Thuyết minh Bài giảng E-learning Địa lí Lớp 6 - Bài: Cấu tạo bên trong của Trái Đất - Nguyễn Nhật Khánh

doc 11 trang minhanh17 10/06/2024 3480
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh Bài giảng E-learning Địa lí Lớp 6 - Bài: Cấu tạo bên trong của Trái Đất - Nguyễn Nhật Khánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docthuyet_minh_bai_giang_e_learning_dia_li_lop_6_bai_cau_tao_be.doc

Nội dung text: Thuyết minh Bài giảng E-learning Địa lí Lớp 6 - Bài: Cấu tạo bên trong của Trái Đất - Nguyễn Nhật Khánh

  1. BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING I. THÔNG TIN CÁ NHÂN - Tác giả: NGUYỄN NHẬT KHÁNH - Điện thoại: 0985 436 890 - Email: nnkhanh.c2ttpl.pl@hue.edu.vn - Tên sản phẩm: Cấu tạo bên trong của Trái Đất - Tên môn: Địa lí 6 - Tên trường: Trung học cơ sở Thị Trấn Phú Lộc - Địa chỉ trường: Thị Trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. II. PHẦN THUYẾT MINH 1. Lý do chọn phần mềm Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục rất là cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp v v. thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội kiến thức của bài tốt. Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn này. Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Powerpoint, Violet, Adobe presenter, Trí Việt E - Learning v v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. Tôi thấy phần mềm Trí Việt E - Learning dễ sử dụng và ưu điểm tốt: + Giao diện đẹp, rất dễ sử dụng. + Tích hợp với Word và Power Point (hai phần mềm mà giáo viên cả nước đang sử dụng) nên rất quen thuộc và thân thiện với người dùng. + Hỗ trợ tương tác giữa giáo viên và học sinh trong bài giảng, khắc phục điểm yếu về tương tác giữa người dạy và người học của phần mềm Power Point. + Có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ; có thể ghi lại lời giảng, bài chèn các câu hỏi tương tác, chèn các hình ảnh, video, bản flash dễ dàng. + Có thể đóng gói theo chuẩn E-learning. 1
  2. 2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử: - Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập. - Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập. - Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc. 2.1. Trình bày bài giảng: - Màu sắc các slide không lòe loẹt và không rối mắt người học. - Chữ trình bày rõ ràng theo font Arial và tập trung 2 màu đen và xanh trên nền trắng, chữ đủ to, rõ. - Mỗi slide đều có nội dung chủ đề. - Mỗi bài tập đều có thống kê kết quả và nút lệnh kiểm tra kết quả để người học đối chiếu để xem mình trả lời đúng hay sai. 2.2. Kĩ năng Multimedia: - Các slide đều có sử dụng Audio để giảng bài và hướng dẫn giúp người học sử dụng đa kênh trong học tập (nghe, xem, thực hành ) - Có hình ảnh trong các bài tập, các video minh họa cho các nội dung kiến thức của bài học. - Công nghệ: Đóng gói theo chuẩn HTML 5 của thể lệ quy định. Sản phẩm thân thiện khi sử dụng trong môi trường học tập online hoặc offline rất phù hợp trong tình hình học tập hiện nay của Việt Nam. 2.3. Nội dung các câu hỏi của GV: Các câu hỏi GV đưa ra ở đây mang tính gợi mở, hướng dẫn, củng cố nội dung bài học. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung giáo viên đưa ra cho học sinh làm trong thời gian nhất định sau đó giáo viên đưa ra kết quả cho học sinh so sánh với bài làm của học sinh đã làm. Sử dụng đa dạng các kiểu tương tác và khai thác triệt để tính ưu việt của phần mềm cũng như các phần mềm hỗ trợ thực hiện các ý đồ thiết kế tăng khả năng tự học của người học. 3. Tóm tắt bài giảng Mục tiêu và STT Nội dung trình chiếu ý tưởng thiết kế - Trang mở đầu giới thiệu những Slide 1: thông tin liên Giới quan đến giáo thiệu bài viên và tên bài giảng giảng, kết hợp với âm thanh nhạc nền. 2
  3. Slide 2: Giới Giới thiệu bài thiệu bài mới: Cấu tạo bên mới trong của Trái Đất. Slide 3: Mục tiêu Nêu mục tiêu bài học yêu cầu của bài học. Nêu nội dung Slide 4: cấu trúc của bài Cấu trúc học. của bài học Giới thiệu các Slide 5: phương pháp Phương nghiên cứu cấu pháp tạo bên trong của nghiên Trái Đất, kèm cứu theo file flash mô tả sóng địa chấn. 3
  4. Cho HS quan sát hình ảnh và xác Slide 6: định được 3 lớp Các lớp cấu tạo. Rèn kĩ cấu tạo năng quan sát vị trí các lớp từ hình vẽ. Cho HS quan sát hình ảnh về lớp vỏ, lớp trung Slide 7: gian, lớp lõi. Dựa Hướng vào các hình ảnh dẫn hoàn yêu cầu HS hoàn thành thành bài tâp. bảng Rèn kĩ năng xác định độ dày các lớp từ hình vẽ. Giáo viên chuẩn xác kiến thức về Slide 8: đặc điểm lớp vỏ Lớp vỏ kèm theo hình Trái Đất ảnh minh họa về độ dày, trạng thái lớp vỏ. Giáo viên chuẩn xác kiến thức về Slide 9: đặc điểm lớp Lớp trung gian kèm trung theo hình ảnh gian minh họa về độ dày, trạng thái lớp trung gian. 4
  5. Giáo viên chuẩn xác kiến thức về Slide 10: đặc điểm lớp lõi Lớp lõi kèm theo hình (nhân) ảnh minh họa về độ dày, trạng thái lớp lõi. Bảng đặc điểm Slide 11: các lớp cấu tạo Tổng bên trong của hợp bảng Trái Đất kèm các lớp theo nhận xét cấu tạo bảng của giáo viên. Học sinh trả lời Slide 12: câu hỏi trắc Trang nghiệm, kèm câu hỏi hình ảnh và nhạc tương tác nền. Giáo viên giới thiệu mục 2: Cấu tạo của lớp vỏ Slide 13: Trái Đất. Cho Cấu tạo HS quan sát hình lớp vỏ ảnh và tư liệu bổ sung về lớp vỏ Trái Đất. 5
  6. Slide 14: GV chuẩn xác Nội dung nội dung cấu tạo cấu tạo lớp vỏ lớp vỏ HS tương tác với file flash tự nhận xét về sự chuyển Slide 15: động của các địa Kiến tạo mảng, giáo viên mảng giới thiệu về thuyết kiến tạo mảng GV cho HS quan Slide 16: sát hình để thấy Sự thay được sự thay đổi đổi của của lớp vỏ theo lớp vỏ. thời gian. GV cho HS quan sát lược đồ, yêu Slide 17: cầu xác định các Xác định mảng kiến tạo các mảng chính. Rèn kĩ kiến tạo năng xác định chính các mảng kiến tạo chính trên bản đồ. 6
  7. Video giới thiệu Slide: 18 7 mảng kiến tạo Các chính, HS đối mảng chiếu các mảng kiến tạo kiến tạo chính chính vừa xác định. GV cho HS xem video sự chuyển Slide 19: động của các Nguyên dòng đối lưu nhân manti, HS tự rút chuyển ra được nguyên động nhân chuyển động của các mảng kiến tạo. GV cho HS xem video các kiểu Slide: 20 tiếp xúc mảng, từ Các kiểu đó HS rút ra tiếp xúc được có 2 kiểu mảng tiếp xúc mảng chính. GV cho HS xem Slide 21: video, HS rút ra Hình được các kiểu thành núi tiếp xúc mảng ngầm, hình thành núi núi lửa ngầm, núi lửa. 7
  8. Slide 22: GV cho HS xem Video các hình ảnh, động đất, video về động núi lửa đất, núi lửa. Slide 23: GV cho HS quan Video sát video các các hình hình ảnh trên lớp ảnh trên vỏ Trái Đất, yêu lớp vỏ cầu HS rút ra vai Trái Đất. trò của lớp vỏ. Slide 24: GV chuẩn xác Nội dung nội dung vai trò vai trò lớp vỏ lớp vỏ Học sinh làm bài Slide 25: tập điền khuyết, Trang kèm hình ảnh, câu hỏi nhạc nền hướng tương tác dẫn kéo thả. 8
  9. GV cho HS quan sát các hình ảnh về ô nhiễm môi trường, hiệu ứng Slide 26: nhà kính, biến Trái Đất đổi khí hậu HS nóng lên nhận thấy được tình trạng nóng lên của Trái Đất GV cho HS quan sát các hình ảnh, Slide: 27 yêu cầu rút ra Hành được hành động động của của bản thân. học sinh Tích hợp giáo dục môi trường. Slide: 28 Trang thông điệp Hãy bảo vệ Trái Đất chung kèm video bài tay bảo hát Hãy giữ hành vệ Trái tinh xanh – Hà Đất. Mai Tân Giáo viên tổng Slide: 29 kết nội dung bài Trang học bằng bản đồ bản đồ tư tư duy, kèm hình duy ảnh. 9
  10. Slide 30: GV hướng dẫn Hướng HS tự học theo dẫn tự hệ thống câu hỏi học Slide 31: Lời cảm ơn và Lời cảm hẹn gặp lại bài ơn giảng sau. Slide 32: Các tư liệu tham Các tư khảo để sử dụng liệu tham trong bài giảng. khảo III. KẾT LUẬN. Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, giải quyết vấn đề, phân tích kênh hình, kênh chữ . Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm bắt được bài học một cách dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua bài hát cũng như các câu hỏi trắc nghiệm được đánh giá bằng điểm số giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức. 10
  11. Để bài giảng của tôi được tốt hơn nữa chúng tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để chúng tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Thị Trấn Phú Lộc, tháng 12 năm 2016 Người thực hiện Nguyễn Nhật Khánh 11