Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa Lý Lớp 6 - Chủ đề: Xã hội cổ đại - Bài 6: Ai Cập cổ đại
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa Lý Lớp 6 - Chủ đề: Xã hội cổ đại - Bài 6: Ai Cập cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_lich_su_va_dia_ly_lop_6_chu_de_xa_hoi_co_da.pdf
Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa Lý Lớp 6 - Chủ đề: Xã hội cổ đại - Bài 6: Ai Cập cổ đại
- Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa Lý 6 CHỦ ĐỀ XÃ HỘI CỔ ĐẠI BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Trình bày được quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại - Kể tên được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Ai Cập cổ đại 2. Về năng lực: - Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác - Năng lực riêng: Biết quan sát, khai thác và sử dụng được thông tin của tư liệu lịch sử được sử dụng trong bài học. 3. Về phẩm chất: - Trách nhiệm: có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá của các dân tộc Ai Cập. - Nhân ái: tôn trọng sự đa dạng văn hoá của các dân tộc Ai Cập. II. Thiết bị dạy học và học liệu - SGK và các tài liệu, hình ảnh công cụ bằng đồ sắt; Máy tính, Tivi/bảng Smart Note book. - Môi trường dạy học: Lớp học/phòng tương tác. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Sử dụng hình ảnh mặt nạ vua Tutankhamun để đặt được câu hỏi về vua Tutankhamun của Ai Cập. b. Nội dung: GV giới thiệu mặt nạ vàng vua Tutankhamun và yêu cầu HS Đặt câu hỏi liên quan đến hiện vật theo kĩ thuật 5W1H. c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động GV- HS Sản phẩm học tập dự kiến B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: Phiếu học tập số 1 GV giới thiệu mặt nạ vàng vua Tutankhamun và yêu cầu HS Đặt câu hỏi liên quan đến hiện vật theo kĩ thuật 5W1H. Mặt nạ vua Tutankhamun trưng bày tại bảo tàng thành phố Cairo - Ai Cập Page 1
- Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa Lý 6 B2: HS thực hiện nhiệm vụ: Hs xem quan sát hình và đặt câu hỏi liên quan đến mặt nạ vua Tutankhamun B3: HS Báo cáo, thảo luận: GV mời Hs lên trình bày phiếu học tập số 1 B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV đánh giá bằng nhận xét dựa trên sản phẩm, giới thiệu cụ thể mặt nạ vua Tutankhamun và căn cứ vào các câu hỏi HS đặt ra khi tìm hiểu vềvua Tutankhamun để khái quát và dẫn dắt vào bài học. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nội dung 1: QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC AI CẬP CỔ ĐẠI a. Mục tiêu: HS trình bày được quá trình thành lập nhà nước Ai Cập b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát lược đồ tranh ảnh để trả lời các câu c. Sản phẩm: Trình bày được quá trình thành lập nhànước Ai Cập. Lí giải được quá trình thống nhất nhà nước Ai Cập là bằng chiến tranh. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động GV- HS Sản phẩm học tập dự kiến B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: Cư dân Ai Cập cổ đại cư trú ở Nhiệm vụ 1: Cho Hs đọc thông tin sách giáo vùng lưu vực sông Nile. Họ sống theo khoa, quan sát sơ đồ quá trình xuất hiện công cụ bằng từng công xã, gọi là Nôm. kim loại và quan sát các kênh hình 5.2 đến 5.4 SGK Từ thiên niên kỉ IV, các Nôm trang 27,28, cho biết: miền Bắc hợp thành Hạ Ai Cập, các Nôm miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập. Khoảng năm 3000 TCN, vua Namer, hay vua Menes theo huyền thoại, đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập. Nhà nước Ai Cập ra đời. GV tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi sgk Page 2
- Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa Lý 6 Dựa vào hình 6.4 và thông tin ở phần II, em hãy: - Trình bày quá trình thành lập nhà nước Ai Cập. - Quá trình thống nhất nhà nước Ai Cập bằng chiến tranh được thể hiện như thế nào trên phiến đá Na-mơ? Gv gợi ý: - Cư dân Ai Cập cổ đại cư trú ở đâu? - Họ sống riêng lẻ từng gia đình hay trong một cộng đồng? Họ tập hợp thành hai vùng cư trú chủ yếu là vùng nào? - Tại sao phiến đá Namer lại cho chúng ta ít nhiều những thông tin về quá trình thống nhất này? - Những chi tiết nào trên phiến đá nói lên chiến tranh? (Hình ảnh người đàn ông chỉ tay vào một người đang quỳ xuống bên dưới – mặt 1, hình ảnh người đàn ông dẫn đầu một hàng quân có vũ khí – mặt 2). B2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS Nhận nhiệm vụ và triển khai hoạt động B3: HS Báo cáo, thảo luận: Hs đại diện trình bày B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Gv bổ sung và nhận xét Nội dung 2: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU a. Mục tiêu: Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập và trân trọng những cống hiến mang tính tiên phong của nhân loại và bảo vệ những giá trị văn hoá của nhân loại. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát lược đồ tranh ảnh để trả lời các câu c. Sản phẩm: Vẽ được sơ đồ tư duy thể hiện những thành tựu và lý giải được thành tựu ấn tượng nhất d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động GV- HS Sản phẩm học tập dự kiến B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho Phiếu học tập số 2 HS thảo luận nhóm thực hiện 3 nhiệm vụ Hằng năm, nước sông Nile dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xoá nhoà, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích. Vì vậy, họ rất giỏi về hình học. Nhiệm vụ 1: Yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy về những thành tựu của Ai Cập (phiếu học tập số 2) Page 3
- Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa Lý 6 Nhiệm vụ 2: Tại sao hình học lại phát triển ở Ai Cập cổ đại? GV có thể mở rộng thêm về kĩ thuật ướp xác của người Ai Cập, Vườn treo Babilon, B2: HS thực hiện nhiệm vụ: Hs thảo luận, thực hiện nhiệm vụ B3: HS Báo cáo, thảo luận: Gv mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Gv nhận xét tinh thần làm việc và chuẩn hóa kiến thức. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Ai cập cổ đại b. Nội dung: GV hướng dẫn cho HS hoàn thành bài tập sgk c. Sản phẩm: Trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động GV- HS Sản phẩm học tập dự kiến B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: HS có thể trả lời Nhiệm vụ 1: Gv tổ chức hoạt động cá nhân: dựa theo cách hiểu của mình: Em hiểu thế nào về câu nói của sử gia Hy Lạp cổ “Ai Cập là tặng phẩm của sông đại Hê-rô-đốt (Herodotus): “Ai Cập là quà tặng của Nile”. Sông Nile cung cấp lương thực, sông Nile”? thực phẩm cho người dân Ai Cập. Nhiệm vụ 2: Gv tổ chức hoạt động cặp đôi:Cho Không có sông Nile sẽ không có Ai 2 cặp đôi(nam và nữ) đại diện lên bảng trả lời các câu Cập như chúng ta được biết ngày nay. hỏi sau: Nhiệm vụ 2: - Tên loại cây dùng để làm giấy ở Ai Cập cổ đại? Papyrus - Một trong những kĩ thuật của người Ai Cập đến Kỹ thuật ướp xác nay các nhà khoa học vẫn đang tìm lười giải? Hình học - Người Ai Cập giỏi hình học hay số học? Giza - Kim tự tháp nào lớn nhất ở Ai Cập? B2: HS thực hiện nhiệm vụ: 2 cặp đôi cùng thảo luận và đưa ra câu trả lời. B3: HS Báo cáo, thảo luận: Cặp đôi nào dơ tay nhanh sẽ được trả lời B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Gv nhận xét tinh thần làm việc và chuẩn hóa kiến thức. Trao quà cho cặp đôi trả lời được nhiều câu hỏi hơn. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Học sinh viết được bài giới thiệu một thành tựu văn hoá của người Ai Cập mà em yêu thích b. Nội dung: Học sinh làm việc cá nhân, viết một đoạn văn bằng vốn từ và sự cảm nhận của cá nhân hs c. Sản phẩm: Bài viết. Page 4
- Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa Lý 6 d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động GV- HS Sản phẩm học tập dự kiến B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: Phiếu học tập số 3 - Em hãy viết một đoạn văn giới thiệu về 1 thành tựu văn hóa của người Ai Cập mà em thích nhất. B2: HS thực hiện nhiệm vụ: Hs viết bài B3: HS Báo cáo, thảo luận: GV mời 1 hs đọc bài viết của mình B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Cho các em hs nhận xét. GV nhận xét 5. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng (Không yêu cầu HS tìm tòi mở rộng) 6. Các phụ lục. Phiếu học tập số 1 Page 5
- Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa Lý 6 Phiếu học tập số 2 Phiếu học tập số 3 Page 6