nhạc - GV dùng kèn phím (hoặc đàn phím, sáo recorder, các nhạc cụ định âm, ) đàn từng nốt và yêu HS nghe, đọc lại để ghi nhớ cao độ của các nốt từ Đô – Son. Sau đó, GV thực hiện đàn các nốt và HS nghe và trả lời tên nốt nhạc. - GV yêu cầu HS nghe các nốt cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ khác nhau và nhận biết đước các tính chất của các âm thanh đó. 2. Khám phá (Hình thành kiến thức mới) HĐ2: Tìm hiểu các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc (lồng ghép LTÂN) - Thông qua trò chơi âm nhạc nghe các nốt cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ khác nhau, GV lồng ghép giới thiệu cho HS về LTÂN về các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc: cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc. HĐ3: Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 1 - GV cho HS quan sát bản nhạc Bài đọc nhạc số 1 và nêu nhận xét về cao độ, tường độ, nhịp độ, ví dụ gợi ý: 4
  5. + Bài đọc nhạc viết ở giọng nào, nhịp nào? + Các cao độ, trường độ có trong bài? + Các chỗ cần ngắt hơi trong khi đọc nhạc? + 3. Luyện tập – Thực hành HĐ4: Luyện đọc gam Đô trưởng và âm hình tiết tấu - GV hướng dẫn HS đọc gam Đô trưởng, quãng hai theo mẫu, có thể kết hợp đọc với nốt nhạc bàn tay. GV sử dụng kèn phím để làm điểm tựa về cao độ cho HS. - GV hướng dẫn HS luyện đọc âm hình tiết tấu của Bài đọc nhạc số 1 theo âm tiết HĐ4: Thực hành đọc nhạc - GV hướng dẫn HS luyện đọc Bài đọc nhạc số 1. Tuỳ vào năng lực HS mà GV có thể chia làm hai câu nhạc hoặc bốn vế nhạc để hướng dẫn. GV sử dụng kèn phím (nhạc cụ định âm khác) để làm điểm tựa về cao độ cho HS. 4. Vận dụng – Sáng tạo HĐ5: Sản phẩm âm nhạc - GV có thể yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tạo mẫu tiết tấu gõ đệm cho bài đọc nhạc. v Đánh giá: - Mức độ 1: đọc được gam Đô trưởng - Mức độ 2: đọc được Bài đọc nhạc số 1 - Mức độ 3: gõ đệm cho Bài đọc nhạc số 1 cùng bạn D. Nội dung Thường thức âm nhạc + Nghe nhạc Mục tiêu: NLÂN5, NLÂN6, NLC1, NLC3, PC1, PC2 PP&KTDH: thực hành, trực quan, trò chơi, vận động theo nhịp điệu (Dalcroze), chia nhóm, hỏi và trả lời, khăn trải bàn, 1. Khởi động HĐ1: Trò chơi mảnh ghép - GV dùng hình ảnh một số nhạc sĩ in trên giấy A4 cắt thành 4 đến 8 miếng, chia nhóm và tổ chức cho các nhóm ghép lại hình ảnh. Nhóm nào thực hiện nhanh nhất thì sẽ chiến thắng. 2. Khám phá (Hình thành kiến thức mới) 5
  6. HĐ2: Tìm hiểu nhạc sĩ Lưu Hữu Phước - GV sử dụng kĩ thuật chia nhóm và khăn trải bàn để yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, gồm: tên gọi đầy đủ, nghệ danh, năm sinh, năm mất, sự nghiệp sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu, sau đó các nhóm cử đại diện lên trình bày. - GV đúc kết lại thông tin của các nhóm và nêu những nét cơ bản về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước để HS ghi nhớ. GV có thể chiếu những video clip về nhạc sĩ cho HS xem (nếu có) - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về bài hát Lên đàng, sau đó GV cho xem/ nghe clip/audio. 3. Luyện tập – Thực hành HĐ3: Nghe và vận động theo nhạc - GV mở nhạc trích đoạn bài Lên đàng và hướng dẫn HS vận động theo nhạc. - GV gợi ý để HS nêu cảm nhận về bài hát Lên đàng. Lồng ghép giáo dục phẩm chất yêu nước cho HS. 4. Vận dụng – Sáng tạo HĐ5: Sản phẩm âm nhạc - GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm sáng tạo mẫu vận động hoặc gõ đệm cho trích đoạn bài Lên đang, sau đó biểu diễn theo nhóm trước lớp. v Đánh giá: - Mức độ 1: nêu được những nét chinh trong sụ nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. - Mức độ 2: nghe và vận động theo trích đoạn nhạc Lên đàng - Mức độ 3: sáng tạo mẫu vận động hoặc gõ đệm theo trích đoạn nhạc E. Phần Góc âm nhạc GV có thể thực hiện theo nhóm hoặc từng cá nhân, thông qua các câu hỏi trong SGK để đánh giá năng lực HS sau khi học xong một chủ đề 6